Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện vừa và lớn thường rơi vào tình trạng quá tải làm giảm hiệu suất xử lý, khiến nước thải đầu ra không đạt tiêu chuẩn, tăng mức độ ô nhiễm môi trường. Vậy làm thế nào để tăng hiệu suất xử lý cho các hệ thống xử lý nước thải quá tải? Cùng Biogency tìm hiểu rõ hơn.
Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện khó xử lý vì thành phần nước thải phức tạp, nguy hiểm, thông số ô nhiễm ở mức cao, chứa lượng lớn các vi khuẩn, vi trùng gây ra nhiều mầm bệnh như Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại ký sinh trùng, amip, nấm… Mặt khác, nước thải bệnh viện còn chứa các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ. Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh…
Chính vì vậy, để xử lý nước thải bệnh viện triệt để cần đầu tư áp dụng công nghệ xử lý nước thải tiên tiến nhất là với các bệnh viện lớn, lượng nước thải ở ngưỡng cao. Đặc biệt vì thành phần nước thải bệnh viện chủ yếu là các hợp chất hữu cơ, do đó công nghệ áp dụng sẽ ưu tiên công nghệ xử lý sinh học vừa hiệu quả, chi phí thấp lại an toàn. Bên cạnh công nghệ truyền thống Aerotank truyền thống, một số công nghệ xử lý nước thải bệnh viện hiện đại thông dụng có thể kể đến như công nghệ AAO, MBR, MBBR…
Công nghệ AAO trong hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Công nghệ MBR trong hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Công nghệ MBBR trong hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Cách tăng hiệu suất cho hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Có nhiều nguyên nhân làm giảm hiệu suất của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện bằng phương pháp sinh học như vi sinh thiếu hụt dinh dưỡng, tính chất nước thải nhiều chất độc, tải trọng nước thải lớn… Lúc này hệ thống xử lý nước thải sẽ phát ra các dấu hiệu báo hiệu hiệu suất xử lý có vấn đề như hệ thống có mùi hôi nặng hơn, nổi bọt trắng hoặc nâu ở các bể, bùn ít kèm nước đục, bùn khó lắng, khi phân tích đầu ra thì các chỉ tiêu như BOD, COD, TSS, Amonia… đều không đạt.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, thực trạng của từng hệ thống mà phương án khắc phục sự cố sẽ khác nhau, từ đó mới tăng được hiệu suất xử lý nước thải cho toàn hệ thống. Trong đó sử dụng men vi sinh là cách mang lại hiệu quả cao, dễ dàng thực hiện, chi phí thấp, không tốn nhân công đang được ưa chuộng tại nhiều hệ thống. Men vi sinh được lựa chọn là bộ đôi nhập khẩu từ Mỹ là Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1.
Trong đó Microbe-Lift IND với hơn 13 chủng vi sinh được tích hợp, hoạt động mạnh gấp 5-10 lần vi sinh thường có công dụng tăng hiệu suất xử lý của hệ thống nhờ:
- Giảm BOD, COD, TSS.
- Giảm hiện tượng vi sinh bị chết do tải lượng đầu vào tăng cao.
- Phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải sau khi bị sự cố.
- Tăng cường quá trình khử Nitrat, do chứa chủng vi sinh Khử Nitrat Pseudomonas sp giúp giảm Nitơ tổng, Ammonia, Nitrit, Nitrat.
- Tăng cường quá trình phân hủy sinh học của toàn hệ thống.
- Giảm mùi hôi và giảm lượng bùn thải.
Đối với các bệnh viện có hàm lượng Nitơ, Amonia ở mức cao (Tham khảo cách giảm Amonia trong nước thải bệnh viện) sẽ bổ sung thêm men vi sinh Microbe-Lift N1 có khả năng xử lý với hàm lượng lên đến 1.500mg/l.
Ưu điểm của men vi sinh Microbe-Lift:
- Hiệu quả xử lý thấy rõ sau 2-4 tuần sử dụng
- Men vi sinh kích hoạt nhanh, không cần ngâm ủ
- Không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, dễ sử dụng, dễ bảo quản
Tham khảo: Lưu ý khi lắp đặt hệt thống xử lý nước thải bệnh viện
Tùy thuộc mức độ ô nhiễm, đặc điểm của từng hệ thống mà liều lượng sử dụng men vi sinh sẽ khác nhau. Hiện men vi sinh Microbe-Lift đang được phân phối độc quyền tại thị trường Việt bởi Biogency. Để được hỗ trợ tư vấn sản phẩm cũng như phương án xử lý thực tế, liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0909 538 514
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh