xu-ly-nuoc-thai-microbelift

Thực trạng xử lý nước thải tại các khu công nghiệp

Các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN khó tiếp cận các nguồn vốn thích hợp để đầu tư xây mới. Và mở rộng các khu xử lý nước thải tập trung. Rủi ro càng cao khi trạm xử lý nước thải phải được xây dựng trước khi được xem xét đầu tư.

Phát triển các khu công nghiệp (KCN) và sự gia tăng ô nhiễm môi trường vì thiếu khu xử lý nước thải 

Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài. Nhằm phát triển đất nước theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Từ năm 1991, Chính phủ Việt Nam chủ trương xây dựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN), các khu chế xuất (KCX), nhưng bên cạnh đó lại thiếu đi khu xử lý nước thải.

xu-ly-nuoc-thai-microbelift
Hình 1. KCN làm gia tăng sự ô nhiễm môi trường.

Tính đến tháng 12/2011, cả nước có 283 KCN được thành lập với tổng diện tích hơn 72,000 ha. Trong đó 180 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 58,300 ha. Có 6,800 dự án sản xuất, kinh doanh đang hoạt động. Đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng 65%. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân trên 1 ha đất (đã cho thuê). Đạt khoảng 1.6 triệu USD/ha/năm. Các KCN hiện đang tạo việc làm cho hơn 1.6 triệu lao động trực tiếp và gần 1.8 triệu lao động gián tiếp (Bộ KH&ĐT, 2012).

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển công nghiệp nói chung và hệ thống các KCN nói riêng, ở Việt Nam, đang tạo ra nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường, do chất thải rắn (CTR), nước thải và khí thải công nghiệp.

>>> Xem tiếp: Một số vấn đề kỹ thuật hay mắc phải tại các trạm xử lý nước thải tập trung của KCN.

Các nguyên nhân chính dẫn đến trình trạng ô nhiễm môi trường nước từ các KCN

Việc quy hoạch phát triển các KCN

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự bất cập về địa điểm bố trí, quy mô và loại hình sản xuất của nhiều KCN, cụm công nghiệp (CCN). Ảnh hưởng đến đời sống kinh tế – xã hội của dân cư địa phương. An ninh lương thực và chất lượng môi trường, sinh thái trong vùng. Sự phát triển manh mún, không có điều phối chung. Thậm chí có phần cạnh tranh giữa các địa phương. Làm cho các KCN, CCN phát triển thiếu sự đồng bộ, rời rạc. Tỷ lệ lấp đầy và hiệu quả khai thác kém. Thiếu các nguồn lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển. Cũng như thiếu sự kết nối liên tỉnh, liên vùng và xuyên quốc gia.

xu-ly-nuoc-thai-microbelift
Hình 3. Bể sinh học hiếu khí trong KCN.

Năng lực và nhận thức của các doanh nghiệp đầu tư, khai thác KCN

Nhà đầu tư chưa thực sự quan tâm. Và do cơ chế, chính sách, chế tài xử phạt còn chưa đủ mạnh. Nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp hạn chế. Do doanh nghiệp cố gắng giảm giá thành sản phẩm và ưu tiên tăng lợi nhuận tài chính. Các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm về bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN khó tiếp cận các nguồn vốn thích hợp để đầu tư xây mới. Và mở rộng các khu xử lý nước thải tập trung.

Trên thực tế, nếu chỉ trông vào nguồn thu phí thu gom, xử lý nước thải từ các nhà đầu tư, thì chủ đầu tư hạ tầng các KCN khó có thể bù đắp được các chi phí cho việc xây dựng và vận hành hệ thống cống thu gom, trạm bơm, trạm xử lý nước thải của KCN. Rủi ro càng cao khi trạm xử lý nước thải phải được xây dựng trước khâu các nhà đầu tư xem xét vào KCN, CCN.

Những hạn chế về mặt cơ chế, chính sách và năng lực đội ngũ cán bộ chuyên môn cho việc xử lý nước thải 

Năng lực và các nguồn lực cần thiết của hệ thống các cơ quan quản lý, cũng như lực lượng giám sát thi hành luật pháp về bảo vệ môi trường chưa đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu công tác thực tế. Phương tiện và thiết bị phục vụ quan trắc ô nhiễm nước thải công nghiệp vừa thiếu vừa lạc hậu. Ngoài ra, hệ thống văn bản pháp lý về quản lý ô nhiễm nước thải công nghiệp còn chồng chéo và có những khoảng trống.

Nhận thức của cán bộ lãnh đạo, chính quyền các cấp và cộng đồng

Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức. Dẫn đến buông lỏng quản lý. Thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát và cưỡng chế thực thi pháp luật. Công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế. Chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng, trong việc tham gia, hỗ trợ hệ thống quản lý nhà nước giám sát thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường.

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Việt Anh,
Phó Viện trưởng – Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường, Đại học Xây dựng.

Theo dõi Fanpage Vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift để cập nhật những tin tức mới nhất về môi trường và các phương án xử lý nước thải hiệu quả nhé!

xử lý nước thải

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0909 538 514
Website: https://microbelift.vn/

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Trả lời