Hoi chung tom chet lien tuc nguyen nhan va cach xu ly

Hội chứng tôm chết liên tục – nguyên nhân và cách xử lý

Không ít bà con nuôi tôm gặp phải tình trạng tôm chết liên tục không rõ nguyên nhân, gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng luôn cả những vụ sau. Trong bài viết này, bà con hãy cùng Biogency tìm hiểu kỹ hơn về hội chứng tôm chết liên tục và cách xử lý.

Hội chứng tôm chết liên tục là gì?

Hội chứng tôm chết liên tục hay có tên khoa học là hội chứng Running mortality syndrome, viết tắt là RMS. Hội chứng này có đặc trưng là tỷ lệ tử vong bắt đầu hiện rõ sau một tháng hoặc 40 ngày nuôi, bên cạnh đó một phần của tôm sống sót tiếp tục tồn tại và có thể phát triển đến kích thước có thể thu hoạch đầy đủ. Tôm khi bị nhiễm bệnh sẽ cho thấy các mảng cơ trắng trong các phân đoạn bụng như một dấu hiệu lâm sàng.

Nguyên nhân gây bệnh

Tôm mắc hội chứng này không phải nguyên do đến từ các yếu tố thông thường như vi khuẩn hay virus mà tác nhân chính là do khả năng quản lý ao nuôi kém. Số lượng tôm chết càng nhiều thì các thông số chất lượng nước càng đáng báo động. Tại các trang trại nuôi có tôm bị bệnh RMS thì tổng amoniac, nitrit và độ đục thường tương đối cao.

Khi kiểm tra và đo mức vi khuẩn trong hệ tuần hoàn và gan tụy của tôm nhiễm RMS ta sẽ thấy các nhóm Vibrio spp như Vibrio parahaemolyticus và Vibrio azureus chiếm ưu thế lớn. Ngoài ra các loài vibrio này thường được coi là tác nhân gây bệnh thứ cấp, đặc biệt gây tử vong cho vật nuôi khi môi trường nước xấu đi.

Hoi chung tom chet lien tuc nguyen nhan va cach xu ly 2
Hình 1: Tôm bị nhiễm RMS

Triệu chứng của tôm thẻ chân trắng khi nhiễm RMS

Tôm thẻ chân trắng khi nhiễm RMS sẽ có các triệu chứng nổi bật như:

  • Dấu hiệu lâm sàng là các mảng cơ trắng ở bụng.
  • Sau khoảng 35 – 40 ngày nuôi, bắt đầu xuất hiện có tôm chết, tỷ lệ tử vong ở tôm tăng dần và kéo dài liên tục. Đặc biệt tỷ lệ này sẽ cao nhất tại các ao nuôi có độ mặn thấp.
  • Râu đứt, các đốt đuôi và gai đuôi chuyển dần sang màu đỏ. Tiếp theo là phần gan tụy có dấu hiệu chuyển sang màu đỏ vàng. Cuối cùng là cả cơ thể sẽ có màu đỏ đậm.
  • Phát hiện tôm bị chết chìm xuống đáy hoặc bơi lờ đờ ở mé ao.
  • Ngoài ra hiện tượng phân trắng hoặc vàng trong ruột cũng thường thấy ở tôm thẻ bị nhiễm RMS. Bên cạnh đó, tỷ lệ tử vong ở tôm cao được các chuyên gia đánh giá là liên quan đến số lượng vi khuẩn Vibrio cao trong cơ thể.
  • Các quan sát bằng kính hiển vi cho thấy rằng một số điểm ở chân bơi có sự bám bẩn từ các nhân tố bên ngoài với vi khuẩn sợi và động vật nguyên sinh.
Hoi chung tom chet lien tuc nguyen nhan va cach xu ly 3
Hình 2: Triệu chứng của EMS thường thấy là toàn thân chuyển dần sang màu đỏ, bơi lờ đờ hoặc chết chìm xuống đáy ao

Phân bố của bệnh và các nghiên cứu mô bệnh học

RMS được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ. Cho đến năm 2011, hội chứng RMS đã lây lan rộng rãi ở các trang trại nuôi tôm ở Andhra Pradesh (AP) và Tamil Nadu (TN).

Ở giai đoạn này tế bào B (hay còn gọi là tế bào lympho B, hoạt động trên thành phần miễn dịch của cơ thể) được phát hiện nhiều hơn trong ống gan tụy, các giai đoạn sau bệnh sẽ thể hiện qua sự bong tróc của tế bào gan. Một vài tế bào còn phát hiện có sự trương phồng. Nếu tế bào B có tỷ lệ cao trong gan tụy của tôm trong giai đoạn đầu của bệnh chứng tỏ tôm ăn quá mức cần thiết.

Cách phòng trị bệnh kết hợp sản phẩm hỗ trợ men vi sinh Microbe-Lift

Hiện tại vẫn chưa có cách xử lý triệt để bệnh RMS, cách phòng trị được nhiều chuyên gia khuyên là quản lý chất lượng nước nghiêm ngặt.

Bà con nếu phát hiện những dấu hiệu của hiện tượng tôm chết hàng loạt thì nên quản lý tình trạng này bằng cách thường xuyên loại bỏ xác tôm đồng thời giảm lượng thức ăn cho tôm trong vài ngày để giảm tỷ lệ tử vong ở tôm.

Bên cạnh đó có các biện pháp phòng trừ ngay từ đầu vụ như chuẩn bị ao nuôi, chọn tôm giống tốt, mật độ thả hợp lý, thường xuyên kiểm tra và quản lý ao ương. Đồng thời nên duy trì các thông số chất lượng nước tốt như mức DO trong ao tôm tối ưu (trên 4 ppm), pH (7,8-8,2), độ kiềm (80-150 ppm) ), độ mặn (trên 10 ppm).

Tham khảo:

Đặc biệt, các chuyên gia khuyên nên sử dụng vi sinh làm sạch nước ao Microbe-Lift AQUA C làm sạch nước ao nuôi để duy trì chất lượng nước ở mức tốt nhất. Sản phẩm này chứa các chủng vi sinh vật có hoạt tính mạnh giúp phân hủy chất bài tiết và thức ăn thừa tôm cá trong ao, ngoài ra còn công dụng ức chế các vi sinh vật gây bệnh, giúp bà con phòng trị bị tôm chết liên tục RMS một cách hiệu quả nhất. Từ đó môi trường nước ao được sạch sẽ, tạo điều kiện cho tôm phát triển nhanh, tăng tỷ lệ sống và giảm tỷ lệ tử vong.

Hoi chung tom chet lien tuc nguyen nhan va cach xu ly 4
Hình 3: Vi sinh Microbe-Lift AQUA C giúp làm sạch nước ao tôm, ức chế hiệu quả các vi sinh vật gây bệnh

Trong quá trình nuôi tôm bà con nên quản lý thức ăn nghiêm ngặt, tránh cho tôm ăn những thức ăn không rõ nguồn gốc, hoặc cho ăn với lượng lớn gây quá tải và tích tụ thức ăn thừa trong ao. Nên bổ sung men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM trộn với thức ăn để tăng sức đề kháng và hỗ trợ phòng ngừa hội chứng RMS. Microbe-Lift DFM chứa các hệ lợi khuẩn có chức năng tăng cường hệ vi sinh đường ruột, giúp tôm khỏe và từ đó phòng tránh được các bệnh nguy hiểm.

Hoi chung tom chet lien tuc nguyen nhan va cach xu ly 5
Hình 4: Men vi sinh Microbe-Lift DFM có khả năng phòng trị bệnh cho tôm hiệu quả

Sau khi đã ổn định môi trường nước ao thì tôm bị ảnh hưởng bởi hội chứng này cho thấy khả năng hồi phục trong vòng 6–7 ngày. Số lượng tôm chết giảm dần, tôm ăn khỏe và giảm dần các biểu hiện bệnh.

Tham khảo: Hội chứng lỏng vỏ ở tôm thẻ chân trắng

Hy vọng qua bài viết, bà con đã nắm rõ hội chứng tôm chết liên tục và cách xử lý hiệu quả tình trạng này. Khi áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh, hãy sử dụng kết hợp 2 sản phẩm là men vi sinh Microbe-Lift AQUA C men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM để đạt hiệu quả tối ưu nhất nhé! Liên hệ với Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ đặt mua vi sinh nhanh nhất.

Tài liệu tham khảo:

  • ALAVANDI, S. V., et al. Investigation on the infectious nature of running mortality syndrome (RMS) of farmed Pacific white leg shrimp, Penaeus vannamei in shrimp farms of India. Aquaculture, 2019, 500: 278-289.
  • RAO, E. Rammohan; VENKATRAYULU, C. H.; VENKATESWARLU, V. Effect of herbal feed supplement Phytozoi on Running Mortality Syndrome in white leg shrimp Litopenaeus vannamei (Boone, 1931) farming. International Journal of Fisheries and Aquatic Studies, 2017, 5.3: 365-368.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký