Bổ sung men vi sinh giúp xử lý Amonia trong nước thải chế biến thủy sản hiệu quả, hạn chế tình trạng vi sinh chết, khắc phục tình trạng bùn không lắng, bọt xanh do nồng độ cao, cùng nhiều lợi ích khác.
Amonia là gì? Vì sao cần xử lý Amonia trong nước thải?
Amonia hay Amoniac là một hợp chất vô cơ có công thức phân tử là NH3. Ở điều kiện tiêu chuẩn, amoniac là một khí độc, có mùi khai. Amoniac được sinh ra từ nhiều nguồn, chủ yếu từ quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ từ động vật, thực vật, từ hoạt động bài tiết của con người, động vật. Amoniac và một số muối amoni có trong nước biển. Amoniac cũng được tạo ra từ các nhà máy sản xuất phân urê hoặc từ phản ứng hóa lỏng khí Nitơ và Hydro,…

Nguồn Amonia trong các loại nước thải:
- Nước thải công nghiệp: Các ngành công nghiệp như phân bón, dệt may, dược phẩm và chế biến thực phẩm.
- Nước thải nông nghiệp: Phân bón sử dụng trong nông nghiệp phân hủy và giải phóng amoniac.
- Nước thải sinh hoạt: Chất thải của con người và động vật có chứa amoniac. Khoảng 65% Nitơ trong nước thải sinh hoạt tồn tại dưới dạng Amoni do quá trình phân huỷ ure của nước tiểu.
Amoniac cần được loại bỏ, nếu không sẽ tác động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái dưới nước cũng như là mối đe doạ sức khoẻ của con người.
- Môi trường: Amoniac lắng đọng vào các vùng nước gây hiện tượng phú dưỡng, kích thích sự phát triển quá mức của thực vật, đặc biệt là tảo, làm giảm nồng độ oxy trong nước xuống mức cực thấp, khiến sinh vật dưới nước khó có thể tồn tại, tăng nguy cơ mất đa dạng sinh học và suy thoái môi trường sống.
- Con người: Ở nồng độ cao còn là mối nguy hại cho sức khỏe con người, bao gồm kích ứng da, các vấn đề hô hấp tiềm ẩn và nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa tăng cao.
Nước thải chứa hàm lượng Amoniac vượt ngưỡng quy định sẽ không được phép xả thải ra môi trường, nếu vi phạm doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Nồng độ Amonia trong nước thải chế biến thủy sản
Thuỷ sản là một trong những ngành phát sinh lượng lớn Amonia. Điều này bắt nguồn từ thức ăn và phân bón nuôi trồng thuỷ sản, Amoni có xu hướng tăng khi nguồn thức ăn đầu vào tăng. Không chỉ nuôi trồng mà trong quá trình chế biến thuỷ sản cũng sản sinh Amoniac, cụ thể NH3 sinh ra từ quá trình phân hủy mảnh vụn thủy sản trong nước thải hay quá trình phân hủy kỵ khí không hoàn toàn các hợp chất Protid, Acid béo.

Để tránh các tác động xấu của Amonia với môi trường và sức khỏe con người, nước thải chế biến thuỷ sản cần đáp ứng các chỉ tiêu ô nhiễm trước khi xả thải. Theo đó, QCVN 11:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản quy định: Nồng độ Amoni (NH4+ tính theo N) không được vượt quá 10 mg/l (đối với cột A) và 20 mg/l (đối với cột B).
TT | Thông số | Đơn vị | Giá trị C | |
A | B | |||
1 | pH | – | 6 – 9 | 5,5 – 9 |
2 | BOD5 ở 20°C | mg/l | 30 | 50 |
3 | COD | mg/l | 75 | 150 |
4 | Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) | mg/l | 50 | 100 |
5 | Amoni (NH4+ tính theo N) | mg/l | 10 | 20 |
6 | Tổng Nitơ (tính theo N) | mg/l | 30 | 60 |
7 | Tổng Phốt Pho (tính theo P) | mg/l | 10 | 20 |
8 | Tổng dầu, mỡ động thực vật | mg/l | 10 | 20 |
9 | Clo dư | mg/l | 1 | 2 |
10 | Tổng Coliforms | MPN hoặc CFU/ 100 ml |
3.000 | 5.000 |
Men vi sinh xử lý Amonia trong nước thải chế biến thủy sản
Có nhiều phương pháp xử lý Amonia trong nước thải chế biến thuỷ sản nói riêng và nước thải nói chung. Trong đó, xử lý sinh học bằng vi sinh thông qua quá trình Nitrat hóa và khử Nitrat được đánh giá cao về tính hiệu quả, độ ổn định, an toàn và chi phí thấp lại không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp.
Quá trình Nitrat hoá với sự tham gia của 2 chủng vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter, Nitrat hóa Amoni NH3+ thành Nitrat NO3-. Sau đó, Nitrate được chuyển hóa thành khí Nitơ.
Phương trình phản ứng như sau:
- Giai đoạn 1: Ammonia + Oxygen +Bazo+ Nitrosomonas = Nitrit
- Giai đoạn 2: Nitrit + Oxygen + Bazo + Nitrobacter = Nitrat (NO3–)
Để chuyển đổi từ Amoni sang nitrit cần tỷ lệ 4,6/7,1 = oxy/bazo - Giai đoạn 3: NO3– + 1,08 CH3OH + H+ –> 0,065 C5H7O2N + 0,47 N2 + 0,76CO2 + 2,44H2O
Các vi khuẩn Nitrosomonas spp và Nitrobacter spp sử dụng năng lượng lấy từ các phản ứng trên. Qua các phản ứng, chúng tự duy trì hoạt động sống và tổng hợp sinh khối.

Nước thải chế biến thuỷ sản chứa lượng lớn các chất hữu cơ, để tối ưu hiệu quả xử lý Amonia và Nitơ, giảm thiểu tình trạng vi sinh chết do sốc tải trong quá trình xử lý, hệ thống cần bổ sung men vi sinh chứa bộ đôi vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter, nổi bật là sản phẩm Microbe-Lift N1 đến từ thương hiệu men vi sinh hàng đầu Hoa Kỳ, sản xuất bởi Ecological Laboratories INC – Đơn vị với gần 50 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu, phân lập các chủng vi sinh kết hợp công nghệ độc quyền mang lại hiệu suất vượt trội.

Ưu điểm của men vi sinh Microbe-Lift N1:
- Bổ sung Nitrosomonas và Nitrobacter được tích hợp công nghệ độc quyền cho hiệu suất xử lý Amonia vượt trội tới 1.500mg/L
- Vi sinh được phân lập, nuôi cấy để có đời sống tương tự các tổ hợp sinh vật phát triển tự nhiên trong môi trường sinh thái, nhờ đó khả năng thích nghi tốt với nhiều môi trường khác nhau.
- Khắc phục hiện tượng vi sinh chết do sốc tải, phục hồi hệ thống hiệu quả
- Hỗ trợ khử mùi Amoniac trong hệ thống hiệu quả
- Vi sinh dạng lỏng, không cân ngâm ủ để kích hoạt, sử dụng đơn giản, không yêu cầu kỹ thuật phức tạp
- Thời hạn sử dụng đến 2 năm – không yêu cầu bảo quản phòng lạnh
Microbe-Lift N1 được phân phối độc quyền tại thị trường Việt Nam bởi BIOGENCY. Đồng thời BIOGENCY tự hào là đơn vị đi đầu trong xử lý Nitơ, Amoni đã và đang đồng hành cùng nhiều hệ thống xử lý nước thải trong và ngoài nước. Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, liên hệ ngay cho BIOGENCY theo Hotline 0909 538 514
>>> Xem thêm: Khắc phục hiện tượng sốc tải trong xử lý nước thải chế biến thủy sản
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh
