xu ly nuoc thai san xuat duoc pham

Quy trình xử lý nước thải sản xuất dược phẩm

Việc xử lý nước thải sản xuất dược phẩm luôn là một vấn đề được giám sát chặt chẽ. Bởi lẽ, loại nước thải này vốn không dễ để xử lý và có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người và môi trường sống. Vậy cụ thể nước thải sản xuất dược phẩm có đặc tính gì? Vì sao cần phẩm phải xử lý nước thải sản xuất dược phẩm? Và quy trình của việc xử lý nước thải sản xuất dược phẩm diễn ra thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nước thải sản xuất dược phẩm có nguồn gốc từ đâu?

Trong quá trình các đơn vị nhà máy, xí nghiệp sản xuất dược phẩm sẽ làm phát sinh ra một lượng lớn nước thải. Mặc dù, lượng nước thải này không chiếm lưu lượng lớn khi so với các ngành sản xuất khác, thế nhưng, việc xử lý nước thải sản xuất dược phẩm trước khi thải ra nguồn tiếp nhận luôn là vấn đề mà các đơn vị sản xuất dược phẩm quan tâm.

01 xu ly nuoc thai san xuat duoc pham

Thông thường, nước thải sản xuất dược phẩm phát sinh trực tiếp từ nhà máy sản xuất và được phân loại thành các loại như sau:

  • Nước thải sinh hoạt: Là lượng nước thải xuất phát từ những khu vực vệ sinh hay khu nhà bếp của nhà máy.
  • Nước thải trong quá trình sản xuất: Là lượng nước thải xuất pháp từ quá trình rửa nguyên liệu (đối với các nhà máy sản xuất dược phẩm từ nguyên liệu tự nhiên), rửa thiết bị, chai ống, dụng cụ hay nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất,…

Đặc tính của nước thải sản xuất dược phẩm

Nước thải sản xuất dược phẩm chứa nhiều thành phần, tạp chất khác nhau và tương đối khó xử lý, chẳng hạn như: Nitơ, TSS, BOD5, COD, Photphat, hay các dung dịch, chất trung gian, chất xúc tác, chất hoạt động bề mặt,…

Với các thành phần trên, có thể thấy nước thải sản xuất dược phẩm có đặc tính là thường nhiều dầu mỡ, đồng thời chứa các mạch vòng rất khó để xử lý. Do đó, việc xử lý nước thải sản xuất dược phẩm đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp xử lý khác nhau một cách phù hợp để đảm bảo được chất lượng nước đầu ra đạt yêu cầu.

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
TDS mg/l 8500 – 9000
TSS mg/l 2800 – 3000
COD mg/l 2000 – 4000
BOD mg/l 7000 – 7500
VFA mg/l 600 – 750
Nitrat mg/l 120 – 170
Photphat mg/l 100 – 120
Antipyrine mg/l 5 -10
Kiềm (CaCO3) mg/l 2500 – 3000
Carbamazepine mg/l 10 – 15
Dibutyl phthalate mg/l 30 – 40
2,4,6-trichlorophenol mg/l 20 – 25

Bảng thành phần các chất có trong nước thải sản xuất dược phẩm.

Vì sao cần phải xử lý nước thải sản xuất dược phẩm?

Trong quá trình sản xuất dược phẩm, sẽ có các thành phần của thuốc như chất bề mặt, thuốc thử, kháng sinh hoặc dung môi thải ra và chứa trong nước thải. Các thành phần này là tác nhân gây nên ức chế quá trình hoạt động của các vi sinh vật.

Mặt khác, đối với sức khỏe con người, các chất có hại trong nước thải sản xuất dược phẩm còn có thể làm ảnh hưởng đến nội tiết, gây rối loạn tiết tố và hoóc-môn trong cơ thể và khả năng kháng thuốc khi nhiễm phải bệnh.  Ngoài ra, đối với một số loại kháng sinh nhất định còn có khả năng gây vô sinh.

Bên cạnh đó, việc các phế phẩm dược bị trộn lẫn tại các bãi rác tập trung hay cống thoát nước của cơ sở sản xuất bị rò rỉ và nước thải bị ngấm vào mạch nước ngầm về lâu dài sẽ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và nước uống.

Với những đặc điểm trên, không khó để nhận thấy rằng nước thải sản xuất dược phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, các sinh vật trong môi trường nước và cũng như chất lượng môi trường sống hằng ngày. Do đó, xử lý nước thải sản xuất dược phẩm là một việc đặc biệt quan trọng, cần được các cơ sở sản xuất dược quan tâm và thực hiện đúng.

Quy trình xử lý nước thải sản xuất dược phẩm

Tùy vào điều kiện thực tế mà các cơ sở sẽ có phương án xử lý nước thải sản xuất dược phẩm phù hợp. Thế nhưng, thông thường, quy trình xử lý nước thải sản xuất dược phẩm sẽ được thực hiện như sau:

  • Tại các vị trí phát sinh, nước thải sẽ được thu gom thông qua các song chắn rác. Điều này giúp loại bỏ những vật chất dạng rắn có kích thước lớn. Những chất rắn này có thể phát sinh qua quá trình công nhân viên sinh hoạt. Bên cạnh đó, nhằm tránh tắc nghẽn, những song chắn rác cần phải được vệ sinh định kỳ, thường xuyên.
  • Sau đó, nước thải sẽ được đưa đến bể điều hòa. Tại bể điều hòa việc sục khí được thực hiện một cách liên tục, giúp cho khuấy trộn nước thải điều hòa cùng với các thành phần ô nhiễm tồn tại trong nước thải.
  • Tiếp đến, tại bể tuyển nổi, các chất hoạt động trên bề mặt và dầu mỡ trong nước thải được loại bỏ. Lượng mỡ nổi và bọt trên bề mặt được thu gom đến bể chứa. Còn đối với lượng nước thải còn lại sẽ được dẫn vào bể sinh học UASB để tiến hành các phản ứng.
  • Sau quá trình sinh học kỵ khí, kết hợp bể Anoxic cùng với bể Aerotank để xử lý BOD, cũng như những thành phần ô nhiễm có gốc N trong nước thải. Cùng với đó, tận dụng lượng cacbon sinh ra từ quá trình khử BOD và khử NO3, bùn ở bể Aerotank sẽ được tuần hoàn đến bể Anoxic. Trong giai đoạn này, việc xử lý nước thải sản xuất dược phẩm được đảm bảo và được bổ sung một lượng bùn hoạt tính bị thất thoát. Đồng thời, NO3 tồn tại trong nước thải được xử lý một cách triệt để.
  • Với tác động từ trọng lực, bùn ở bể lắng sẽ lắng xuống và theo định kỳ, lượng bùn này sẽ được hút về bể chứa bùn. Bên cạnh đó, lượng bùn tại các bể sinh học cũng được hút tuần hoàn đến bể Anoxic và Aerotank theo định kỳ.
  • Qua quá trình lắng, lượng bùn và chất rắn lơ lửng có trong nước thải vẫn còn sót lại, chúng tồn tại khiến màu nước thải bị tăng độ màu. Khi này, sử dụng bể lọc áp lực để loại bỏ hoàn toàn chúng. Bể lọc này cần được rửa lọc định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả. Nước rửa lọc sau đó được đưa về bể điều hòa để tiếp tục xử lý.
  • Giai đoạn cuối của quá trình xử lý nước thải sản xuất dược phẩm chính là châm hóa chất để khử trùng. Ở giai đoạn này, tất cả các vi trùng, vi khuẩn có trong nước thải được loại bỏ hoàn toàn trước khi tiến hành xả thải ra môi trường. Điều này vô cùng quan trọng đối với sự đảm bảo chất lượng cho nguồn nước, cũng như bảo vệ môi trường sống và sức khỏe cho con người.
02 xu ly nuoc thai san xuat duoc pham
Mô tả quy trình xử lý nước thải sản xuất dược phẩm

Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND trong xử lý nước thải sản xuất dược phẩm

Để nâng cao hiệu quả xử lý, có thể tham khảo kết hợp sử dụng dòng men vi sinh Microbe-Lift IND với khả năng xử lý BOD, COD, TSS cho nước thải. Bên cạnh đó, men vi sinh Microbe-Lift IND được sử dụng trong bể Aerotank với khả năng phân hủy nhanh những chất hữu cơ, kể cả những loại chất khó phân hủy có trong nước thải (như Benzene-, Toluene-, hay Xylene-), hỗ trợ tăng cường phân hủy sinh học trên toàn hệ thống.

Microbe-Lift IND là dòng sản phẩm men vi sinh ở dạng lỏng, chứa đến 13 chủng vi sinh (đa dạng nhất thị trường). Những vi sinh này có khả năng hoạt động mạnh hơn gấp 5 đến 10 lần so với các chủng thông thường, đồng thời có khả năng hoạt động trong độ mặn lên đến 40 ‰ (khoảng 4%). Nhờ đó mà Microbe-Lift IND sẽ giúp tăng hiệu quả xử lý và rút ngắn thời gian xử lý nước thải sản xuất dược phẩm về trạng thái đạt chuẩn.

03 xu ly nuoc thai san xuat duoc pham
Men vi sinh Microbe-Lift IND giúp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải sản xuất dược phẩm

Cách sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND:

– Trong tháng đầu tiên nuôi cấy vi sinh:

  • Ngày 1 – 2: sử dụng với liều lượng từ 40 – 80 ml/m3.
  • Ngày 3 – 7: sử dụng với liều lượng từ 10 – 20 ml/m3.
  • Ngày 8 – 30: sử dụng với liều lượng từ 2 – 5 ml/m3.

– Liều lượng duy trì hiệu suất cho toàn hệ thống: Liều lượng từ 1 – 5 ml/m3.

Tham khảo: Xử lý nước thải bệnh viện

Xử lý nước thải sản xuất dược phẩm là một vấn đề quan trọng, cần được giải quyết đúng cách và nhanh chóng. Trong quá trình xử lý nước thải sản xuất dược phẩm, nếu gặp bất kỳ khó khăn, thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký