Tảo giáp nở hoa trong ao nuôi tôm, làm sao để xử lý?

Tảo giáp nở hoa trong ao nuôi tôm, làm sao để xử lý?

Tảo giáp nở hoa là hiện tượng khá phổ biến, nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ra thiệt hại kinh tế nặng nề cho bà con nuôi trồng thuỷ sản, điển hình là nuôi tôm. Bài viết này bà con cùng Biogency tìm hiểu chi tiết hơn về loại tảo độc này cũng như hướng xử lý hiệu quả khi phát hiện “tảo nở hoa” trong ao tôm.

Tảo giáp là gì? Đặc điểm của tảo giáp

Tảo giáp là một trong số các loại tảo độc (chứa các chất độc như saxitoxin, okadaic acid, brevetoxin…), chủ yếu tồn tại ở dạng đơn bào, quan sát dưới kính hiển vi có màu nâu hoặc đỏ sẫm, dạng hình sợi, có roi (nên tảo giáp còn được gọi là tảo 2 roi), chúng di chuyển rất nhanh nhờ hệ thống tiên mao xung quanh cơ thể. Hiện có trên 550 giống ngành tảo giáp, gồm 4000 loài, phân bổ nhiều ở biển, nước ngọt chiếm khoảng 220 loài, một số loài tảo giáp thường gặp trong ao là Gymnodinium sp., Peridium sp., Ceratium sp., Protoperidinium sp., Alexandrium sp…

Đặc điểm nhận diện ao có tảo giáp:

  • Màu nước ao đỏ hoặc nâu đỏ.
  • Ao có mùi hôi vì tảo giáp sản sinh các chất hữu cơ gây mùi.
  • Độ pH trong ao thay đổi trong ngày, có sự dao động lớn giữa ngày và đêm.
  • Tôm nổi đầu vào ban đêm hoặc sáng sớm.
  • Tôm thay đổi tập tính sáng (ban đêm chìm xuống đáy ao phát sáng).
Tảo giáp nở hoa trong ao nuôi tôm, làm sao để xử lý?
Tảo giáp.

Tảo giáp nở hoa ảnh hưởng gì đến ao nuôi tôm?

Tảo giáp là loại tảo độc, khi số lượng các tế bào tảo giáp vượt quá 100.000/ml được gọi là hiện tượng “tảo nở hoa”. Điều này đồng nghĩa lượng độc tố tảo giáp tiết ra trong ao sẽ cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôm. Cụ thể:

Tôm thiếu oxy, nổi đầu

Khi tảo cạnh tranh oxy với tôm, thiếu hụt oxy dẫn đến việc tôm bơi về phía bề mặt nước để hô hấp còn gọi là hiện tượng tôm nổi đầu. Tảo phát triển mạnh vào buổi sáng và buổi tối, do đó đây là 2 thời điểm thường xảy ra hiện tượng tôm nổi đầu. Tình trạng này kéo dài tôm lờ đờ, thậm chí là chết.

Tảo giáp nở hoa gây ra nhiều loại bệnh trên tôm

Tảo giáp có vách tế bào cứng, khi tôm ăn phải sẽ dễ làm tôm đầy bụng, khó tiêu, không tiêu, nghẽn đường ruột, ruột đứt khúc, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột.

Tảo giáp nở hoa trong ao nuôi tôm, làm sao để xử lý?
Ruột tôm đứt khúc, trống ruột.

Gây ra hiện tượng phát sáng trong nước

Tảo giáp có khả năng phát sáng, hiện tượng này tuy không khiến tôm chết hàng loạt nhưng sẽ ảnh hưởng đến tập tính của tôm, khả năng bắt mồi cũng như dễ làm tôm stress, nặng có thể bỏ ăn, chết rải rác.

Tôm nhiễm khí độc

Khi tảo giáp chết (tảo tàn) sinh ra lượng lớn NH3, NO2 gây độc cho tôm, khiến tôm lờ đờ, bỏ ăn, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, rớt cục thịt, có thể gây chết hàng loạt.

Cách xử lý tảo giáp nở hoa hiệu quả

Khi phát hiện tảo giáp nở hoa, bà con cần tiến hành thực hiện các biện pháp cắt tảo nhằm giảm lượng tảo trong ao, từ đó giảm lượng khí độc. Trường hợp tảo tàn bà con cần nhanh chóng vớt xác tảo. Trường hợp tảo phát triển mật độ dày ngoài vớt xác tảo, bà con cần cắt tảo bằng các cách sau:

Dùng vôi

Bà con dùng vôi (CaO) hoà tan trong nước tạo ra Ca(OH)2 đánh xuống ao làm tăng pH cục bộ, làm chết tảo. Với lượng tảo lớn, bà con ngâm vôi từ 2h chiều, đợi đến 3h thì mang vôi tạt quanh ao với liều lượng phù hợp (30kg/1000m3) trong 2 ngày liên tiếp. Sử dụng vôi bà con nên thực hiện vào ban đêm là tốt nhất để tránh gây hại cho tôm. Đối với ao bạt, sau khi dùng vô bà con nên xi phông đáy để giảm lượng vôi tích tụ đáy gây ô nhiễm.

Cách này dễ thực hiện, chi phí thấp, tiết kiệm nhưng chỉ mang hiệu quả tức thời, không xử lý triệt để.

Dùng hoá chất

Hay còn gọi là phèn xanh, cách này cũng dễ thực hiện, bà con sử dụng với liều lượng hợp lý, sử dụng lúc trời nắng nóng kết hợp chạy quạt nước, độ kiềm ao nên khoảng 100-200mg/l. Ngoài ra, bà con có thể dùng BKC (1 lít/1500m3).

Dùng vi sinh

Vi sinh cạnh tranh dinh dưỡng với tảo, từ đó loại bỏ tảo. Dựa vào cơ chế này bà con có thể loại bỏ tảo độc hiệu quả lâu dài. Bà con sử dụng men vi sinh Microbe-Lift BPD (sản phẩm chứa các chủng vi sinh chuyên dụng cắt tảo, hoạt độ cao cho hiệu suất xử lý vượt trội) đánh 3 nhịp liên tục với liều lượng 56,5g/1000m3.

Sau đó, bà con kết hợp dùng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C để cân bằng tảo trong ao nuôi cũng như giảm hàm lượng Nitơ, Photpho sinh ra trong nước, hạn chế tảo phát triển. Cách này giúp bà con phòng ngừa tảo giáp, hiện tượng tảo giáp nở hoa gây hại cho tôm.

Tảo giáp nở hoa trong ao nuôi tôm, làm sao để xử lý?
Men vi sinh cắt tảo Microbe-Lift PBD.

Ngoài ra, để quản lý tảo bà con cần chú ý quản lý lượng thức ăn cho tôm, tránh cho ăn dư, nên vớt xác tảo, hút bùn, xi phông đáy thường xuyên, thay nước để giảm mật độ tảo (nếu có ao lắng đã được xử lý),…

Tảo giáp nở hoa là hiện tượng khiến nhiều bà con lo lắng khi nuôi tôm, tuy nhiên nếu biết cách chủ động phòng ngừa bà con hoàn toàn có thể an tâm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về giải pháp cắt tảo, nuôi tôm kết hợp vi sinh an toàn bền vững, bà con liên hệ Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.

>>> Xem thêm: Phân biệt các loại tảo trong ao nuôi tôm và cách xử lý tảo độc

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký