Các thiết bị điện và linh kiện điện tử trước khi được xuất ra ngoài thị trường phục vụ cuộc sống đều phải trải qua quá trình gia công sản xuất rất phức tạp, nhiều công đoạn và phát sinh nước thải gây ô nhiễm. Nguồn nước thải này chứa nhiều chất độc hại, kim loại nặng nên cần được xử lý nghiêm ngặt. Hãy cùng Biogency tìm hiểu đặc trưng và phương pháp xử lý nước thải nhà máy sản xuất linh kiện điện tử nhé!
Các nội dung chính
Đặc trưng nước thải sản xuất linh kiện điện tử
Đặc trưng của nước thải sản xuất bao gồm nguồn phát sinh và tác động của nó đến môi trường và sức khỏe.
Nguồn phát sinh
- Nước thải sinh hoạt: Từ hoạt động thường ngày của con người trong khu vực nhà máy, thường chứa nhiều dầu mỡ, chất hữu cơ như giấy, thực phẩm…
- Nước thải công nghiệp: Từ hoạt động sản xuất, thường chứa các chất rắn lơ lửng, tạp chất, kim loại như Asen, chì, thủy ngân…
Ảnh hưởng của nước thải sản xuất linh kiện điện tử
- Đối với môi trường nước: Hàm lượng kim loại chứa trong nước thải cao nếu thải ra môi trường nước sẽ khiến các loài thủy sinh hấp thụ vào gây nên hiện tượng chậm lớn, nhiễm bệnh nguy hiểm và chết hàng loạt. Đồng thời, các chất hữu cơ tích tụ trong nước thải gây mất cân bằng môi trường nước, gây thiếu oxy và sản sinh các loại tảo độc có hại, gây mùi và làm chết tôm cá.
- Đối với sức khỏe con người: Các kim loại nặng trong nước thải sản xuất linh kiện điện tử rất có hại cho con người. Bao gồm:
- Asen: Nếu tiếp xúc thời gian dài dẫn đến các bệnh như tim mạch, rối loạn hệ thần kinh, tuần hoàn máu, rối loạn các chức năng gan thận. Trường hợp ngộ độc cấp tính thường gây buồn nôn, khô miệng và họng.
- Thủy ngân: Rất độc, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, thận có thể dẫn đến tử vong.
- Chì: Nếu con người nhiễm độc chì sẽ bị suy giảm trí nhớ, thiếu máu, ung thư phổi, dạ dày và thần kinh đệm.
- Crom: dễ gây loét dạ dày, ruột non, viêm gan thận, phổi…
Tham khảo: Xử lý nước thải nhà máy giấy
Cách xử lý nước thải nhà máy sản xuất linh kiện điện tử
Nước thải nhà máy sản xuất linh kiện điện tử có 2 nguồn là nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất được xử lý theo sơ đồ sau:
Quy trình hoạt động:
- Tại hố thu gom: Lượng nước thải đầu vào sẽ theo hệ thống thu gom dẫn về hố thu. Nước thải đi qua song chắn rác được loại bỏ các tạp chất và rác thải kích thước lớn. Các hố thu hầu hết đều có kích thước sâu để dễ dàng thu gom. Hố thu đa số đều bố trí bơm chìm để thuận lợi bơm nước thải sang bể điều hòa.
- Tại bể điều hòa: Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa tính chất và lưu lượng nước thải. Trong đó, nước thải được hòa trộn liên tục nhờ hệ thống máy thổi khí, sau đó được bơm liên tục lên bể keo tụ tạo bông. Nước thải ban đầu được đưa vào ngăn khuấy trộn. Sau đó hóa chất keo tụ và hóa chất điều chỉnh pH được thêm vào tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh quá trình keo tụ. Trong hệ thống có motor bánh khuấy được chỉnh ở tốc độ nhanh để trộn đều hóa chất trong nước thải.
- Tại bể keo tụ tạo bông: Hệ thống châm hóa chất tại đây sẽ tiếp tục được bổ sung chất keo tụ (polymer) để nâng cao hiệu quả xử lý. Để tránh làm vỡ bông cặn và tiến hành quá trình tạo bông, motor cánh khuấy sẽ được điều chỉnh ở mức độ thích hợp.
- Tại bể lắng: Hỗn hợp bông cặn từ đây sẽ được đưa dần vào bể lắng để lắng các bông cặn đã keo tụ xuống đáy bể.
- Tại bể Anoxic: Dưới tác động của động cơ khuấy trộn liên tục ở đầu và cuối bể thiếu khí dễ dàng loại bỏ các hợp chất Nitơ có trong nước thải. Các chuyên gia của Biogency khuyên bạn nên sử dụng kết hợp men vi sinh Microbe-Lift IND để tiến hành khử Nitrat. Sau một thời gian lưu trữ nước tại bể thiếu khí, hỗn hợp bùn với nước thải chảy tràn qua bể hiếu khí Aerotank để tiếp tục xử lý.
- Tại bể Aerotank: Không khí được cấp vào bể sinh học hiếu khí nhờ máy thổi khí hoạt động 24/24. Tiếp tục bổ sung Microbe-Lift IND định kỳ mỗi tuần, các vi sinh vật trong sản phẩm sẽ phân hủy các chất hữu cơ có hại góp phần làm giảm nồng độ ô nhiễm của nước. Để quá trình diễn ra hiệu quả nhất, chúng ta cần tăng bề mặt tiếp xúc giữa các vi sinh với nước thải.Nước thải sau khi được xử lý ở Aerotank được tuần hoàn trở lại.
- Tại bể khử trùng: Bể khử trùng được châm thêm chất NaOCl để diệt những vi khuẩn sót lại. Bể khử trùng được xem bước trung gian trong việc bơm nước vào bể lọc áp lực.
- Tại bể lọc áp lực: Nước từ bể khử trùng được bơm vào bể lọc áp lực để loại bỏ các chất bẩn còn lại trong quá trình xử lý. Sau một thời gian sẽ bắt đầu tiến hành rửa lọc để triệt tiêu những chất có hại trên vật liệu lọc. Nước rửa lọc tiếp tục được tuần hoàn tại hố thu. Nước thải sau khi xử lý sẽ đạt QCVN 40:2011/BTNMT.
Tuy nhiên trong thực tế, vì lượng phát sinh từ hoạt động sản xuất ít nên tách riêng xử lý sẽ đơn giản và ít tốn kém hơn. Đối với 1 số nhà máy, nếu có thành phần COD, BOD cũng sẽ tách riêng xử lý hóa lý trước khi đấu với hệ thống xử lý chung. Phương pháp này không những giúp giảm hiệu quả các chỉ số BOD, COD… mà còn giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy sinh học toàn hệ thống, vừa an toàn với môi trường vừa không mất nhiều chi phí xây dựng thêm hệ thống xử lý đắt tiền. Đặc biệt sản phẩm có khả năng hoạt động tốt ở các môi trường hiếu khí, kỵ khí và tùy nghi.
Tham khảo: Xử lý nước thải nhà máy sản xuất sữa
Biogency xử lý nước thải linh kiện điện tử cho nhà máy RF (công suất 20 m3/ngày đêm)
Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử RF với doanh thu hơn 700 triệu USD/ năm. Nguồn nước thải từ nhà máy chủ yếu phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên nhà máy. Vì thế nước thải tại nhà máy này chứa những đặc trưng của nước thải sinh hoạt. Công nghệ được Biogency gợi ý áp dụng để xử lý nước thải tại đây là:
Điều hòa – Anoxic – Aerotank – Lắng sinh học
Tại thời điểm diễn ra khảo sát, nhà máy RF sử dụng 1 kg Mật rỉ đường/ngày, pH đo tại bể Aerotank khá thấp (khoảng 6.5), khả năng lắng bùn (SV30) khi kiểm tra cho thấy bông bùn mịn và hơi khó lắng. Bên cạnh đó nước thải đầu ra bị vượt chỉ tiêu tổng Nitơ 2.6 lần, chủ yếu tồn tại ở dạng N-Nitrat. Số liệu được thể hiện như bảng phân tích bên dưới:
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Kết quả | Giới hạn nguồn tiếp nhận |
1 | pH | – | 6.5 | 5 – 10 |
2 | COD | mg/l | 8 | 300 |
3 | N-NH4+ | mg/l | 0.3 | 20 |
4 | Tổng Nitơ | mg/l | 105 | 40 |
Nhu cầu xử lý nước thải của nhà máy
N-Amoni và tổng Nitơ là 2 chỉ tiêu quan trọng và khó xử lý trong nước thải. Chúng được quy định trong hầu hết các QCVN về chất lượng nước thải các ngành nghề, tiêu biểu là nước thải dệt nhuộm, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải chế biến thủy sản, nước thải chế biến cao su thiên nhiên, nước thải chăn nuôi…
Đối với hệ thống xử lý nước thải sản xuất linh kiện điện tử của nhà máy RF, ban quản lý nhà máy có nhu cầu: Xử lý tổng Nitơ xuống dưới 40 mg/l để đạt tiêu chuẩn xả thải của đơn vị tiếp nhận.
Phương pháp xử lý tổng Nitơ trong nước thải nhà máy sản xuất linh kiện điện tử bằng men vi sinh Microbe-Lift
Trong nước thải sản xuất linh kiện điện tử thường giàu chất hữu cơ, do đó phương án xử lý phù hợp nhất là xử lý nitơ trong nước thải, dựa trên cơ chế chuyển hóa nitơ. Tổng quan về quá trình xử lý của phương pháp này được thể hiện như sau:
Quá trình | Nitrat hóa | Khử nitrat |
Vị trí | Bể hiếu khí (bể aerotank) | Bể thiếu khí (bể anoxic) |
Sơ đồ chuyển hóa | N-NH4+ → N-NO2- → N-NO3- | N-NO3- → N2 |
Chủng vi sinh chuyển hóa | – Bacillus Lichenliformis– Pseudomonas Citronellolis
– Wolinella Succinogenes |
|
Sản phẩm sử dụng | Men vi sinh Microbe-Lift IND | |
Ảnh sản phẩm | ||
Điều kiện môi trường tối ưu | – Nồng độ O2 hòa tan: DO < 0.5 mg/l– Độ pH trung bình từ 7.0 đến 8.5
– Nhiệt độ tối ưu từ 30 – 36℃ – Yêu cầu bổ sung nguồn cacbon hữu cơ |
Để xử lý tổng nitơ của nhà máy sản xuất linh kiện tử RF, dựa vào hiện trạng và nhu cầu xử lý nêu trên, Biogency khuyên dùng vi sinh Microbe-Lift IND ở cả 2 bể Aerotank và Anoxic. Cụ thể quy trình thực hiện như sau:
- Xả bớt bùn bên trong bể hiếu khí, duy trình ở mức 10%.
- Ở bước tiếp theo, thêm men vi sinh Microbe-Lift IND vào 2 bể Aerotank và Anoxic. Các chủng vi sinh tùy nghi Bacillus lichenliformis, Pseudomonas citronellolis, Wolinella succinogenes có trong sản phẩm sẽ giúp xử lý Nitrat hiệu quả.
- Thêm 6kg Soda Ash Light Na2CO3 99% và 10 lít Methanol 99% vào bể Anoxic mỗi ngày giúp vi khuẩn khử Nitrat sinh trưởng thuận lợi và ổn định pH cho quá trình khử Nitrat.
- Tỷ lệ nội tuần hoàn lên đến 3Q.
Kết quả xử lý sau 2 tuần
Hiệu suất xử lý nước thải sau 2 tuần kết hợp sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND đã tăng từ 60 – 80% và đạt chuẩn xả thải. Kết quả phân tích chỉ tiêu nước thải đầu ra như sau:
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Kết quả đầu ra | Giới hạn nguồn tiếp nhận | |
Trước khi sử dụng Microbe-Lift | Sau khi sử dụng Microbe-Lift | ||||
1 | pH | – | 6.5 | 7.2 | 5 – 10 |
2 | COD | mg/l | 8 | 14.7 | 300 |
3 | N-NH4+ | mg/l | 0.3 | KPH | 20 |
4 | Tổng Nitơ | mg/l | 105 | 24.7 | 40 |
Nhờ phương pháp xử lý nước thải nhà máy sản xuất linh kiện điện tử bằng men vi sinh Microbe-Lift IND, các chỉ tiêu ô nhiễm của nước thải sản xuất linh kiện điện tử đã được, chỉ tiêu tổng Nitơ đạt hiệu suất cao và đảm bảo đúng yêu cầu xả thải của các nguồn tiếp nhận.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu các đặc trưng và phương pháp xử lý nước thải nhà máy sản xuất linh kiện điện tử cũng như lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất. Liên hệ với Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn đặt mua sản phẩm men vi sinh Microbe-Lifft IND nhanh nhất!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh