nuoc thai do thi viet nam

Thực trạng nước thải đô thị Việt Nam: 87% vẫn chưa được xử lý

Thực trạng nước thải đô thị Việt Nam: “Tính đến năm 2019, cả nước mới chỉ có 43 hệ thống nhà máy xử lý nước thải đô thị. Với tổng công suất thiết kế trên 926.000 m3/ngày đêm. Tỷ lệ nước thải được thu gom và xử lý đạt ở mức rất thấp. Khoảng 13%”.

Đô thị hóa ở Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh. Đặc biệt là trong những năm gần đây. Trong khi điều kiện kinh tế còn khó khăn, việc đầu tư vào hạ tầng đô thị nói chung và hệ thống cấp thoát nước nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này đã khiến cho Việt Nam và đặc biệt là dân cư ở các thành phố lớn phải đối mặt với những vấn đề môi trường. Trong đó có xử lý nước thải.

Thực trạng nước thải đô thị tại Việt Nam: Chỉ 13% lượng nước thải đô thị được xử lý trước khi xả môi trường

Theo ông Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) cho biết: “Tính đến năm 2019, cả nước mới chỉ có 43 hệ thống nhà máy xử lý nước thải đô thị. Với tổng công suất thiết kế trên 926.000 m3/ngày đêm. Tỷ lệ nước thải được thu gom và xử lý đạt ở mức rất thấp. Khoảng 13%”.

nuoc thai do thi viet nam 87 van chua duoc xu ly microbelift 01
Hình 1. Thực trạng nước thải đô thị Việt Nam – Chỉ 13% lượng nước thải đô thị được xử lý.

Cũng theo Báo cáo của UBND TP. Hà Nội, thành phố hiện có 6 hệ thống nhà máy xử lý nước thải đã đưa vào hoạt động. Công suất xử lý đạt từ 2.300 m3/ngày đêm đến 200.000 m3/ngày đêm. Chỉ đáp ứng xử lý được 22% lượng nước thải của thành phố. 78% nước thải đô thị ô nhiễm vẫn còn xả thẳng ra môi trường.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở Thành phố Hồ Chí Minh. Lượng nước thải được xử lý hằng ngày (không bao gồm nước thải từ khu công nghiệp) vào khoảng 370.624 m3 trên tổng số lượng nước thải phát sinh ước tính là 1.579.000 m3, đạt 21,2%. Thấp hơn cả Hà Nội.

>>> Xem thêm: Giải pháp xử lý nước thải tại Công ty CP Tập đoàn Thiên Long (bút bi Thiên Long).

Theo thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh hiện có hơn 4.200 cơ sở sản xuất công nghiệp trên tổng số 4.335 cơ sở có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 96%. 121 bệnh viện và 100% đều có hệ thống xử lý nước thải. Với tỷ lệ thu gom đạt 98,94%. Đây có thể được xem là một tin vui tạm thời khi nước thải ô nhiễm và độc hại từ các cơ sở sản xuất và bệnh viện đã được xử lý. Góp phần giảm bớt lượng nước thải ô nhiễm ra môi trường.

Đâu là giải pháp cho nước thải đô thị ở Việt Nam?

Xử lý nước thải đô thị đang là bài toán khó đối với Việt Nam hiện nay. Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết: “Muốn làm sạch sông Tô lịch thì phải chặn được nguồn xả thải vào sông. Việc giải quyết vấn đề ô nhiễm trên mặt sông mới chỉ là phần ngọn.” Quả đúng như vậy. Dù có làm sạch nước sông Tô Lịch mà không ngăn chặn được những nguồn nước bẩn thì sông lại tiếp tục ô nhiễm. Xử lý phần ngọn không giúp giải quyết triệt để vấn đề.

Thuc trang nuoc thai do thi viet nam
Hình 2. Thực trạng nước thải đô thị – Sông Tô Lịch ngập trong rác thải sinh hoạt.

UBND thành phố Hà Nội cũng thừa nhận tiến độ thực hiện các dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải còn chậm và kéo dài. Vốn đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước rất lớn. Trong khi nguồn vốn huy động từ nguồn xã hội hóa còn gặp nhiều khó khăn. Hiện còn 12 dự án xử lý nước thải trong khu vực Hà Nội cần được triển khai thực hiện.

Tình hình có vẻ khả quan hơn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Khi việc chống ô nhiễm cho sông Sài Gòn đã bước đầu mang lại hiệu quả. UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã cho xây dựng hai đường ống dọc bờ sông để thu gom nước thải, không cho phép xả thẳng xuống dòng sông. Tuy nhiên, sông Sài Gòn vẫn cần được quan tâm nhiều hơn để thoát khỏi hiện trạng này.

Thuc trang nuoc thai do thi viet nam
Hình 3. Thực trạng nước thải đô thị – Sông Sài Gòn bị ô nhiễm từ rác thải sinh hoạt.

Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang tiếp tục huy động nguồn vốn đầu tư và nguồn lực cho việc khiển khai các dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung. Dự báo, nếu đến cuối năm 2020, 3 nhà máy xử lý nước thải của thành phố được xây dựng xong thì lượng nước thải sinh hoạt đô thị của thành phố được thu, gom xử lý sẽ đạt 80%. Một con số khả quan so với tình hình hiện nay. Tuy nhiên, ở hiện tại, các chỉ số ô nhiễm thì vẫn còn ở mức báo động.

Nước thải ô nhiễm là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật, giảm chất lượng cuộc sống. Và đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người. Cần có những biện pháp hiệu quả để xử lý nguồn ô nhiễm để hoạt động lao động, sinh sống và phát triển được diễn ra an toàn.

microbelift logo THANG

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0909 538 514
Website: https://microbelift.vn/

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Trả lời