Thap loc sinh hoc

Sơ đồ cấu tạo và phương pháp tính toán tháp lọc sinh học

Tháp lọc sinh học cũng được xem là một dạng của bể lọc sinh học, với cơ chế hoạt động dựa vào khả năng bám dính của màng sinh học. Sau đây hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết hơn về sơ đồ cấu tạo và phương pháp tính toán dạng bể này nhé!

Sơ đồ cấu tạo của tháp lọc sinh học 

Tháp lọc sinh học thực chất là bể lọc sinh học có chiều cao được thiết kế lớn (8-12m) được áp dụng để xử lý nước thải tại các cơ sở nhiều hạn chế như khu vực bệnh viện, chung cư cao tầng, các khu vực xí nghiệp,… Công suất thiết kế có thể lên đến 20.000 m3/ng.đ. Hiệu quả xử lý BOD có thể đạt đến 20-25mg/l

tháp lọc sinh học

(HÌNH 1: Sơ đồ cấu tạo của tháp lọc sinh học)

Quy trình vận hành như sau: 

(1) Nước thải được bơm lên và phân phối đều tại bề mặt phía trên cùng của tháp lọc sinh học 

(2) Sau đó nước thải tiếp tục chảy từ trên xuống dưới qua lớp vật liệu lọc 

(3) Sau đó tiếp tục qua các sàn đỡ có khe hở 

(4) Không khí được cấp từ quạt gió thổi từ dưới lên – quá trình oxy hóa hiếu khí dính bám tại đây sẽ xảy ra tương tự như bể sinh học. 

(5) Nước thải quá trình xử lý tại tháp lọc sinh học sẽ được dẫn trực tiếp quá các công trình xử lý tiếp theo. 

Cách tính toán thiết kế tháp lọc sinh học

Thể tích vật liệu lọc của tháp lọc sinh học được tính dựa theo công thức sau đây:

W = (La – Lt ) . Q/ q0  ( m3 )

Trong đó: 

La– BOD20 của nước thải dẫn vào tháp lọc sinh học, mg/l; 

Lt – BOD20 của nước thải sau xử lý theo yêu cầu, mg/l;

Q – Lưu lượng cho phép BOD20.g/m3.ng.đ (q0 có thể lấy theo biểu đồ HÌNH 2 dưới đây)

Diện tích tổng của tháp lọc sinh học được tính theo công thức sau đây: 

F = W / H  (m2) 

Với H là chiều cao của tháp lọc sinh học được xác định theo biểu đồ HÌNH 3.

Thap loc sinh hoc 3

Đường kính của tháp lọc sinh học được áp dụng theo công thức: 

D = √(4.F/3,14)  (m)

Tải trọng thủy lực lên bề mặt tháp lọc sinh học:

q = Q/F  (m3/m2.ng.đ)

Trường hợp yêu cầu thông gió nhân tạo thì lưu lượng lưu lượng riêng của không khí được xác định theo công thức: 

D0 = La/21 (m3/m)

Tổng lưu lượng không khí là: 

D = D0.Q  (m3/ng.đ) 

Dựa vào kết quả tính toán phía trên để lựa chọn quạt gió thích hợp. 

Hệ thống xử lý nước thải có sử dụng tháp lọc sinh học 

Sơ đồ hệ thống:

sơ đồ hệ thống tháp lọc sinh học

  1. Nước thải được thu gom vào hệ thống xử lý nước thải
  2. Hệ thống song chắn rác loại bỏ các tạp chất có có kích thước lớn, chủ yếu là rác thải dẫn trực tiếp đến bể lắng đợt 1
  3. Tại Bể lắng đợt 1 tiến hành lắng các chất rắn lơ lửng khó phân hủy.
  4. Nước thải sau lắng đi vào bể trung gian để kiểm soát hàm lượng nước thải trước khi bơm. 
  5. Máy bơm dẫn trực tiếp nước thải lên tháp lọc sinh học 
  6. Tháp lọc sinh học tiến hành quá trình xử lý – tại đây quá trình oxy sinh hóa hiếu khí dính bám để xử lý chất hữu cơ được diễn ra.
  7. Nước thải sau quá trình xử lý tại tháp lọc sinh học được dẫn trực tiếp qua bể lắng đợt 2 – để lắng các màng sinh học già cỗi bong tróc từ bề mặt các hạt của vật liệu lọc. (Sau quá trình lắng, nước thải có thể tuần trở lại tháp lọc sinh học).
  8. Bể khử trùng tiếp nhận nước thải từ bể lắng 2 xử lý bằng Clo (với thời gian tiếp xúc khoảng 30 phút) trước khi xả vào mạng lưới thoát nước đô thị

______________________

Với những chia sẻ trên mong rằng có thể giúp bạn hiểu rõ về cấu tạo và  cách tính toán cho tháp lọc sinh học hiệu quả. Để được tư vấn chi tiết hơn về các phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học, xin hãy liên hệ ngay với Biogency theo Hotline: 0909 538 514 

Tài liệu tham khảo:

XỬ LÝ NƯỚC THẢI (WASTEWATER TREATMENT) – TẬP 1 (GS.TS. LÂM MINH TRIẾT & GS.TS. TRẦN HIẾU NHUỆ) – Trang 24

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký