Trong nền kinh tế trong nước, ngành sản xuất mía đường là một trong những ngành công nghiệp sản xuất rất quan trọng. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện nay khiến số lượng nhà máy sản xuất ngày càng tăng nhanh.
Trái ngược với những lợi ích kinh tế mà ngày công nghiệp này mang lại, sản xuất mía đường sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý khoa học. Bài viết này hãy cùng Biogency tìm hiểu thêm về hệ thống xử lý nước thải nhà máy đường cần có gì nhé!
Các nội dung chính
Nước thải nhà máy đường có gì?
Nước thải của nhà máy đường thường xuất phát từ:
– Quy trình ép mía và làm mát các ổ trục máy ép
– Xuất phát từ quá trình làm mát, rửa và lọc các thiết bị của nhà máy
– Nguồn nước thải đến từ nước thải sinh hoạt công nhân, khu ăn uống, nhà vệ sinh,…
Chỉ số nồng độ ô nhiễm nước thải của ngành sản xuất mía đường:
Ảnh hưởng nước thải mía đường tới môi trường
“Sống chung với ô nhiễm” là là điều mà những người dân ở xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa phản ánh trong những năm qua. Nguồn nước ô nhiễm phát sinh từ Nhà máy Mía đường Việt Nam – Đài Loan với nguồn nước thải màu đen chạy thẳng từ hồ chứa nhà máy ra thẳng cánh đồng.
Từ khi cảnh tượng ô nhiễm xuất hiện, người dân xung quanh bị mắc các bệnh như lở loét, ghẻ lở, ung thư, viêm gan và gia súc chậm phát triển. Mùi hôi thối cùng của sự ô nhiễm này diễn ra thường xuyên nhưng chưa hề có sự can thiệp của các cơ quan chính quyền tại địa phương.
Sông Cái Lớn thuộc địa bàn thị xã Long Mỹ (Hậu Giang) bị ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng và nguyên nhân bắt nguồn từ nước thải của Công ty TNHH Mía đường Long Mỹ Phát. Gây hậu quả nghiêm trọng tới nguồn nước sinh hoạt dân cư, không những thế còn đe dọa trực tiếp đến kinh tế sản xuất của các hộ dân nuôi trồng thủy sản xung quanh khu vực này.
Theo những thông cáo cho biết, Công ty TNHH mía đường Sơn La ( Mai Sơn, tỉnh Sơn La), nguồn nước thải sản xuất của công ty này đã thẩm thấu và rò rỉ xuống dưới tầng nước ngầm trong khu vực sông suối khu dân cư, toát lên mùi hôi thối và màu nước sinh hoạt đen xì.
Nguồn nước chứa nhiều chất độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, cũng như môi trường sinh hoạt sinh hoạt chung. Người dân ở đây cho hay, họ phải thường xuyên mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, phổi và các chứng bệnh bệnh nguy hiểm khác.
Hay điển hình là Nhà máy đường Hòa Bình, họ xả thẳng nguồn nước thải xuống hệ thống sông Bưởi với lý do là “công ty không có hệ thống xử lý nước thải” và xử lý “tạm thời” với 4 – 5 hồ chứa nước. Nhà máy mở rộng mô hình sản xuất nên lượng nước thải sinh ra ngày càng nhiều, vì không có hồ chứa nên phải “xả trộm” trực tiếp ra môi trường.
Sông Bưởi không chỉ chảy qua các địa phận của tỉnh Hòa Bình mà còn chảy quanh khu vực các xã Thạch Lâm, Thanh Hóa gây thiệt hại đến ngành thủy sản, đặc biệt là sức khoẻ của con người.
Vậy nền tầm quan trọng của quy trình xử lý nước thải nhà máy đường là vô cùng quan trong nếu không được kiểm soát hợp lý.
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy đường hiệu quả
SƠ ĐỒ
Giải thích sơ đồ:
Bể thu gom:
Bể thu gom sẽ mở đầu quy trình xử lý nước thải nhà máy đường. Đầu tiên phần nước thải đầu vào sẽ được dẫn vào bể, trước khi vào hố, nước thải phải đi qua song chắn rác đến để ngăn chặn các loại rác có kích thước lớn, nhằm tránh tình trạng tắc nghẽn của bơm và đường cấm.
Bể điều hoà:
Bơm chìm sẽ bơm nước từ bể thu gom vào trong bể điều hoà, ở đây bể có chức năng điều chỉnh lại lưu lượng nước thải khi xử lý. Tại bể nước được xáo trộn liên tục nhờ 2 máy thổi khí hoạt động liên tục.
Bể keo tụ:
Sau quá trình điều hoà lượng nước, nước thải sẽ tiếp tục qua bể keo tụ để tạo bông. Trong bể này nước thải được điều chỉnh độ pH, chất bổ trợ keo tụ-tạo bông,…
Bể Kỵ khí:
Nguồn nước thải mía đường tiếp tục chảy vào trong bể lắng thứ, chịu áp lực của trọng lực bông bùn sẽ bắt đầu lắng xuống và theo máng thu chảy qua bể kỵ khí. Trong bể kỵ khí, các vi sinh vật kỵ khí sẽ tích cực phân huỷ các hợp chất hữu cơ trở thành các chất vô cơ ở tinh thể đơn giản và khí Biogas (NH3; CO2; H2S; CH4;…), phương trình phản ứng:
Hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí -> CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới (Vô cơ)
Bể hiếu khí:
Tiếp tục quy trình xử lý tại bể hiếu khí, với quy trình xử lý tổng hợp: Khử: BOD – Nitrat hóa – NO3-; Photpho; NH4+;… Các vi sinh vật hiếu khí dễ dàng phân huỷ chuyển hoá hữu cơ còn lại thành dạng khối, H2O và CO2. Các VSV tập trung dưới dạng bông bùn hoạt tính, sử dụng oxy để hoà tan. Khi nguồn oxy đảm bảo sẽ khiến quá trình oxy hóa diễn ra hiệu quả, bùn hoạt tính sẽ được hoàn lưu tiếp tục quay trở lại bể thiếu khí để làm nhiệm vụ.
Bể lắng:
Quá trình lắng tách pha và giữ bùn(VSV) sẽ xảy ra tại bể lắng, nước thải sẽ tiếp tục quá thiết bị lọc để loại bỏ hoàn toàn các cặn còn lắng mà bể lắng chưa xử lý tối ưu. Bùn sau lắng sẽ được bơm tuần hoàn trở lại bể thiếu khí để duy trì nồng độ của vi sinh vật, còn bùn dư còn lại sẽ được bơm vào bể chứa bùn. Bùn sẽ được lưu trữ và thu gom xử lý định kỳ.
Bể khử trùng:
Chlorine sẽ được bơm trực tiếp vào bể bằng bơm định lượng. Với hàm lượng chất oxy mạnh, VSV có hại sẽ bị tiêu huỷ hoàn toàn, đảm bảo tiêu chuẩn cho quy trình xử lý chất thải đạt chuẩn theo quy định QCVN 40:2011/BTNMT.
_____________________
Phía trên là tất tần tật về hệ thống xử lý nước thải của nhà máy đường, mong rằng sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan để hệ thống xử lý nước thải nhà máy đường. Để nhận được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất về phương pháp xử lý nước thải đến từ Biogency liên hệ ngay qua HOTLINE: 0909 538 514
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh