tảo sợi trong ao tôm

Giải pháp kiểm soát và ngăn ngừa tảo sợi trong ao tôm

Bà con trong quá trình nuôi tôm đã quen thuộc với sự hình thành và phát triển của tảo. Tảo giữ một vai trò quan trọng trong mạng lưới thức ăn của tôm, cá và các sinh vật dưới nước khác. Bởi vì tảo chính là nguồn thức ăn tự nhiên của chúng. Tuy nhiên sự phát triển quá mức của tảo cũng sẽ dẫn đến những vấn đề lợi bất cập hại. Thông qua bài viết này Biogency muốn cung cấp đến bà con những thông tin chuẩn xác nhất về tảo cũng như cách kiểm soát tảo sợi trong ao tôm, giúp bà con có được một ao nuôi cân bằng và vụ mùa bội thu.

Tìm hiểu về tảo sợi trong ao nuôi tôm

Tảo sợi trong ao nuôi tôm là gì?

tảo sợi trong ao tôm

Các loài tảo sợi màu xanh thường tụ thành mảng lớn trên mặt ao, người nuôi tôm dễ dàng quan sát được.

Tảo sợi tồn tại theo nhiều cách nhưng có chung một cách tăng trưởng. Khi ao nuôi trở nên dư thừa chất dinh dưỡng, chúng sẽ bắt đầu phát triển dưới đáy ao, thường là vào mùa đông và đầu mùa xuân, tạo thành những sợi tảo dài hoặc các khuẩn lạc trong ao nuôi.

Vào độ giữa hè thời tiết ấm áp, tảo sợi sẽ liên kết với nhau tạo thành các tấm thảm lớn nổi lên bề mặt ao cản trở không khí. 

Bà con có thể để ý thấy hầu hết tảo sợi dễ phát triển mạnh trong những vũng nước đọng ấm áp, giàu chất dinh dưỡng.

Lợi – hại của tảo sợi trong ao nuôi tôm

Như đã nói đầu bài, tảo sợi đóng vai trò là nguồn thức cho ăn cho tôm và các sinh vật trong ao. Vì vậy tồn tại của chúng trong hệ sinh thái ao hồ có độ quan trọng nhất định nhưng chỉ khi chúng có sự phát triển vừa phải, phù hợp. Thực tế ghi nhận rằng tảo sợi một khi đã hình thành thì thường xuyên phát triển quá mức, dẫn đến những ảnh hưởng xấu lên ao nuôi như:

  • Gây mất mỹ quan hồ ao
  • Cản trở việc bơi lội, di chuyển của tôm trong ao
  • Sự phát triển của tảo rút bớt oxy của tôm
  • Tảo chết đi sinh ra khí NH3 độc hại gây ô nhiễm môi trường nước

Tham khảo: Tảo lam trong ao tôm và các xử lý

Giải pháp kiểm soát và ngăn ngừa tảo sợi trong ao nuôi tôm

Chính sự dư thừa chất dinh dưỡng như nitơ và photpho trong ao đã dẫn tới việc tăng trưởng quá mức của tảo sợi. Vì vậy để có thể kiểm soát lâu dài sự hình thành và phát triển của tảo sợi, cách tốt nhất là chủ động điều chỉnh nguồn dinh dưỡng trong ao. Có những phương pháp như giảm hoặc chuyển hướng nguồn dinh dưỡng bao gồm: hạn chế sử dụng phân bón cho ao, duy trì hệ thống phân hủy dinh dưỡng đúng cách, chuyển hướng dòng chảy ra khỏi ao, duy trì dải thực vật phát triển quanh ao.

Nên kết hợp sử dụng nhiều phương pháp kiểm soát tảo sợi như: kiểm soát vật lý, sinh học và hóa học. 

Kiểm soát vật lý

tảo sợi trong ao tôm

Tảo sợi thường tụ lại với nhau thành những mảng lớn nổi trên bề mặt ao nên cách đơn giản nhất là dùng vợt hoặc lưới để vớt và kéo lớp tảo này lên. Sau đó phải vứt bỏ những tấm tảo ra xa để tránh trường hợp tảo phân rã mang theo các chất dinh dưỡng trở lại ao. Phương pháp này có mặc hạn chế là mang tính tức thời, đòi hỏi nhiều công sức và mất khá nhiều thời gian, nhưng cũng có ưu điểm là hiệu quả trong ao nhỏ, giúp loại bỏ các chất dinh dưỡng ra khỏi ao và hiệu quả ngăn ngừa sự phát triển tảo trong tương lai.

Sự sục khí cũng là một giải pháp vật lý hiệu quả để kiểm soát tảo. Sục khí oxy vào đáy ao giúp kích thích photpho được hấp thụ vào trong trầm tích của ao nuôi. Nhờ vậy lượng photpho có sẵn trong nước sẽ không gia tăng thêm và tảo sẽ không có photpho để sử dụng và tăng trưởng. Sự trao đổi khí có thể có ảnh hưởng lên sự phát triển của tảo sợi vì thế phương pháp này được đánh giá phù hợp hơn khi kiểm soát các loài tảo nổi (planktonic algae).

Tham khảo: Tảo đỏ trong ao nuôi tôm

Kiểm soát sinh học

  • Một biện pháp sinh học giúp kiểm soát sự phát triển của tảo chính là sử dụng rơm rạ. Rơm rạ tuy không tiêu diệt được các loại tảo sợi đang tồn tại trong ao nhưng nó có thể ức chế sự phát triển tảo mới. Người ta tin rằng khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và có oxy, rơm rạ sẽ sản sinh ra một chất chống lại sự phát triển của tảo.

Cách sử dụng: liều lượng khoảng 10 đến 25 gram rơm trên một mét vuông diện tích ao, đối với ao có nhiều bùn hoặc từng có nhiều tảo sợi phát triển mạnh thì dùng liều lượng gấp 3 – 4 lần. Không được sử dụng nhiều hơn vì sẽ gây thiếu oxy cho tôm. Mỗi bó rơm rạ để riêng biệt và buộc bằng dây hoặc vải. Nếu có thể hãy ngâm rơm rạ ở gần nguồn cấp nước là lý tưởng nhất.

  • Thêm nước và bổ sung men vi sinh cũng là biện pháp để kiểm soát sự phát triển của tảo sợi. Các sản phẩm men vi sinh thường có chứa vi khuẩn và enzyme làm giảm sự phát triển của tảo. Cơ chế hoạt động là các vi khuẩn và enzyme này sẽ tiêu thụ các chất dinh dưỡng trong ao nên tảo không còn nguồn dinh dưỡng để sinh trưởng. Phương pháp này có thể ứng dụng lên các ao nuôi tôm có diện tích lớn, tuy nhiên giá thành cũng sẽ khá tốn kém.

Kiểm soát hóa học

Giải pháp kiểm soát tảo sợi bằng biện pháp hóa học không được đông đảo chuyên gia khuyên dùng, bởi vì sử dụng lâu dài có thể gây hại đến sức khỏe của người dùng và tôm trong ao. Tuy nhiên biện pháp kiểm soát hóa học vẫn có hiệu quả nên Biogency sẽ gửi đến bà con tham khảo.

Hiện nay có nhiều loại chất hóa học  đã được chấp thuận đưa vào kiểm soát tảo. Hầu hết chứa hợp chất của đồng như CuSO4, C2H7CuNO+,… Các chất khác được sử dụng là thuốc nhuộm, Endothall, Algaecide.

Lưu ý khi sử dụng hóa chất diệt tảo cần tuân thủ đúng liều lượng mà nhà sản xuất đưa ra. Mỗi loại hóa chất chỉ ngăn ngừa và kiểm soát được một hoặc một vài loài tảo nhất định, vì thế trước khi tiến hành sử dụng bạn cần xác định loài tảo sợi mà mình muốn xử lý. Sử dụng đúng loại, đúng hướng dẫn để có kết quả cao nhất, tránh lãng phí và cũng tránh gây hại đến môi trường, sức khỏe của người sử dụng. Các biện pháp hóa học chỉ được sử dụng trong tình huống khẩn cấp, không được sử dụng thường xuyên và yêu cầu nghiêm ngặt về liều lượng để tránh gây hại cho tôm.

Tham khảo: Các loại tảo trong ao nuôi tôm

Mỗi biện pháp vật lý, sinh học, hóa học đều mang tới những hiệu quả và có mặt hạn chế riêng. Biogency hy vọng sau bài tổng hợp này bà con sẽ có cái nhìn chính xác hơn về sự tồn tại của tảo sợi trong ao nuôi tôm, cũng như tìm ra giải pháp kiểm soát tảo sợi hữu hiệu, phù hợp nhất cho ao nuôi của mình. Chúc bà con thành công và bội thu trong vụ mùa này!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký