Chế phẩm sinh học chứa 2 chủng vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter có khả năng xử lý Nitơ đạt chuẩn xả thải chỉ trong từ 2 – 4 tuần. Cụ thể, với nước thải sinh hoạt, hàm lượng Amonia từ 140 mg/l giảm xuống mức máy đo không thể phát hiện (KPH (LOD=0,22)).
Các nội dung chính
Lợi ích khi xử lý Nitơ đạt chuẩn xả thải bằng vi sinh
Có nhiều phương pháp để xử lý chỉ tiêu Nitơ trong hệ thống xử lý nước thải như: Hóa học, tripping, trao đổi ion, sinh học… Dù là phương pháp hóa học, tripping hay trao đổi ion, doanh nghiệp đều cần phải đầu tư chi phí khá lớn trong suốt quá trình sử dụng. Cách vận hành phức tạp và chi phí bảo trì hệ thống cao cũng sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
So với phương pháp vi sinh, doanh nghiệp chỉ tốn chi phí nhiều vào khoảng thời gian đầu do hệ thống không đạt chuẩn, sau khi nước thải được đưa về trạng thái đạt chuẩn xả thải, chi phí sử dụng cho liều duy trì thấp hơn rất nhiều. Thêm vào đó, xử lý Nitơ đạt chuẩn xả thải bằng phương pháp vi sinh còn mang lại nhiều lợi ích lớn:
- Giúp xử lý chỉ tiêu Nitơ đạt chuẩn xả thải trong thời gian ngắn, chỉ từ 2 – 4 tuần.
- Liều lượng duy trì thấp, giảm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp khi hệ thống xử lý nước thải hoạt động trong thời gian dài và liên tục.
- Có thể hoạt động với hàm lượng Amonia lên đến 1.500 mg/l, khắc phục hiện tượng vi sinh chết do sốc tải.
- Ứng dụng được cho nhiều loại nước thải, từ cao su, thủy sản, bia, thực phẩm… đến nước thải sinh hoạt đô thị, chung cư, cao ốc văn phòng, y tế…
- Giảm chi phí vận hành và nhân công cho toàn bộ hệ thống.
- An toàn cho hệ thống xử lý nước thải, môi trường, con người và vật nuôi. Góp phần bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.
2 quá trình xử lý Nitơ của Vi sinh
Để hợp chất có chứa Nitơ trong hệ thống xử lý nước thải đủ điều kiện thải ra môi trường thì hợp chất có chứa Nitơ đó phải được chuyển thành Nitơ tự do (N2).
Trong hệ thống xử lý nước thải, Nitơ tồn tại ở 2 dạng chính là:
- Nitơ vô cơ: Bao gồm Amonia, Nitrat, Nitrit
- Nitơ hữu cơ: Axit amin, Protein…
Nitơ tồn tại ở dạng Nitơ vô cơ chiếm phần lớn hơn và chủ yếu dưới dạng Amonia. Phần Nitơ tồn tại dưới dạng Nitơ hữu cơ trước tiên phải được chuyển thành Amonia thì mới có thể xử lý ở 2 giai đoạn tiếp theo là Nitrat hóa và khử Nitrat, đưa hợp chất chứa Nitơ về dạng Nitơ tự do để thải ra môi trường.
Nitrat hóa và khử Nitrat cũng chính là 2 quá trình chính cần có để xử lý Nitơ trong nước thải dựa trên phương pháp vi sinh.
Quá trình Nitrat hóa
Quá trình Nitrat hóa sẽ chuyển hóa Amonia về dạng Nitrit và Nitrat. Đây cũng là quá trình đầu tiên để khởi động chu trình Nitơ, với sự tham gia của 2 vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter. Quá trình này sẽ được diễn ra qua 2 bước:
- Bước 1: NH4- + 1,5O2 -> NO2- + 2H+ + H2O
Amoniac (NH3, NH4+) qua bước này sẽ được biến đổi thành Nitrit (NO2) nhờ sự giúp đỡ của vi khuẩn Nitrosomonas.
Nitrosomonas được biết đến là một chi của vi khuẩn Chemoautotrophic hình que gram âm. Vi khuẩn này oxy hóa Amoniac thành Nitrit như một quá trình trao đổi chất. Độ pH tối ưu để vi khuẩn Nitrosomonas hoạt động là từ 6,0 – 9,0. Đi kèm với đó là nhiệt độ từ 20 – 36 độ C.
- Bước 2: NO2- + 0,5O2 -> NO3-
Nitrit (NO2) qua bước này sẽ được biến đổi thành Nitrat (NO3) nhờ sự giúp đỡ của vi khuẩn Nitrobacter.
Nitrobacter là một chi bao gồm các vi khuẩn hình que, gram âm và hóa dưỡng. Chúng sinh sản bằng hình thức tự nhân đôi. Nitrobacter đóng một vai trò quan trọng trong chu trình Nitơ bằng cách oxy hóa Nitrit thành Nitrat trong hệ thống xử lý nước thải. Vi khuẩn Nitrobacter sử dụng năng lượng từ quá trình oxy hóa các ion Nitrit (NO2−) thành ion Nitrat (NO3−) để đáp ứng nhu cầu năng lượng của chúng.
Tại đây, quá trình Nitrat hóa cũng sẽ kết thúc khi Amoniac được chuyển hóa thành Nitrat.
Để quá trình Nitrat hóa diễn ra suôn sẻ, sự góp mặt của 2 chủng vi sinh Nitrosomonas và Nitrobacter là vô cùng cần thiết. Không nhiều chế phẩm sinh học trên thị trường có chứa 2 chủng này.
Microbe-Lift N1 là dòng chế phẩm sinh học được nghiên cứu và phát triển từ năm 1976, chứa 2 chủng vi sinh chuyên biệt cho quá trình Nitrat hóa là Nitrosomonas và Nitrobacter. Sản phẩm này có khả năng khởi động và thúc đẩy quá trình Nitrat hóa diễn ra nhanh chóng và ổn định. Vi sinh được sản xuất ở dạng lỏng, kích hoạt nhanh, không cần ngâm ủ trước khi sử dụng.
Quá trình Khử Nitrat
Trong môi trường thiếu oxy, các loại vi khuẩn khử Nitrit và Nitrat sẽ tách oxy của nitrat (NO3-) và Nitrit (NO2-) để oxy hóa chất hữu cơ. Nitơ phân tử (Nitơ tự do – N2) tạo thành trong quá trình này sẽ thoát ra khỏi nước.
- Khử Nitrat: NO3- + 1,08 CH3OH + H+ –> 0,065 C5H7O2N + 0,47 N2 + 0,76CO2 + 2,44H2O
- Khử Nitrit: NO2- + 0,67 CH3OH + H+ –> 0,04 C5H7O2N + 0,48 N2 + 0,47CO2 + 1,7H2O
Để tăng tốc quá trình xử lý Nitrat trong nước thải, cần có thêm sự góp mặt của vi sinh có khả năng chuyển hóa Nitrat về dạng Nitơ tự do. Microbe-Lift IND là một trong những chế phẩm sinh học trên thị trường có thể làm được điều này.
Là một trong những dòng sản phẩm chứa đa dạng chủng vi sinh nhất trên thị trường hiện nay, Microbe-Lift IND với 13 chủng vi sinh được tuyển chọn, với mật độ 387/450 triệu vi sinh/ml, IND có khả năng thúc đẩy mạnh mẽ quá trình khử Nitrat, đưa quá trình xử lý Nitơ kết thúc với kết quả là Nitơ phân tử thoát ra không khí, giúp nước thải đạt chuẩn xả thải Nitơ.
Xem thêm: 9 yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Nitrosomonas và Nitrobacter
Sản phẩm Microbe-Lift đã giảm chỉ tiêu Nitơ trong nước thải như thế nào?
Đối với nước thải thực phẩm
Sau 4 tuần sử dụng vi sinh Microbe-Lift, hàm lượng Amoni giảm được 88% và Nitrat giảm 48%.
Đối với nước thải sinh hoạt:
Sau 4 tuần sử dụng vi sinh Microbe-Lift, hàm lượng Amonia (tính theo N) từ 140 mg/l (so với quy chuẩn cột B là 10mg/l) giảm xuống mức máy đo không thể phát hiện (KPH (LOD=0,22)
Đối với nước thải sinh hoạt từ nhà máy sản xuất:
Sau 30 ngày sử dụng vi sinh Microbe-Lift, chỉ tiêu Amonia đo được là 3,53 mg/l, có thời điểm nồng độ này chỉ còn 0,73 mg/l, đạt chuẩn xả thải ra môi trường.
Đối với nước thải phân bón
Sau 2 tuần sử dụng vi sinh Microbe-Lift, chỉ tiêu Amonia từ 172 mg/l giảm xuống còn 2,83 mg/l, có lúc đạt đến 0,5mg/l.
Và còn nhiều hệ thống xử lý nước thải khác.
Liên hệ ngay Hotline 0909 538 514 để được tư vấn miễn phí phương án Xử lý Nitơ đạt chuẩn xả thải phù hợp cho hệ thống xử lý nước thải của bạn.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh