Sơ đồ quy trình xử lý nước thải chế biến nước giải khát

Phương án xử lý nước thải ngành chế biến nước giải khát an toàn, tiết kiệm

Nước thải từ nguồn nào cũng sẽ tiềm ẩn những nguy cơ nhất định ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người. Vì thế công tác xử lý nước thải cần phải được đầu tư nghiêm túc. Hôm nay Biogency sẽ giới thiệu đến các bạn đọc phương án xử lý nước thải ngành chế biến nước giải khát được đánh giá là tối ưu nhất ở thời điểm hiện tại. Mời các bạn theo dõi qua bài viết dưới đây!

Hiện trạng việc xử lý nước thải ngành chế biến nước giải khát ngày nay

Ngành chế biến, sản xuất nước giải khát đã và đang phát triển rất mạnh ở Việt Nam do nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng nghĩa với việc đó là lượng nước thải phát sinh từ ngành công nghiệp này liên tục tăng cao.

Lượng nước thải phát sinh chủ yếu từ công đoạn  súc rửa chai và quá trình loại bỏ các sản phẩm không đạt chất lượng,… Trong loại nước thải này chứa nhiều hợp chất hữu cơ lẫn vô cơ, các chất này khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài thì rất dễ xảy ra quá trình phân hủy sinh học. Từ đó gây nên mùi hôi thối, ảnh hưởng ra môi trường xung quanh và nguồn nước.

Hầu hết các nhà máy sản xuất nước giải khát để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường đều tìm đến những giải pháp như:

  • Nâng cao, cải tiến công nghệ và quy trình sản xuất.
  • Sử dụng các loại nguyên liệu an toàn, nhiên liệu sạch để thay thế cho những nguyên liệu, nhiên liệu truyền thống dễ sản sinh nhiều chất gây ô nhiễm.

Nhưng có một phương án mang tới hiệu quả cao và giá trị bền vững hơn thì khá nhiều doanh nghiệp chưa có sự quan tâm cần thiết. Đó chính là đầu tư bài bản vào việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Vậy tại sao việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải ngành chế biến nước giải khát lại quan trọng? Nó sẽ giúp nước thải sạch hơn, không còn chất độc hại và đạt tiêu chuẩn xả ra nguồn tiếp nhận. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp sản xuất nước giải khát lại chưa đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, hoặc chưa xây dựng quy trình đúng chuẩn, mang đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho môi trường.

Thành phần nước thải ngành chế biến nước giải khát

Đầu tiên chúng ta cần biết nước thải ngành chế biến nước giải khát phát sinh từ những nguồn nào.

  • Phần lớn nước thải đến từ việc dọn rửa nhà xưởng, nguyên liệu, máy móc thiết bị và từ quá trình tiệt trùng thành phẩm.
  • Nước thải từ các hoạt động thường ngày, sinh hoạt của công nhân.
  • Nước từ quá trình thải bỏ những sản phẩm không đạt chất lượng, sản phẩm hư hỏng do quá trình vận chuyển, bảo quản.
  • Nước nhỏ xuống từ hệ thống máy làm lạnh, lò hơi,…
  • Dầu mỡ rò rỉ từ các loại máy móc, thiết bị sau quá trình vận hành.
  • Một lượng nhỏ do nước mưa chảy tràn xuống.

Đối với ngành công nghiệp sản xuất nước giải khát thì lưu lượng nước thải trong quá trình sản xuất không quá nhiều, do nước cấp vào hầu hết đều đi vào sản phẩm. Lượng nước thải ra chủ yếu đến từ những công đoạn sơ chế, chế biến nguyên liệu, vệ sinh thiết bị, nhà xưởng cùng với nước thải sinh hoạt, vì thế thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy (BOD, COD), chất rắn lơ lửng, nitơ và phốt pho (N, P).

Bạn đọc có thể tham khảo bảng thông số về thành phần nước thải ngành chế biến nước giải khát dưới đây:

STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ ĐẦU VÀO Cột A, QCVN 40:2011/BTNMT
1 pH 6,12 6 – 9
2 COD mgO2/l 1483 75
3 BOD5 mgO2/l 937 30
4 SS mg/l 485 50
5 Tổng nitơ mg/l 18 20
6 Tổng phốt pho mg/l 3,1 4
7 Tổng coliform MPN/100ml 2,2 x 10⁴ 3000
8 Dầu mỡ mg/l 3,9 5

Từ bảng thành phần này chúng ta có thể suy ra: với hàm lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng cao như vậy, việc xử lý nước thải ngành sản xuất nước giải khát nên sử dụng biện pháp xử lý sinh học kỵ khí kết hợp với sinh học hiếu khí là phù hợp nhất.

Nguy cơ nếu không xử lý nước thải ngành chế biến nước giải khát

Tỉ lệ thuận với lượng nước giải khát được sản xuất ngày càng nhiều, nước thải từ cơ sở chế biến xả ra môi trường cũng tăng liên tục. Nước thải chưa qua xử lý có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy trong nước thải tăng cao để lại những hậu quả sau:

  • Tạo điều kiện cho vi sinh vật yếm khí phát triển gây mùi hôi khó chịu.
  • Thu hút các loài côn trùng gây bệnh tập trung lại, gián tiếp mang tới nhiều căn bệnh nguy hiểm.
  • Gây ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp đến sức khỏe của công nhân nhà máy cũng như người dân xung quanh khu vực.
  • Tác động đến hoạt động sản xuất, chăn nuôi và sinh hoạt thường ngày của các cư dân địa phương.
  • Ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
  • Gây ô nhiễm cục bộ, các chất độc hại xâm nhập vào đất, nước mặt lẫn nước ngầm,…
Xử lý nước thải chế biến nước giải khát
Nước thải chế biến nước giải khát chưa được xử lý đã xả ra nguồn tiếp nhận sẽ gây nên nhiều hậu quả xấu.

Có thể thấy, việc xử lý nước thải ngành sản xuất nước giải khát là điều vô cùng cần thiết. Các nhà máy ngay từ buổi ban đầu vận hành đã cần phải triển khai quy trình xử lý theo tiêu chuẩn hiện hành, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, lành mạnh và chất lượng cuộc sống cho những người xung quanh.

Sơ đồ quy trình xử lý nước thải ngành chế biến nước giải khát

Dưới đây Biogency sẽ giới thiệu đến bạn đọc về quy trình xử lý nước thải ngành chế biến nước giải khát, đồng thời thuyết minh cặn kẽ về các bước trong quy trình để bạn nắm rõ.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến nước giải khát

So do quy trinh xua ly nuoc thai trong che bien nuoc giai khat

Thuyết minh sơ đồ quy trình xử lý nước thải ngành chế biến nước giải khát

  • Đầu tiên nước thải đầu vào từ những công đoạn sản xuất, sinh hoạt sẽ được tập trung lại. Nước sẽ được đi qua các song chắn rác để những loại rác thô, kích thước lớn được giữ lại trước khi đi vào hệ thống xử lý. Việc này sẽ giúp hạn chế tắc nghẽn đường ống và bơm.
  • Nước được dẫn vào hố thu nước thải, tiếp theo được bơm lên bể điều hòa để điều hòa lưu lượng dòng chảy cũng như nồng độ nước thải. Trong bể điều hòa có lắp đặt hệ thống sục khí liên tục nhằm xáo trộn dòng nước, hạn chế tình trạng lắng cặn ở bể tạo mùi hôi.
  • Nước tiếp tục được dẫn đến bể lắng rồi sau đó đi tiếp sang bể Aerotank (bể sinh học hiếu khí). Tại đây, các vi sinh sẽ định kỳ được thêm vào từ bùn tuần hoàn tại bể lắng. Vi sinh giúp phân hủy các chất hữu cơ thành sinh khối mới, khí CO2 và nước. Thông thường người ta còn thêm vào bể Aerotank các vật liệu tiếp xúc để tạo môi trường cho vi sinh vật bám dính, phát triển, đồng thời tăng khả năng tiếp xúc giữa vi sinh vật và nước thải.
  • Sau bước xử lý trên, nước sẽ được dẫn qua bể lắng để lắng bùn. Nước khi vào bể lắng sẽ di chuyển trong ống trung tâm xuống dưới đáy bể, rồi tiếp tục di chuyển từ dưới lên trên chảy vào máng thu nước để đi tiếp qua bể khử trùng. Lượng bùn lắng dưới đáy bể sẽ có một phần được tuần hoàn lại bể sinh học hiếu khí, còn phần bùn thải sẽ được bơm vào bể chứa bùn.
  • Ở bể khử trùng, clo sẽ được thêm vào để tiêu diệt những vi sinh vật nguy hiểm có trong nước nhờ khả năng oxy hóa mạnh.
  • Từ đây nước thải đã được xử lý sạch, đảm bảo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT/cột A và được xả ra nguồn tiếp nhận theo đúng quy định.
  • Đối với lượng bùn dư từ bể lắng sinh học, cùng với phần bùn rắn sau quá trình lược rác sẽ được dẫn về bể chứa bùn. Tại đây diễn ra quá trình ổn định bùn kỵ khí để bùn có độ ổn định, dễ lắng và giảm mùi đáng kể. Sau đó bùn được đưa vào máy ép làm giảm thể tích và làm khô, sau đó số bùn khô sẽ được mang đi chôn lấp.
  • Nước thải từ quá trình này tiếp tục được xử lý theo quy trình trên, đảm bảo QCVN 40:2011/BTNMT và xả ra nguồn tiếp nhận.

Xử lý nước thải ngành chế biến nước giải khát bằng phương án vi sinh

Một quy trình xử lý nước thải đạt chuẩn không thể thiếu sự tham gia của các chủng vi sinh vật. Từ sơ đồ trên ta có thể thấy được, khi tăng cường hoạt động của hệ vi sinh vật trong bể Aerotank, hiệu suất làm việc của bể cũng tăng lên đáng kể, từ đó tốc độ lẫn hiệu quả xử lý của toàn bộ hệ thống cũng được nâng cao, giúp nước thải đầu ra đạt chuẩn quy định.

Với dòng sản phẩm Microbe-Lift IND – Vi sinh xử lý nước thải BOD, COD, TSS của Biogency, công tác xử lý nước thải của các doanh nghiệp chế biến nước giải khát sẽ được rút ngắn thời gian và tối ưu hiệu quả. Microbe-Lift IND là sản phẩm cốt lõi trong dòng sản phẩm vi sinh môi trường, chứa quần thể vi sinh được phân lập và nuôi cấy dạng lỏng, có khả năng hoạt động mạnh hơn vi sinh thông thường từ 5 – 10 lần.

Sản phẩm Microbe-Lift IND của Biogency.

Cách sử dụng sản phẩm như sau:

  • Tháng đầu tiên nuôi cấy vi sinh:
    • Ngày 1 – 2: dùng 40 – 80 ml/m3.
    • Ngày 3 – 7: dùng 10 – 20 ml/m3.
    • Ngày 8 – 30: dùng 2 – 5 ml/m3.
  • Để duy trì sự ổn định và hiệu suất của hệ thống xử lý: dùng 1 – 5 ml/m3.

Tham khảo: Quy trình xử lý nước thải sản xuất kem

Sử dụng vi sinh xử lý nước thải là giải pháp hữu hiệu, bền vững cho những doanh nghiệp nào đang tìm kiếm phương án xử lý nước thải cho nhà máy của mình. Với sản phẩm vi sinh của Biogency, chúng tôi sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện công tác xử lý nước thải ngành chế biến nước giải khát nhanh, hiệu quả và an toàn hơn. Liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 0909 538 514 để được tư vấn thêm về sản phẩm.

Tài liệu tham khảo:

qcvn-40-nước-thải-cn.pdf (tdtu.edu.vn)

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký