Nước thải chế biến mủ cao su có pH có khoảng 4,2- 5,2 do việc sử dụng acid để làm đông tụ mủ cao su. Hơn 90% chất thải rắn trong nước thải cao su là chất rắn bay hơi. Phần lớn các chất này ở dạng hòa tan. Dạng lơ lửng chủ yếu chỉ có những hạt cao su còn sót lại.
Các nội dung chính
Ngành sản xuất và chế biến sản phẩm cao su
Sản xuất và chế biến sản phẩm cao su hiện là một trong những ngành sản xuất nông – lâm nghiệp quan trọng của Việt Nam. Cả về kinh tế, xã hội lẫn môi trường. Đến năm 2017, diện tích cao su của cả nước đạt 969.700 ha. Với 67% trong tổng diện tích đang ở giai đoạn cho thu hoạch mủ. 37% diện tích còn lại hiện ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, chưa cho mủ.
Hiện có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào khâu sản xuất. Nhưng phần lớn là các doanh nghiệp nhà nước. Phần lớn thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các hộ gia đình. Diện tích cao su tiểu điền chiếm khoảng 51% trong tổng diện tích cao su của cả nước.
Giá cao su nguyên liệu giảm là cơ hội để ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ cao su tăng doanh thu. Các doanh nghiệp cần phải nắm rõ tính chất nước thải. Đầu tư hệ thống xử lý nước thải bài bản để xả thải nước thải đạt yêu cầu của môi trường. Không gây ảnh hưởng đến đời sống người dân và sông hồ ao xung quanh nhà máy.
>>> Xem thêm: Các lưu ý trong quá trình khởi động bể sinh học trong hệ thống xử lý nước thải cao su.
Tính chất đặc trưng của nước thải chế biến mủ cao su
Tính chất đặc trưng ô nhiễm của nước thải chế biến mủ cao su như sau:
Nước thải ở các công đoạn khác nhau (cán, băm,…) có hàm lượng chất hữu cơ thấp, hàm lượng cao su chưa đông tụ hầu như không đáng kể.
Nước thải chế biến cao su có pH có khoảng 4,2- 5,2 do việc sử dụng acid để làm đông tụ mủ cao su. Đối với mủ skim đôi khi nước thải có pH thấp hơn nhiều ( pH=1). Đối với cao su khối được chế biến từ nguyên liệu đông tụ tự nhiên, nước có pH cao hơn (pH=6). Tính acid của nó chủ yếu do các acid béo bay hơi. Kết quả của sự phân hủy sinh học các lipid và phospholipid xảy ra trong khi tồn trữ nguyên liệu.
Hơn 90% chất thải rắn trong nước thải cao su là chất rắn bay hơi. Phần lớn các chất này ở dạng hòa tan. Dạng lơ lửng chủ yếu chỉ có những hạt cao su còn sót lại.
Hàm lượng Ni-tơ hữu cơ trong nước thải thường không cao lắm và có nguồn gốc từ protein trong mủ cao su. Trong khi hàm lượng Ni-tơ dạng ammonia là rất cao. Do việc sử dụng ammonia để chống đông tụ trong quá trình thu hoạch, vận chuyển và lưu trữ mủ cao su.
Đặc trưng của nhà máy chế biến cao su
Đặc trưng cơ bản của các nhà máy chế biến cao su đó là sự phát sinh mùi. Mùi hôi thối sinh ra do men phân hủy protein trong môi trường acid. Chúng tạo thành nhiều chất khí khác nhau như: NH3, CH3COOH, H2S, CO2, CH4,…
Nước thải cao su thuộc loại có tính chất ô nhiễm này. Những chất ô nhiễm chủ yếu thuộc 03 loại: hàm lượng TSS cao, chất ô nhiễm hữu cơ và chất dinh dưỡng. Làm thế nào để xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải chế biến mủ cao su là vấn đề quan trọng cần được quan tâm giải quyết.
Theo dõi Fanpage Vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift để cập nhật những tin tức mới nhất về môi trường và các phương án xử lý nước thải hiệu quả nhé!
(Nguồn tài liệu: Báo cáo Ngành cao su Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững)
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0909 538 514
Website: https://microbelift.vn/
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh