Tôm là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao và ngày càng được nuôi phổ biến ở nhiều vùng địa phương. Khi diện tích nuôi ngày càng tăng sẽ kéo theo nguy cơ nhiễm bệnh cũng gia tăng. Trong quá trình nuôi tôm bà con phải đối mặt với nhiều dịch bệnh cũng như tình trạng bất thường của tôm, và trong số đó là hiện tượng tôm màu vàng. Vì sao tôm lại có màu vàng? Nó báo hiệu điều gì cho người nuôi? Và làm thế nào để xử lý? Mời bà con cùng theo dõi câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Các nội dung chính
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tôm màu vàng – tôm vàng chân
Tôm màu vàng hay tôm bị vàng chân là hiện tượng các bộ phận của tôm như gan, mang, chân khi quan sát thấy có màu vàng, đồng thời phần thân tôm cũng nhợt nhạt, không bóng bẩy. Đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng sức khỏe của tôm đang có vấn đề hoặc báo động chất lượng môi trường nước không tốt.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do:
Nước trong ao nuôi tôm bị nhiễm phèn sắt
Phèn sắt trong ao nuôi tôm hình thành chủ yếu do lớp mùn bã hữu cơ ở đáy ao bị tích tụ lâu ngày và không được xi-phông khiến chúng xảy ra quá trình phân hủy kỵ khí. Trong quá trình phân hủy này, vi khuẩn khử Sunfua cũng được hình thành và chúng sẽ chuyển hóa các hợp chất chứa lưu huỳnh trong thực vật, đất hay nước biển thành dạng khí độc Hydro Sunfua (H2S) gây độc cho tôm. Khi H2S gặp sắt (có trong nước ngầm hoặc trong lớp trầm tích đáy ao) sẽ tạo thành Sắt (II) Sunfua và tiếp tục chuyển hóa thành Bisunfua (Pyrit, FeS2) hay còn gọi là Phèn sắt.
Các phương trình hóa học hình thành nên Phèn sắt như sau:
2CH2O (hữu cơ) + SO42- —> H2S + 2HCO3–
Fe(OH)2 + H2S —> FeS + H2O
FeS + S —> FeS2 (Phèn Sắt)
Ao nuôi tôm bị nhiễm kim loại nặng
Một số kim loại nặng thường xuất hiện trong ao nuôi tôm là Chì, Đồng, Thủy Ngân, Arsen, Cadmium, Crom, Kẽm… chúng xuất hiện trong ao nuôi tôm chủ yếu là do đất nuôi ao xấu có nhiễm phèn và quá trình rửa trôi đưa chúng xuống ao, do bà con lấy nước nuôi tôm từ giếng khoan hoặc nước ở gần các khu công nghiệp/khu dân cư. Kim loại nặng xuất hiện nồng độ lớn trong ao nuôi tôm dễ khiến tôm bị nhiễm độc, nhiễm bệnh và gây ra nhiều hiện tượng bất thường, trong đó có hiện tượng tôm màu vàng.
Tôm bị ngoại ký sinh trùng
Kiểm tra bằng cách soi tươi trên kính hiển vi, có thể phát hiện nấm hoặc protozoa bám vào phụ bộ hoặc chân bơi.
Tham khảo: Các phòng và điều trị tôm nhiễm ký sinh trùng
Xử lý tôm màu vàng như thế nào cho hiệu quả?
Khi thấy tôm có hiện tượng vàng chân, vàng mang, bà con cần tiến hành kiểm tra ngay nồng độ Sắt trong ao nuôi tôm của mình. Cách kiểm tra nhanh nhất là bà con có thể dùng Kit Test Sera Fe.
Bà con có thể áp dụng hướng dẫn kiểm tra phèn trong ao nuôi tôm bằng Kit Test Sera Fe như sau:
- Làm sạch dụng cụ lấy mẫu thử và lắc đều thuốc thử trước khi sử dụng.
- Lấy 5ml nước trong ao nuôi tôm vào lọ. Lưu ý, mẫu nước phải có tính đại diện cho ao nuôi (thường cách bờ từ 2-3m và sâu khoảng 0,4-0,8m).
- Cho 2 muỗng thuốc thử số 1 vào lọ, sau đó đóng nắp lọ và lắc nhẹ (quan sát thấy thuốc thử không tan hết).
- Thêm 5 giọt thuốc thử số 2 vào lọ, đậy nắp và lắc đều.
- Đợi khoảng 10 phút sau đó so màu để đọc kết quả kiểm tra.
Nếu kết quả kiểm tra cho thấy ao nuôi có tình trạng nhiễm phèn, bà con cần xử lý nước ngay. Có thể áp dụng vôi và EDTA để xử lý.
- Đối với vôi: Bà con sử dụng vôi bột với liều lượng 10-20kg/1000m3 (có thể tăng/giảm liều lượng tùy vào tình trạng phèn trong ao), nên sử dụng vào buổi chiều, trời mát.
- Đối với EDTA: Bà con sử dụng 1kg/1000m3 sẽ giúp lắng được kim loại nặng và phèn sắt. Sau đó xi-phông để loại bỏ chúng ra khỏi ao.
Nếu tôm bị ngoại ký sinh trùng: Có thể sử dụng các hóa chất như BKC, hoặc Bronopol để diệt và kích tôm lột vỏ theo liều của nhà sản xuất.
Thay nước để giảm thiểu virus gây bệnh trong ao, lượng nước thay thường từ 20-30%.
- Giảm lượng thức ăn cho tôm ăn để tránh làm gia tăng ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng vôi nếu pH trong ao thấp. Nếu ao nuôi tôm có phèn có thể kết hợp thêm EDTA để xử lý.
- Sử dụng men vi sinh AQUA SA và AQUA C để xử lý nước và đáy trong ao nuôi tôm.
- Dùng thêm khoáng, vitamin C để giúp tôm tăng đề kháng.
Qua nội dung được chia sẻ ở trên có thể thấy rằng quản lý môi trường nước và phòng bệnh là rất quan trọng trong phòng ngừa hiện tượng tôm màu vàng. Do đó, bà con cần ưu tiên các biện pháp xử lý nước và phòng bệnh ngay từ đầu vụ nuôi bằng cách dùng men vi sinh Microbe-Lift làm sạch nước/đáy/kiểm soát khí độc, chọn con giống chất lượng và đặc biệt là cải tạo ao nuôi thật kỹ trước khi bước vào nuôi chính thức. Những điều này sẽ giúp bà con hạn chế được tối đa mầm bệnh gây tổn hại cho tôm và ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ.
Mọi thắc mắc nào khác trong quá trình nuôi tôm, bà con hãy liên hệ ngay Hotline 0909 538 514 để được giải đáp nhanh nhất nhé!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh