tôm bị đỏ thân

Tôm bị đỏ thân biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng bệnh

Bệnh đỏ thân ở tôm thẻ chân trắng là một trong những bệnh thường gặp ở các vùng nuôi tôm thâm canh.  Bệnh này có thể xuất hiện ở tất cả các cơ chế nuôi từ mật độ thấp đến mật độ dày, từ nước có độ mặn thấp đến độ mặn cao. Bệnh đỏ thân là loại bệnh do virus gây ra và là một trong những nguyên nhân chính gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi tôm hiện nay.

Bệnh đỏ thân hiện nay vẫn chưa có một phương pháp nào có thể đặc trị cả, vì thế để cách tốt nhất để giải quyết là bà con nên xây dựng một lá chắn hoàn hảo để có thể phòng tránh bệnh tốt nhất. 

Những biểu hiện của bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng

tôm bị đỏ thân

+ Tôm thẻ chân trắng mắc bệnh đỏ thân thường gặp ở tôm có trọng lượng cá thể từ 4 đến 15 gam, và xảy ra trước chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng.

+ Triệu chứng bên ngoài của tôm bệnh đỏ thân rất rõ ràng: tôm yếu, tôm bệnh tấp vào bờ có màu hồng, nặng nhất là đỏ bầm.

+ Tôm bị bệnh đỏ thân sẽ tạo ra các đốm trắng 1-2mm ở vùng vỏ, phần lớn ở đầu và ngực, đông thời toàn thân tôm có màu đỏ huyết.

+ Khi mổ xẻ, phần gan tụy có màu trắng xám, khi tôm nhiễm bệnh sẽ chết rải rác hoặc chết theo từng đàn. Thậm chí có thể chết 100% sau khi bị nhiễm trùng quá nặng.

Xem thêm: Tôm bị đen mang

Nguyên nhân gây bệnh đỏ thân trên tôm thẻ trắng 

+ Các tác nhân gây bệnh chính của hội chứng đỏ thân ở tôm thẻ là White spot syndrome virus (WSSV), và các mầm bệnh bị nhiễm kép Staphylococcus spl, Vibrio vulnificus và Vibrio alginolyticus. Virus WSSV cực kỳ độc hại và tấn công nhiều mô tế bào. Virus này làm tôm chết ở tất cả các giai đoạn phát triển, từ giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn tôm thương phẩm.

+ Do tác nhân gây bệnh bao gồm virus và vi khuẩn nên bệnh sẽ phát triển mạnh hơn ở nhiệt độ, từ đó tốc độ lây lan và bùng phát rất nhanh. Virus WSSV có thể lây lan theo chiều dọc và chiều ngang. Sau khi cá thể tôm bố mẹ bị nhiễm vi rút WSSV, bệnh sẽ được truyền sang tôm giống trong trường hợp bội nhiễm vi khuẩn, từ đó tôm sẽ sớm chết đỏ. Do tôm tập tính ăn thịt đồng loại, nên vi khuẩn Staphylococcus aureus spl, Vibrio vulnificus và Vibrio alginolyticus có thể lây lan theo chiều ngang rất nhanh trong môi trường nước, từ vật mang mầm bệnh sang cá thể khỏe mạnh.

+ Tôm thẻ chân trắng bị nhiễm virus WSSV ở điều kiện môi trường có nhiều vi khuẩn gây bệnh, tôm sẽ nhanh chóng bị  bội nhiễm, dẫn đến bùng phát dịch bệnh đỏ thân (chết đỏ). Khi môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, nhất là vào mùa đông xuân khi nhiệt độ xuống thấp dưới 30℃, bệnh đỏ thân có thể lây lan nhanh chóng trên tôm thẻ, ngay cả ở ấu trùng tôm giống đang sạch bệnh.

Cách phòng bệnh đỏ thân ở tôm thẻ

tôm bị đỏ thân

Hiện tại bệnh đỏ thân mới chỉ áp dụng các phương pháp phòng bệnh, chưa có liệu pháp trị bệnh tiêu chuẩn. Để phòng được hội chứng chết đỏ ở tôm thẻ cần phải chú ý hai yếu tố quan trọng nhất là phải chọn con giống sạch bệnh và hạn chế nuôi trong điều kiện nhiệt độ thấp.

Sử dụng phương pháp PCR để loại bỏ các con giống bị nhiễm virus WSSV. Chọn mùa vụ nuôi thích hợp. Nếu nuôi tôm vào vụ đông xuân thì phải chủ động điều chỉnh nhiệt độ trong môi trường nuôi chẳng hạn như lót bạt, làm nhà lưới,…

Cần có biện pháp cải tạo ao nghiêm ngặt, đánh Chlorine cho ao để diệt sạch giáp xác hoang dã, động vật đáy có thể mang mầm bệnh tiềm ẩn. Ổn định môi trường nuôi bằng cách đánh vi sinh định kỳ thậm chí đánh hằng ngày với liều lượng thấp hoặc vừa đủ.

Bằng cách bổ sung khoáng chất, vitamin C và men tiêu hóa phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của tôm, sẽ giúp nâng cao khả năng miễn dịch của tôm. Thiết kế lưới chắn cẩn thận để kiểm soát địch hại mang mầm bệnh từ bên ngoài vào môi trường nuôi.

Xem thêm: Các bệnh ở tôm và cách điều trị

___________________

Tóm lại để phòng tránh tôm bị đỏ thân bà con nên cẩn trọng việc xử lý ao từ khâu chuẩn bị ao nuôi, kiểm soát chất lượng nguồn nước cấp và bảo vệ môi trường xung quanh. Cách phòng bệnh tốt nhất là nên chọn mua những ấu trùng tôm không bị nhiễm virus, có chứng nhận tôm giống đạt chuẩn.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký