giảm bệnh đốm trắng trên tôm

Giảm nguy cơ tôm nhiễm bệnh đốm trắng nhờ kiểm soát tốt 5 yếu tố sau

Bệnh đốm trắng (WSSV) trên tôm xuất hiện tại Việt Nam khá sớm. Nó được nhận định là một dịch bệnh nguy hiểm, gây tỷ lệ tôm chết cao và hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh. Do đó, để giảm nguy cơ tôm nhiễm bệnh đốm trắng, bà con cần tìm hiểu về các biện pháp phòng bệnh, bắt đầu từ con giống và môi trường ao nuôi.

Giảm nguy cơ tôm nhiễm bệnh đốm trắng nhờ kiểm soát tốt con giống

(Các số liệu về tỷ lệ tôm nhiễm bệnh đốm trắng WSSV được lấy từ “Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản, Số 2/2018 – NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) NUÔI THÂM CANH TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC”.)

Con giống là yếu tố đầu tiên bà con cần quan tâm khi quyết định nuôi tôm. Con giống ngoài sạch bệnh cũng cần đáp ứng được các yêu cầu dưới đây để giúp giảm nguy cơ tôm nhiễm bệnh đốm trắng trong quá trình nuôi:

Tham khảo: Cách chọn tôm giống

Kiểm soát cỡ tôm thả, ưu tiên thả tôm đạt cỡ post ≥ 10:

Theo kết quả nghiên cứu quá trình nuôi tôm ở một số tỉnh Quảng Ninh, Nghệ An và Nam Định, tôm giống có kích thước nhỏ (cụ thể là post < 10) khi thả xuống ao có nguy cơ mắc bệnh đốm trắng cao hơn khoảng 7,5 lần so với tôm post ≥ 10.

01 cac yeu to giam nguy co nhiem benh dom trang tren tom
Tôm nhiễm bệnh đốm trắng (White Spot Syndrome Virus – WSSV)

Một kết quả nghiên cứu khác vào năm 2004 cũng cho biết thêm rằng khi thả tôm có kích thước lớn hơn, tỷ lệ sống của tôm cũng cao hơn, cụ thể:

  • Thả tôm đạt cỡ post 30, tỷ lệ sống của tôm đạt 79%.
  • Thả tôm đạt cỡ post 20, tỷ lệ sống của tôm đạt 77%.
  • Thả tôm đạt cỡ post 10, tỷ lệ sống của tôm đạt 67%.

Do đó, việc kiểm soát cỡ tôm thả là yếu tố quan trọng bà con cần quan tâm. Ngoài việc giúp giảm nguy cơ tôm nhiễm bệnh đốm trắng, còn giúp nâng cao tỷ lệ tôm sống từ đó giúp tối ưu chi phí con giống cho bà con.

Kiểm soát tỷ lệ sống của tôm giống bằng cách giảm sốc khi thả tôm:

Tôm là loài động vật biến nhiệt, do đó bất kỳ sự thay đổi nhiệt độ nào của môi trường cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và tập tính sống của tôm. Chưa kể nếu các điều kiện môi trường nước nuôi quá chênh lệch so với môi trường nước ương giống, tôm rất dễ bị sốc, tỷ lệ nhiễm bệnh cao, giảm ăn và chết.

Theo kết quả nghiên cứu, tôm không được giảm sốc có tỷ lệ mắc bệnh đốm trắng WSSV cao hơn 4,8 lần so với tôm được giảm sốc. Vì thế, giảm sốc khi thả tôm là yếu tố bà con cần thực hiện để gia tăng tỷ lệ sống của tôm và giảm nguy cơ tôm nhiễm bệnh đốm trắng.

Một số cách giảm sốc bà con có thể áp dụng khi thả tôm là:

  • Điều chỉnh các yếu tố của môi trường nước như pH, độ mặn, độ cứng, độ đục… phù hợp trước khi thả tôm.
  • Không nên thả tôm khi nhiệt độ môi trường và nước tăng quá cao hoặc xuống quá thấp (ngoài khoảng 25°C – 30°C). Nên cân bằng nhiệt độ của môi trường ao nuôi tương đương với nhiệt độ trong túi thả tôm.
02 cac yeu to giam nguy co nhiem benh dom trang tren tom
Nên cân bằng nhiệt độ của môi trường ao nuôi tương đương với nhiệt độ trong túi thả tôm trước khi tiến hành thả
  • Không nên thả tôm khi trời mưa hoặc dự kiến mưa sau đó.
  • Tạt thêm khoáng và Vitamin C để giúp tôm kích thích hệ miễn dịch tốt hơn.

Tham khảo: Cách thả tôm giống an toàn

Giảm nguy cơ tôm nhiễm bệnh đốm trắng nhờ kiểm soát tốt môi trường nuôi

Môi trường nước ao là nơi có khả năng mang mầm bệnh đốm trắng trực tiếp từ bên ngoài vào ao nuôi cao nhất. Do đó, bên cạnh kiểm soát 2 yếu tố về con giống, bà con cũng cần kiểm soát tốt 3 yếu tố về môi trường ao nuôi dưới đây để giảm nguy cơ tôm nhiễm bệnh đốm trắng: 

Kiểm soát nguồn nước đưa vào ao:

Nuôi tôm sử dụng rất nhiều nước, bao gồm nước cấp vào ao trước khi thả giống và nước thay/ nước bổ sung trong suốt quá trình nuôi tôm. Sử dụng nguồn nước chưa qua xử lý không chỉ dẫn đến nguy cơ tôm nhiễm bệnh đốm trắng mà có thể nhiễm nhiều bệnh dịch khác. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bà con sử dụng trực tiếp nguồn nước từ kênh mương, sông và đưa vào ao sẽ làm tăng nguy cơ tôm nhiễm bệnh đốm trắng đến 6,3 lần.

Tham khảo: Quy trình xử lý nước ao tôm

Do đó, để kiểm soát chất lượng nước đưa vào ao nuôi tôm, bà con cần:

Sử dụng ao lắng để chứa nước và trữ nước trong suốt quá trình nuôi tôm:

Công dụng của ao lắng là giúp điều hòa lại các yếu tố của môi trường nước và tiêu diệt mầm bệnh gây hại cho tôm. Theo nghiên cứu, virus gây bệnh đốm trắng (WSSV) trên tôm có thể sống ngoài tế bào vật chủ và tồn tại trong môi trường nước biển ở 30°C ít nhất 30 ngày và trong nước ao nuôi ít nhất 3 – 4 ngày. Do đó, bà con cần đưa nước vào ao lắng và chứa khoảng 5 – 7 ngày trước khi cấp vào ao để hạn chế tối đa nguy cơ tôm nhiễm bệnh đốm trắng và các bệnh dịch khác.

Bên cạnh đó, nếu nhận thấy nguồn nước từ ao lắng chứa nhiều chất ô nhiễm, bà con có thể bổ sung thêm các chất xử lý, khử trùng như Iodine, BKC, KMnO4, Chlorine… trước khi đưa vào ao nuôi tôm. Lưu ý rằng, nước sau khi khử trùng cần được giữ lại ở ao lắng khoảng 4 – 5 ngày trước khi đưa vào ao nuôi để đảm bảo các chất khử trùng được chuyển hóa và bay hơi hết.

03 cac yeu to giam nguy co nhiem benh dom trang tren tom
Ao lắng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ tôm nhiễm bệnh đốm trắng và các dịch bệnh nguy hại khác

Sử dụng lưới lọc để loại bỏ tạp chất trong nước:

Một điều quan trọng bà con cần lưu ý thêm là khi đưa nước vào ao nuôi tôm từ ao lắng, bà con cần sử dụng thêm lưới lọc để giữ lại các lơ lửng, động vật thủy sinh (ví dụ như: giáp xác, sinh vật phù du…) trôi vào ao, từ đó làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh đốm trắng trên tôm. Việc sử dụng lưới lọc có khả năng giúp tôm giảm nguy cơ mắc bệnh đốm trắng WSSV đến 3,2 lần.

Bà con có thể sử dụng thêm các sản phẩm men vi sinh xử lý nước để làm sạch nước ao nuôi, gây màu nước, giảm lợn cợn, váng bọt, ức chế vi sinh vật gây bệnh… và đặc biệt là giảm tỷ lệ và tần suất thay nước trong suốt quá trình nuôi tôm để giảm thiểu dịch bệnh đốm trắng xuất hiện. Tham khảo thêm: Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C làm sạch nước ao nuôi tôm hiệu quả

Kiểm soát sinh vật mang mầm bệnh vào ao nuôi tôm:

Sự xuất hiện của các vi sinh vật khác trong ao nuôi tôm như ốc, giun tơ, cá bống, vẹm… cũng làm tăng nguy cơ tôm nhiễm dịch bệnh, trong đó có bệnh đốm trắng. Cụ thể trong ao có các sinh vật khác có khả năng làm tăng nguy cơ tôm nhiễm bệnh đốm trắng đến 3,9 lần. Vì thế, để tránh các sinh vật khác xâm nhập vào ao nuôi, ngoài biện pháp lắng, lọc, bà con cũng cần quan sát ao nuôi thường xuyên, đặc biệt là các khu vực bờ ao để tránh cua, ốc bò vào.

Bà con có thể sử dụng bạt phủ quanh bờ ao để dễ dàng kiểm soát sự xuất hiện của các sinh vật lạ.

Kiểm soát dịch bệnh vùng nuôi chặt chẽ:

Số liệu nghiên cứu cho biết rằng ở những vùng nuôi xuất hiện bệnh đốm trắng, tỷ lệ các ao còn lại trong vùng nhiễm bệnh cao hơn 4,6 lần so với các vùng khác. Do đó, để giảm thiểu nguy cơ ao nuôi tôm của bà con bị bệnh đốm trắng xâm nhập, ngoài những biện pháp kiểm soát trên, bà con cũng cần cập nhật tình hình nuôi tôm trong khu vực thường xuyên để nhanh chóng phát hiện vị trí ao tôm nhiễm bệnh, từ đó có các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả cho ao nuôi của mình.

Các số liệu về tỷ lệ tôm nhiễm bệnh đốm trắng WSSV được lấy từ “Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản, Số 2/2018 – NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) NUÔI THÂM CANH TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC”.

Bệnh đốm trắng (WSSV) trên tôm được xem là dịch và có tốc độ lây lan nhanh. Do đó, việc kiểm soát các yếu tố con giống và môi trường ao nuôi ngay từ đầu vụ là cần thiết để giúp bà con giảm nguy cơ tôm nhiễm bệnh đốm trắng. Mọi thắc mắc cần giải đáp trong quá trình nuôi tôm, bà con hãy liên hệ ngay đến Hotline 0909 538 514, Biogency sẽ giải đáp cho bà con nhanh chóng nhất! Chúc bà con nuôi tôm thành công!

Tài liệu tham khảo:

https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/282912/CVv400S22018024.pdf

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký