Vấn đề kỹ thuật là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại các KCN. Trong đó, vấn đề kỹ thuật tại các trạm xử lý nước thải tập trung luôn được quan tâm.
Các nội dung chính
Nguyên nhân do đâu?
Thiết kế, thi công trạm xử lý nước thải (XLNT)
Phần lớn các trạm xử lý nước thải đều được thiết kế dựa trên kinh nghiệm của nhà thầu. Không có đầy đủ thông tin về số lượng, thành phần, tính chất nước thải đầu vào. Khi chưa có nước thải thực tế, các nhà thầu đề xuất trạm XLNT với kích thước công trình tối thiểu. Để giảm giá thành và thắng thầu. Khi đưa vào hoạt động, các trạm XLNT không có điều kiện để điều chỉnh chế độ vận hành phù hợp với đặc tính nước thải thực tế. Dẫn đến tình trạng trạm XLNT hoạt động kém hiệu quả.
Một số nhà thầu đưa ra phương án với giả thiết rằng: Buộc giá trị một số chỉ tiêu chất lượng nước đầu vào trạm XLNT. Mục đích để chối bỏ trách nhiệm khi xảy ra sự cố. Trong nhiều trường hợp, khi trạm XLNT hoạt động hết công suất và các vấn đề quá tải, sự cố xảy ra, thì thời hạn bảo hành đối với công trình đã kết thúc. Và trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư. Hay đơn vị khai thác vận hành XLNT. Chứ không phải nhà thầu.
Xem thêm: Đặc điểm nước thải công nghiệp từng ngành nghề
Lựa chọn dây chuyền công nghệ (DCCN) cho hệ thống xử lý nước thải KCN
Phần lớn các DCCN đều tương tự nhau. Các DCCN được thiết kế rập khuôn. Thiếu những điều chỉnh đặc thù với loại hình sản xuất, chế độ thải nước và các điểm riêng biệt của mỗi KCN. Một số DCCN tiêu biểu áp dụng tại các trạm XLNT tập trung của các KCN hiện nay là:
Phần lớn các trạm xử lý nước thải tập trung ở các KCN đều có hồ sinh học trước khâu khử trùng. Để xử lý bổ sung trước khi nước thải được xả ra nguồn hoặc tái sử dụng.
Các nhà thầu thường thiết kế bể điều hòa với dung tích tối thiểu. Thời gian lưu nước trong bể thường chỉ trong khoảng 4h – 8h. Tính theo lưu lượng giờ trung bình. Nhằm giảm chi phí cho chủ đầu tư và thêm cơ hội thắng thầu cho nhà thầu. Thực tế đánh giá tình hình hoạt động của các trạm XLNT tập trung ở các KCN cho thấy các bể điều hòa đều thiếu dung tích. Không điều hòa được lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chảy về trạm XLNT. Khi không có đủ thông tin thực tế về loại hình sản xuất, chế độ thải nước và thành phần, tính chất nước thải, thời gian lưu nước cần thiết của bể điều hòa được khuyến cáo tối thiểu 12h. Tính theo lưu lượng giờ trung bình. (Nguyễn Việt Anh và Lê Minh Sơn, 2012).
Nhiều trạm XLNT được thiết kế, đầu tư xây dựng với tinh thần “chi phí tối thiểu”. Thiếu nhiều hạng mục quan trọng như phòng thí nghiệm, các thiết bị đo lường, giám sát, điều khiển, máy bơm, máy ép bùn và máy phát điện dự phòng..
Vận hành và bảo dưỡng trạm XLNT tập trung của KCN
Do năng lực quan trắc dòng nước thải đầu vào trạm XLNT tập trung hạn chế. Có nhiều nguy cơ dẫn đến sự cố của toàn trạm XLNT. Rủi ro càng cao khi có nhà máy xả ra hệ thống thoát nước những chất thải độc hại. Đặc biệt khi họ xả vào các thời điểm như cuối ca, ban đêm…
Ở nhiều trạm XLNT tập trung, công đoạn keo tụ bằng hóa chất được chủ trương sử dụng. Khi các chất ô nhiễm trong dòng nước thải đầu vào vượt quá cột C, TCVN 5945 – 2005 cũ, hoặc tương đương. Nhiều nơi không làm thí nghiệm định loại và liều lượng hóa chất tối ưu. Việc định lượng hóa chất keo tụ không đúng dẫn đến hiệu suất keo tụ – lắng thấp. Hàm lượng chất ô nhiễm, chất độc hại đưa sang bể xử lý sinh học lớn. Có thể gây sốc, làm chết vi sinh vật có trong bùn hoạt tính. Rủi ro càng cao khi các nhà máy bất ngờ xả các chất độc hại, hay một lượng lớn chất bẩn vào hệ thông thoát nước mà không xử lý sơ bộ, như đã nói ở trên.
Ở nhiều nơi, chủ đầu tư và đơn vị quản lý vận hành các trạm XLNT tìm cách giảm tối đa chi phí vận hành. Như: Giảm chi phí năng lượng, hóa chất vận hành. Giảm số mẫu phân tích, tránh vận hành bom và máy thổi khí vào các giờ cao điểm. Không bổ sung hóa chất (N, p, polymers , Clo…) theo quy trình yêu cầu. Một số trạm XLNT không hoạt động liên tục 24/24 để tiết kiệm chi phí. Vận hành, bảo dưỡng, bảo trì thiết bị nhiều nơi không tuân thủ đúng quy trình. Những thực tế này dẫn đến những hỏng hóc thiết bị, sự cố trên hệ thống. Làm cho hiệu suất XLNT không đạt yêu cầu…
Hơn nữa còn có các vấn đề
Nhiều trạm xử lý có công suất vừa và lớn, nhưng chỉ có 1 máy làm khô bùn. Không có sân phơi bùn dự phòng. Trên thực tế, các hệ thống làm khô bùn là một trong những khâu hay gặp sự cố, trục trặc nhất ở các trạm XLNT. Nhiều hệ thống làm khô bùn không hoạt động. Vấn đề vận chuyển, thải bỏ bùn tại nhiều nơi cũng không được quan tâm đúng mức. Nhiều nơi chỉ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý chất thải và chất thải nguy hại là coi như hết trách nhiệm. Quản lý bùn chứa các chất độc hại như kim loại nặng, dầu mỡ, các chất hữu cơ khó phân hủy… lẫn với bùn sinh học vẫn còn phổ biến.
Việc duy trì công tác bảo dưỡng phòng ngừa, ghi chép nhật ký vận hành, kiểm toán chất thải… ở nhiều trạm XLNT còn chưa làm tốt. Nhu cầu về người làm đúng chuyên môn, nhu cầu tại chỗ về đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực cho cán bộ và công nhân vận hành còn rất lớn. Sự sẵn sàng và trách nhiệm của chủ đầu tư và đơn vị vận hành để phòng ngừa, ứng cứu và xử lý sự cố tại các trạm XLNT tập trung của các KCN, CCN còn rất hạn chế.
Theo dõi Fanpage Vi sinh xử lý nước thải Microbe-Lift để cập nhật những tin tức mới nhất về môi trường và các phương án xử lý nước thải hiệu quả nhé!
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Việt Anh,
Phó Viện trưởng – Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường, Đại học Xây dựng.
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0909 538 514
Website: https://microbelift.vn/
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh