tái sử dụng nước thải

Xu hướng tái sử dụng nước thải

Nguồn nước sạch đang ngày một khan hiếm do sự suy thoái và ô nhiễm ngày một gia tăng. Nguyên nhân của sự ô nhiễm này là từ các hoạt động xả nước thải ra môi trường ngày một nhiều. Trước tình hình đó, nhà nước cũng đang dần quan tâm đến việc nâng cao hiệu suất sử dụng nước và tăng cường tái sử dụng nước thải, đặc biệt là ở những khu vực bị hạn chế về nguồn nước sạch.

Xu hướng tái sử dụng nước thải hiện nay

Tái sử dụng nước thải mang đến nhiều lợi ích về kinh tế và cả xã hội như:

  • Lợi ích về kinh tế: Tái sử dụng nước thải sẽ giúp tiết kiệm được chi phí thu gom và xử lý nước thải, giảm chi phí xả thải và chi phí chuyển nước thải thành nguồn nguyên liệu đầu vào thứ cấp, giảm chi phí cấp nước sạch đầu vào.
  • Lợi ích về xã hội: Tái sử dụng nước thải giúp giảm các chi phí y tế liên quan đến nước thải gây ra cho sức khỏe, giúp cải thiện điều kiện sống và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường…

Với những lợi ích nêu trên, nhu cầu tái sử dụng nước thải đang dần trở thành xu hướng. Đặc biệt là trong những năm gần đây, tại các tỉnh và thành phố lớn của Việt Nam như Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận… đã tận dụng nước thải sau quá trình xử lý đạt chuẩn để tưới cây.

tái sử dụng nước thải

Thêm vào đó, ghi nhận trong nhiều hồ sơ các doanh nghiệp sản xuất giấy, sản xuất đường, nhiệt điện, khai thác chế biến khoáng sản… gửi về cho Bộ TN&MT đề nghị cấp phép xả nước thải vào nguồn nước cũng có đề cập đến việc tái sử dụng nước thải cho nhiều hoạt động như tưới cây và tưới rửa đường trong khuôn viên nhà máy; rửa nguyên liệu; vệ sinh thiết bị; tưới ẩm than; tro xỉ,… Điều này đã cho thấy các doanh nghiệp đã có nhận thức hơn về vấn đề tái sử dụng nước thải sau xử lý.

Nhằm khuyến khích doanh nghiệp cũng như nhà máy tái sử dụng nước thải sau xử lý, Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách khuyến mãi ưu đãi đối với hoạt động tái sử dụng nước thải như Luật Tài nguyên nước năm 2012, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Luật Chăn nuôi năm 2018.

Và để việc tái sử dụng nước thải mang lại hiệu quả, các quy định cũng đã được ban hành như: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu, trong đó, nêu những nguyên tắc chung cho việc tái sử dụng nước thải; Nghị định số 54/2015/NĐ-CP ngày 8/6/2015 quy định rõ các ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, bao gồm hoạt động tái sử dụng nước…

Các loại nước thải nào có thể tái sử dụng?

Hầu hết các loại nước thải sau khi xử lý đạt các quy chuẩn kỹ thuật của gia của loại hình nước thải đó đều có thể tái sử dụng, điển hình như: Nước thải đô thị, nước thải sinh hoạt, nước thải dệt nhuộm/dệt may, nước thải công nghiệp, nước thải chăn nuôi, nước thải thực phẩm, nước thải xi mạ/điện tử…

Theo đó, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải quy định 2  giá trị tối đa cho phép xả thải (giá trị C) của nước thải sau xử lý là Cột A và Cột B:

  • Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm tối đa có trong nước thải khi xả thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
  • Cột B quy định giá trị C  của các thông số ô nhiễm tối đa có trong nước thải khi xả thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Minh họa: Bảng dưới đây là giá trị tối đa cho phép xả thải (giá trị C) của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp (theo QCVN 40:2011/BTNMT):

TT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 Nhiệt độ oC 40 40
2 Màu Pt/Co 50 150
3 pH 6 đến 9 5,5 đến 9
4 BOD5 (20oC) mg/l 30 50
5 COD mg/l 75 150
6 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 100
7 Asen mg/l 0,05 0,1
8 Thuỷ ngân mg/l 0,005 0,01
9 Chì mg/l 0,1 0,5
10 Cadimi mg/l 0,05 0,1
11 Crom (VI) mg/l 0,05 0,1
12 Crom (III) mg/l 0,2 1
13 Đồng mg/l 2 2
14 Kẽm mg/l 3 3
15 Niken mg/l 0,2 0,5
16 Mangan mg/l 0,5 1
17 Sắt mg/l 1 5
18 Tổng xianua mg/l 0,07 0,1
19 Tổng phenol mg/l 0,1 0,5
20 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 5 10
21 Sunfua mg/l 0,2 0,5
22 Florua mg/l 5 10
23 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10
24 Tổng nitơ mg/l 20 40
25 Tổng phốt pho (tính theo P ) mg/l 4 6
26 Clorua

(không áp dụng khi xả vào nguồn nước mặn, nước lợ)

mg/l 500 1000
27 Clo dư mg/l 1 2
28 Tổng hoá chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ mg/l 0,05 0,1
29 Tổng hoá chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ mg/l 0,3 1
30 Tổng PCB mg/l 0,003 0,01
31 Coliform vi khuẩn/100ml 3000 5000
32 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1
33 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0

Các loại nước thải kể trên sau khi được xử lý có thể tái sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu và mong muốn của doanh nghiệp, ví dụ như: Chăm sóc cảnh quan, tẩy rửa, tưới cây trồng, nuôi trồng thủy sản, rửa nguyên liệu…

Một số hệ thống màng lọc giúp tái sử dụng nước thải

Có 3 hệ thống màng lọc xử lý nước thải được đánh giá là có hiệu quả trong xử lý các chất ô nhiễm để nước thải sau xử lý có thể tái sử dụng là:

Hệ thống màng lọc MBR

Ưu điểm của màng lọc MBR là có thể thiết kế dưới dạng mô-đun, do đó có thể tùy chỉnh kích cỡ phù hợp cho từng quy mô hệ thống xử lý nước thải khác nhau. Thêm vào đó, cấu tạo của màng lọc này còn được phủ một lớp Polyme chống thấm nước nên có tuổi thọ sử dụng khá cao, giúp hệ thống xử lý nước thải vận hành ổn định trong thời gian dài.

tái sử dụng nước thải
Màng lọc MBR

Nước thải sau khi xử lý bằng hệ thống màng lọc MBR có thể dùng cho các hoạt động như tưới cây, vệ sinh…

Tham khảo: Ưu nhược điểm khi sử dụng hệ thống lọc MBR

Hệ thống màng siêu lọc UF

Công dụng chính của hệ thống màng siêu lọc UF là tách các chất rắn lơ lửng và huyền phù ra khỏi nước thải bằng cách áp dụng công nghệ màng với kích thước các lỗ màng siêu nhỏ, từ 20nm – 5µm dưới tác động của áp suất thấp.

Nước thải sau khi xử lý bằng hệ thống màng siêu lọc UF có thể dùng cho các hoạt động như rửa xe, tưới tiêu cây trồng…

Ngoài ra, hệ thống màng lọc UF còn được dùng làm bước đệm cho hệ thống lọc RO phía sau (nếu có).

Hệ thống màng thẩm thấu ngược RO

Màng lọc thẩm thấu ngược RO trong hệ thống xử lý nước thải được dùng để loại bỏ vi khuẩn, các hợp chất hữu cơ có trọng lượng phân tử thấp và các ion trong nước bằng công nghệ màng với kích thước lỗ lọc siêu nhỏ, chỉ từ 0.1nm – 1nm, dưới tác động áp suất cao.

Hệ thống màng thẩm thấu ngược RO có khả năng xử lý nước thải rất hiệu quả nên thường được áp dụng cho các dự án có yêu cầu cao về chất lượng nước thải sau xử lý, ví dụ như tái sử dụng nước thải sau xử lý bằng hệ thống RO để làm nước cấp công  nghiệp.

Mỗi hệ thống màng lọc đều có ưu nhược điểm và hiệu quả xử lý nước thải khác nhau. Tùy vào nhu cầu và nguồn chi phí mà doanh nghiệp lựa chọn hệ thống màng lọc phù hợp. Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu có bất kỳ khó khăn nào trong quá trình xử lý nước thải, bạn hãy liên hệ Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký