hai phuong phap che bien nuoc thai tinh bot san 00

02 phương pháp để xử lý chất thải rắn từ hoạt động chế biến tinh bột sắn

Việc ứng dụng quy trình xử lý chất thải rắn sau chế biến tinh bột sắn bằng vi sinh Microbe-Lift giúp giải quyết cơ bản các yếu tố gây ô nhiễm môi trường khí và đất. Phù hợp với cơ sở chế biến tinh bột sắn vừa và nhỏ của địa phương.

Chất thải rắn (CTR) từ hoạt động chế biến tinh bột sắn có lẫn chất độc từ vỏ sắn, gây mùi hôi, làm không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân. Theo tính toán, 1 tấn sắn tươi có thể chế biến tối đa là 0,275 tấn tinh bột. Tổng lượng CTR phát sinh là 1,75 tấn, trong đó gây phát thải 0,17 tấn đất, bùn, cát; 0,18 tấn vỏ, rễ; 1,40 tấn bã sắn. Vậy để xử lý chất thải sản xuất tinh bột sắn chúng ta làm thế nào?

xu ly chat thai tinh bot san
Hình 1. Chất thải rắn phát sinh sau quy trình chế biến tinh bột sắn.

Phun xịt khử mùi hôi

Vi sinh khử mùi Microbe-Lift OC là quẩn thể vi sinh vật dạng lỏng. Dùng để ngăn chặn, kiểm soát các phản ứng sinh học gây mùi phát trình phân hủy vỏ sắn, khử mùi hôi bãi chứa phế thải sắn.

microbelift oc - vi sinh khu mui hoi
Hình 2. Sản phẩm Microbe-Lift OC giúp khử mùi hôi của bãi chứa vỏ sắn.

Pha Microbe-Lift OC với tỷ lệ từ 1:200 đến 1:500 tùy thuộc vào mức độ hôi. Sau đó sử dụng 02 lít dung dịch đã pha cho 01 tấn vỏ sắn. Phun xịt lặp lại từ 04 – 06 giờ để duy trì hiệu quả.

Ủ phân hữu cơ

Có thể sử dụng vi sinh vật để xử lý phế thải. Sau chế biến tinh bột sắn dạng rắn (vỏ, đầu mẩu, bã sắn, …) làm phân hữu cơ với quy trình: Nghiền, làm vụn các nguyên liệu phế thải. Sau đó trộn với vi sinh Microbe-Lift IND giúp phân hủy nhanh các chất hữu cơ và rút ngắn thời gian ủ phân. So với sử dụng các sản phẩm vi sinh khác trên thị trường. Với tỷ lệ: 1 quarter (946 ml) vi sinh Microbe-Lift IND cho 20 m3 phế thải tinh bột sắn.

microbelift ind 500x500 5
Hình 3. Chế phẩm sinh học Microbe-Lift IND giúp tăng hiệu suất và rút ngắn thời gian ủ phân.

>>> Xem thêm: Thực trạng nước thải đô thị Việt Nam: 87% vẫn chưa được xử lý.

Quy trình xử lý chất thải rắn sau chế biến tinh bột sắn

  • Bước 1: Tiến hành pha loãng Microbe-Lift IND với 200 – 1.000 lít nước (tùy thuộc vào ẩm độ của vật liệu).
  • Bước 2: Sau đó, xếp thành đống tương đương 20 m3 mỗi mẻ ủ. Vật liệu ủ được trộn đều và xếp thành từng lớp tương đương 20 cm. Tưới hoặc phun xịt dung dịch vi sinh (đã được pha loãng với nước) cho mỗi lớp đến khi đống ủ đạt độ cao khoảng 1,2 m.
  • Bước 3: Tưới vi sinh phủ đều mặt ngoài cùng của đống ủ. Sau đó tiến hành đậy đóng ủ bằng bạt.
  • Bước 4: 20 ngày sau khi tiến hành ủ. Lúc này nhiệt độ đống ủ tăng cao do sự hoạt động mạnh mẽ của các nhóm vi sinh vật. Nhiệt độ có thể đạt đến 60 – 80oC. Đây là thời điểm thích hợp để tiến hành đảo trộn đóng ủ. Sau khi đảo trộn thì đậy bạt như ban đầu.
  • Bước 5: Tiếp tục đảo trộn thêm 2 lần nữa. Mỗi lần cách nhau 15 ngày. Sau 2 tháng kể từ ngày ủ thì tiến hành sàng. Nghiền nhỏ nhiên liệu để làm phân bón hữu cơ.

Như vậy, việc ứng dụng quy trình xử lý chất thải rắn sau chế biến tinh bột sắn bằng vi sinh Microbe-Lift giúp giải quyết cơ bản các yếu tố gây ô nhiễm môi trường khí và đất. Phù hợp với cơ sở chế biến tinh bột sắn vừa và nhỏ của địa phương. Góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội. Đóng góp tích cực cho công tác BVMT tại khu đô thị, các vùng nông thôn. Phương pháp này cần được nhân rộng trên địa bàn cả nước.

xử lý nước thải

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0909 538 514
Website: https://microbelift.vn/

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Trả lời