Chế biến cao su là 1 trong những ngành chủ đạo của Việt Nam. Tuy nhiên, cao su tự nhiên tại Việt Nam chủ yếu xuất khẩu ở dạng thô. Trong đó, quá trình sản xuất cao su thô gây nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường. Như ô nhiễm nước thải, ô nhiễm mùi hôi,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và người dân sống lân cận nhà máy sản xuất. Vậy vấn đề mùi hôi từ nước thải chế biến cao su phát sinh từ đâu? Làm thế nào xử lý mùi hôi từ nước thải chế biến cao su này hiệu quả?
Đầu tiên, ta cần phải tìm hiểu tính chất đặc trưng của nước thải, từ đó sẽ có giải pháp xử lý phù hợp.
Các nội dung chính
Tính chất đặc trưng của nước thải phát sinh từ mỗi công đoạn chế biến mủ cao su
Nước thải từ quá trình sản xuất cao su phát sinh từ các quá trình sau:
- Quá trình sản xuất mủ khối
- Quá trình sản xuất mủ ly tâm
- Quá trình sản xuất mủ tạp
- Và nước thải từ quá trình rửa dây chuyền sản xuất mủ.
Bể điều hòa – Trạm xử lý nước thải nhà máy chế biến cao su
Công đoạn đánh đông:
Nước thải phát sinh từ công đoạn này có nồng độ ô nhiễm cao nhất. Thành phần chính trong nước thải gồm: serum vẫn còn sót lại trong nước thải sau khi vớt mủ, trong đó vẫn còn chứa các hóa chất đặc trưng được sử dụng để đánh đông mủ như: axit, protein, đường, cao su thừa, đặc biệt là lượng cao su ở dạng huyền phù (keo) do vẫn còn 1 lượng mủ chưa đông tụ hết. Do vậy, nước thải có pH thấp từ 4,5 – 5,2., nhưng nồng độ COD, BOD và TSS rất cao.
Quá trình sản xuất mủ ly tâm
Nước thải phát sinh chính từ công đoạn vệ sinh máy ly tâm. Thành phần nước thải vẫn còn chứa một lượng cao su ly tâm còn sót trong máy. NH3 được sử dụng làm chất chống đông khi khai thác từ vườn cây về và từ quá trình khai thác về . Do vậy, nước thải có pH khá cao từ 9-11, nồng độ BOD, COD, và Nitơ tổng rất cao.
Quá trình sản xuất mủ tạp
Quá trình này phát sinh nước thải quá trình ngâm, rửa mủ. Đặc điểm của mủ tạp chứa khá nhiều cát, các tạp chất, chất lơ lửng khác nhau. Do vậy, nước thải có nồng độ TSS rất cao, trong khi nồng độ BOD và COD thấp.
Quá trình phát sinh mùi hôi của nước thải cao su
Với thành phần như trên, ngay từ khi phát sinh nước thải, sẽ nhanh chóng xảy ra quá trình oxy hóa, phân hủy chất hữu cơ có mặt trong nước thải. Với thời gian lưu từ 1-3 ngày, sẽ sinh ra lượng lớn thành phần khí gây mùi hôi gồm: CH4, H2S, mercaptan,….
>>> Xem thêm: Xử lý mùi hôi bằng vi sinh Microbe-Lift
Tại khu vực xử lý nước thải, mùi hôi sẽ phát sinh từ 2 nguồn:
- Thứ nhất, hàm lượng chất hữu cơ cao cùng với các váng cao su đông tụ trên mặt. Thuận lợi cho quá trình lên men yếm khí diễn ra mạnh mẻ, phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải ngay từ trên mương thoát nước đến bể thu gom. Một lượng khí sẽ sinh ra ngay từ giai đoạn này.
- Thứ 2, hoạt động của hệ thống xử lý nước thải chưa hiệu quả. Việc phân hủy yếm khí sẽ diễn ra ở hầu hết các bể. Ngoài ra, trong nước thải đầu ra vẫn còn một lượng lớn các chất hữu cơ chưa xử lý hết, tiếp tục phân hủy và sinh ra mùi hôi. Với những người dân sống xung quanh khu vực, nguồn ô nhiễm này gây ô nhiễm mùi và nước thải đặc biệt nghiêm trọng.
Nhìn chung, mùi hôi từ các nhà máy sản xuất nước thải cao su đang gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống con người. Vì vậy, các doanh nghiệp cần xử lý mùi hôi nước thải chế biến cao su một cách triệt để.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh