nước thải công nghiệp - hiểu chính xác nhất

Nước thải công nghiệp là gì? Đặc điểm nước thải từng ngành nghề

Nước thải công nghiệp là một trong những tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường, nhất là khi khu công nghiệp mọc lên ngày một nhiều. Vậy nước thải công nghiệp được định nghĩa là gì, chứa các thành phần độc hại nào và đặc điểm nước thải trong từng ngành nghề ra sao? Tất cả sẽ được Biogency giải đáp trong bài viết này.

Nước thải công nghiệp là gì?

Nước thải công nghiệp là tất cả các nước thải sinh ra từ quá trình xuất của nhà máy, xí nghiệp từ các công đoạn sản xuất và hoạt động phục vụ sản xuất như nước thải vệ sinh, nước thải sinh hoạt của công nhân viên.

Nước thải công nghiệp vô cùng đa dạng, khác nhau về thành phần cũng như lượng phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng, tính hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị, trình độ quản lý của cơ sở và ý thức cán bộ công nhân viên.

nước thải công nghiệp - hiểu chính xác nhất

Các ngành nghề có mức độ nước thải ô nhiễm cao gồm:

  • Thủy sản
  • Dệt nhuộm
  • Giấy và bột giấy
  • Luyện kim
  • Chế biến cao su
  • Mạ kim loại
  • Chế biến thực phẩm (nước giải khát)
  • Gia công kim loại…

Thành phần nước thải công nghiệp

Trong nước thải chứa rất nhiều thành phần, tùy thuộc vào lĩnh vực sản xuất mà các thành phần này sẽ khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản trong nước thải công nghiệp sẽ bao gồm:

  • Chất rắn: Bao gồm chất rắn vô cơ, hữu cơ, hòa tan và không hòa tan.
  • Chất dinh dưỡng: Bao gồm Nitơ (NH4+, NH3, NO3, N02) và Photpho tồn tại ở dạng hợp chất vô cơ và hữu cơ.
  • Dầu mỡ: Là các phân tử hữu cơ có hàm lượng Cacbon và Hidro cao. Dầu mỡ là một cấu phần trong tổng COD trong nước thải.
  • Kim loại nặng:Tồn tại dưới dạng hòa tan, chất rắn hoặc liên kết với các hợp chất cụ thể, dạng phức hợp
  • Clo dư: Clo được sử dụng để làm chất khử trùng, chất tẩy trong xử lý nước thải, hợp chất hoạt động là Clo- khi phản ứng kết thúc Các ion Clo sẽ còn dư lại trong nước sau xử lý.
  • Acid béo: Là một phần của COD hòa tan trong nước thải, sinh ra trong quá trình lên men hoặc dưới dạng chất trung gian trong phản ứng yếm khí.
Thành phần nước thải công nghiệp

Lượng lớn các chất độc hại trong nước thải công nghiệp nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. 

  • Làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sinh vật sống trong nước
  • Làm ô nhiễm đất và sinh vật trong đất
  • Làm ô nhiễm nguồn không khí
  • Là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư, đột biến gen, bệnh lây nhiễm do vi khuẩn, bệnh về phổi… cho con người, những người sống ở khu vực gần nguồn nước ô nhiễm

Những tác động nguy hiểm đến môi trường và con người, nước thải công nghiệp đang là vấn đề đáng báo động trên toàn cầu. Chính điều này buộc các doanh nghiệp phải đáp ứng tiêu chuẩn chất thải công nghiệp đầu ra ngày một khắt khe hơn.

Đặc điểm nước thải công nghiệp theo ngành nghề

Mỗi ngành nghề sẽ có những chất thải riêng, những chất thải này mang đặc điểm riêng, không giống nhau hoàn toàn. Dựa vào đặc điểm nước thải mà doanh nghiệp sẽ quyết định hướng xử lý phù hợp nhất. Có thể điểm qua đặc điểm cơ bản của nước thải một số ngành nghề thường thấy sau:

Đặc điểm:

  • Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao
  • Độ kiềm cao
  • Độ màu cao do dư lượng chất nhuộm, mực in
  • Hàm lượng hữu cơ cao

Nước thải ngành dệt nhuộm, in ấn: 

Nước thải ngành dệt nhuộm, in ấn

Nước thải ngành giấy

Đặc điểm:

  • Hàm lượng chất rắn lửng lơ cao
  • Tách hàm lượng giấy dư thừa trong nước thải đối với các cơ sở sản xuất giấy tái chế
  • Độ màu cao đối với các cơ sở sản xuất giấy từ tự nhiên
  • Hàm lượng hữu cơ cao đặc biệt chỉ tiêu về tổng Nitơ, BOD, COD…

>>> Tham khảo ngay : Phương pháp xử lý nước thải nghành sản xuất giấy bằng phương pháp sinh học

Nước thải sản xuất thực phẩm

Đặc điểm:

  • Các chất hữu cơ, dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng cao
  • Vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virut, các ký sinh trùng, nấm,…
  • Là ngành nước thải gây ô nhiễm môi trường nặng nhất và là loại nước thải khó xử lý nhất hiện nay

Nước thải ngành y tế

Đặc điểm:

  • Hàm lượng Nitơ, photpho cao
  • Vi khuẩn Coliform cao
  • Chất hữu cơ hàm lượng cao

Nước thải chăn nuôi

Đặc điểm:

  • Chất rắn, chất dinh dưỡng, chất hữu cơ cao
  • Vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virut, các ký sinh trùng, nấm…

Nước thải khu công nghiệp

Nước thải chăn nuôi khá phổ biến

Đặc điểm:

  • Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao
  • Hàm lượng BOD, COD, tổng Nitơ cao
  • Kim loại nặng hàm lượng cao

Mỗi ngành nghề nước thải sẽ khác nhau, phương pháp xử lý nước thải công nghiệp cũng không giống nhau. Với nhiều năm kinh nghiệm trong xử lý nước thải cùng đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm thực tiễn sẽ giúp doanh nghiệp của bạn xử lý tốt nước thải, đáp ứng tiêu chuẩn nước thải đầu ra, giảm ảnh hưởng đến môi trường sống.

Liên hệ Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ cụ thể hơn.

>>> Tham khảo ngay : 5 phướng pháp xử lý nước thải công nghiệp thông dụng, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký