nuoc-thai-det-nhuom-xu-ly-nuoc-thai-microbelift

Tiềm năng phân hủy sinh học của nước thải dệt nhuộm đối với một số chủng vi sinh vật

Nước thải dệt nhuộm đang là mối quan tâm bởi vì tạo độ màu khi xả thải khu vực ao hồ sông suối. Đồng thời trong cũng chứa nhiều chất ô nhiễm hữu cơ.

Đây là một nghiên cứu khoa học của Olukanni O. D.*, Osuntoki, A. A. and Gbenle, G. O. Khoa Hóa sinh, Đại học Y, Đại học Lagos. PMB 12003, Lagos Nigeria.

Ô nhiễm môi trường đã được công nhận là một trong những vấn đề lớn của thế giới hiện đại. Các nhu cầu về nước ngày càng tăng và nguồn cung giảm dần. Điều này đã khiến việc xử lý và tái sử dụng nước thải công nghiệp một lựa chọn hàng đầu. Nước thải dệt nhuộm là mối quan tâm bởi vì tạo độ màu khi xả thải khu vực ao hồ sông suối. Đồng thời nó  cũng chứa nhiều chất ô nhiễm hữu cơ. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu khả năng tiềm ẩn của vi khuẩn phân lập từ nước thải dệt nhuộm (vi khuẩn thích nghi nước thải dệt may) và vi khuẩn phân lập từ bãi rác thành phố (nước thải vi khuẩn không thích nghi).

Nguồn và tên các chủng vi sinh vật phân lập trong nước thải dệt nhuộm

Tổng cộng có 24 mẫu được phân lập. 18 vi sinh vật thuộc chi Bacillus, Acinetobacter, Legionella, Staphylococcus và Pseudomonas được phân lập  (vi khuẩn đã thích nghi với nước thải dệt nhuộm). Trong khi đó có 6 vi sinh vật được phân lập từ nước thải của bãi chôn lấp rác thải (vi khuẩn chưa thích nghi với nước thải dệt nhuộm).

nuoc-thai-det-nhuom-xu-ly-nuoc-thai-microbelift
Hình 1. Nguồn và tên các vi sinh vật.

Phân hủy sinh học 

Phần lớn các vi sinh vật được phân lập thì khả năng  loại bỏ màu từ 40,74 đến 47,73%. Trong khi những sinh vật khác thì chỉ loại bỏ màu từ 17.91 đến 36,69%. Đối với các vi khuẩn được phân lập  như Acinetobacter, Legionella và Bacillus có thể có khả năng hữu ích trong các quá trình khử màu. Trong khi 06 vi sinh vật thuộc chi Bacillus dường như có khả năng hữu ích (Hình 2). Các vi sinh vật không được phân lập  có khả năng phân hủy màu từ 40,25 đến 46,63% (Hình 2). Điều này tương tự như phần lớn các vi sinh vật được phân lập .

nuoc-thai-det-nhuom-xu-ly-nuoc-thai-microbelift
Hình 2. Khả năng phân hủy sinh học của các vi sinh vật trong điều kiện hiếu khí.

Các chủng Bacillus không được phân lập có khả năng loại bỏ % COD trung bình cao hơn (55.89%). Khi so sánh với các vi sinh được phân lập (42.4%) (Hình 3).

nuoc-thai-det-nhuom-xu-ly-nuoc-thai-microbelift
Hình 3. Khả năng phân hủy sinh học của các chủng vi sinh vật đã được phân lập.

Sàng lọc Plasmid trong nước thải dệt nhuộm

(Plasmid là các phân tử ADN mạch đôi dạng vòng nằm ngoài ADN nhiễm sắc thể. Chúng thường hiện diện trong vi khuẩn.)

Plasmid không được phát hiện ở bất kỳ chủng nào trong các chủng vi sinh vật được phân lập từ nước thải dệt nhuộm. Do đó, sự tham gia của các gen ngoài nhiễm sắc thể không được đề xuất.

Hiện nay, ngành công nghiệp dệt nhuộm rất quan tâm đến việc sử dụng hóa chất. Đặc biệt là thuốc nhuộm. Trong quá trình nhuộm, một lượng lớn thuốc nhuộm và các hóa chất khác thất thoát theo dòng nước. Về cơ bản thuốc nhuộm không độc hại đối với môi trường. Nhưng nó có thể ngăn ánh sáng thâm nhập. Do đó ảnh hưởng đến đời sống thủy, nên hạn chế sử dụng.

Nghiên cứu này đã phát hiện các chủng vi sinh được phân lập từ nước thải dệt nhộm là Acinetobacter, Bacillus và Legionella có tiềm năng loại bỏ màu. Các chủng Acinetobacter, Bacillus và Pseudomonas có tiềm năng sử dụng để loại bỏ COD (Hình 2).

Các chủng vi sinh vật được phân lập từ bãi chôn lấp rác. Tạo ra các chủng Bacillus có khả năng loại bỏ màu và COD (Hình 2). Điều này có thể là do sự tiếp xúc đáng kể các sinh vật này với hóa chất và vật liệu. Một trong số đó có chứa thuốc nhuộm được lắng đọng từ bãi rác. Có thể gây ra sự giải phóng thuốc nhuộm vào đất.

Kết quả cho thấy các chủng Bacillus được phân lập từ bãi chôn lấp rác có tiềm năng sử dụng tương đối cao hơn các chủng vi sinh vật phân lập từ nước thải dệt nhuộm (Hình 4).

nuoc-thai-det-nhuom-xu-ly-nuoc-thai-microbelift
Hình 4. Khả năng phân hủy sinh học của các vi sinh vật phân lập từ nước thải dệt nhuộm (T-strains) và không phân lập từ nước thải dệt nhuộm (N-strains).

Tóm lại, nghiên cứu này là một bước sơ bộ trong sự phát triển của quá trình xử lý sinh học nước thải dệt liên quan đến vi khuẩn bản địa. Các chủng Acinetobacter, Bacillus và Legionella thích nghi với nước thải với khả năng loại bỏ màu dệt nhuộm. Các chủng Acinetobacter, Bacillus và Pseudomonas có khả năng xử lý COD. Chỉ các chủng Bacillus mới có khả năng loại bỏ màu và COD. Các chủng này được phân lập từ nước rỉ rác của bãi chôn lấp rác.

Các chủng vi sinh vật này có trong dòng sản phẩm vi sinh MICROBE-LIFT IND.

Vi sinh xử lý nước thải MICROBE-LIFT IND là sản phẩm cốt lõi của dòng sản phẩm vi sinh môi trường, chứa quần thể vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường. Chuyên dùng giảm BOD, COD, TSS cho nước thải dệt nhuộm.

>>> Xem thêm: Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

xử lý nước thải

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0909 538 514
Website: https://microbelift.vn/

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Để lại một bình luận