Duy trì độ pH cân bằng là một trong những thách thức khi xử lý nước thải. Có nhiều hoá chất được sử dụng để điều chỉnh tăng/giảm độ pH, một trong số đó là NaOH hay còn gọi là xút NaOH. Vậy xút NaOH là gì? Vai trò và ứng dụng của NaOH trong xử lý nước thải ra sao, cùng Biogency tìm hiểu ngay.
Các nội dung chính
Xút NaOH là gì? Đặc điểm và tính chất của xút NaOH
Xút NaOH là một loại hợp chất vô cơ của Natri, tên gọi khác là Natri Hydroxit, Hydro Natri hay Sodium Hydroxide. Khi hoà tan với nước, NaOH tạo thành dung dịch bazơ mạnh, làm bục vải, giấy và gây ra hiện tượng ăn mòn da nên còn được gọi là “xút ăn da”.
Đặc điểm của xút NaOH
Natri Hydroxit tinh khiết ở thể rắn, màu trắng như sáp, hút ẩm mạnh, tan tốt trong nước, cồn, có tính nhờn, sinh nhiều nhiệt. Ngày nay, xút NaOH được sản xuất ở dạng vảy và viên là chính, ngoài ra còn có dạng bột hoặc dung dịch 50%.
Một số đặc điểm khác của NaOH cần lưu ý gồm:
- NaOH dễ hấp thụ CO2 và hút ẩm trong không khí
- NaOH tỏa nhiệt mạnh, dễ gây ra phản ứng cháy nổ khi tiếp xúc với một số kim loại, một số axit
- Khi đun nóng NaOH sẽ giải phóng hơi, khí ăn mòn
- NaOH ăn mòn kim loại, phản ứng với một số kim loại dễ cháy như hydro
Vì những đặc điểm trên nên xút NaOH cần được bảo quản trong bình có nắp kín hoặc bao tải, bao PP có chất liệu PE bên trong. Đồng thời cần đặt xút ở nơi khô ráo, không ô nhiễm, không chứa các loại axit, xenlulo hay khu vực ẩm ướt.
Tính chất hoá học của NaOH
- NaOH có tính bazơ mạnh
- NaOH phản ứng với axit, oxit axit sẽ tạo thành muối và nước
- NaOH tác dụng với các axit hữu cơ sẽ tạo thành muối của nó và thuỷ phân este, peptit
- NaOH tác dụng với muối tạo thành bazơ và muối mới
- NaOH phản ứng với một số kim loại tạo khí hydro dễ bắt cháy
Công dụng của xút NaOH trong xử lý nước thải
Nồng độ pH là một trong những chỉ số quan trọng để kiểm định chất lượng nước thải, đồng thời là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả xử lý của cả hệ thống. Quá trình xử lý nước thải sẽ gặp khó khăn, mất nhiều thời gian nếu nước thải có độ pH không nằm trong ngưỡng phù hợp. Điều đó có nghĩa, để quá trình xử lý nước thải diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, nồng độ pH phù hợp là điều kiện cần.
Xút NaOH là hóa chất rất được ưa chuộng hiện nay với vai trò điều chỉnh nồng độ pH của nước thải. Natri Hydroxit là chất kiềm mạnh, có tính ion hoá và độ pH cao, do đó sử dụng NaOH sẽ làm tăng độ pH của nước thải, giúp cân bằng nồng độ hiệu quả và nhanh chóng. Mặt khác, NaOH cũng có khả năng loại bỏ các kim loại nặng trong nước thải.
Đối với các loại nước thải sinh hoạt, nước thải có hàm lượng COD cao, muốn xử lý bằng phương pháp vi sinh hiệu quả thì cần tăng độ pH. Độ pH tăng lên mức cân bằng sẽ tạo điều kiện giúp vi sinh phát triển mạnh mẽ, tăng sinh khối, hỗ trợ quá trình phân huỷ, từ đó mang lại hiệu quả xử lý cao. Ngược lại, nồng độ pH trong nước thải không ổn định, bể sinh học hiếu khí sẽ có hiện tượng bùn nổi lên trên bề mặt, vi sinh vật chết, bể lắng kém đi.
Cách pha xút NaOH để xử lý nước thải hiệu quả
Không phủ nhận công dụng và tính linh hoạt của NaOH trong quá trình xử lý nước thải. Tuy nhiên mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế riêng, NaOH cũng vậy. Để đạt hiệu quả cao nhất bạn cần nắm rõ về đặc tính của xút cũng như biết cách pha đúng liều lượng, sử dụng an toàn.
Cách pha xút NaOH xử lý nước thải đúng liều lượng
Trong xử lý nước thải, nồng độ pha xút lý tưởng thường là từ 50ppm (hay 50mg/l). Để biết được liều lượng xút NaOH cần sử dụng bao nhiêu, bạn có thể áp dụng công thức sau. ví dụ pha cho 500m3: 50ppmx500m3=25kg NaOH
Tức khối lượng NaOH cần sử dụng để pha 500m3 là 25kg. Khi pha, nên cho khoảng 300m3 nước vào bồn trước, sau đó cho từ từ 25kg xút vào, tiếp tục cho lượng nước còn lại rồi khuấy đến khi NaOH tan hoàn toàn.
Cách sử dụng xút trong xử lý nước thải
Để sử dụng xút NaOH bạn có thể dùng bơm định lượng (dạng bơm màng hoặc bơm piston,…) để châm xút vào nước thải cần xử lý. Điều cần lưu ý là phải sử dụng thiết bị chuyên dụng để đảm bảo an toàn, đồng thời chú ý tốc độ pha loãng vì khi pha nhiệt lượng sinh ra khá đáng kể.
Khi tiếp xúc, sử dụng NaOH bạn cần hết sức thận trọng, tuân thủ quy định an toàn, sử dụng dụng cụ bảo hộ đầy đủ. Tránh để xút dính vào da sẽ gây hiện tượng bỏng rát, tránh hít phải xút vì có thể làm kích ứng hệ hô hấp, gây hỏng phổi. Tránh xút dính vào mắt vì có thể gây mù, tránh nuốt vì có thể gây bỏng niêm mạc dạ dày, ruột, lượng nhiều có thể gây thủng thực quản, rối loạn ý thức,… nguy hiểm đến tính mạng.
Như vậy có thể thấy, xút NaOH đóng vai trò điều chỉnh độ pH của nước thải cần xử lý. Vì là hoá chất nên khi sử dụng và bảo quản cần hết sức cẩn thận.
Trên đây là những chia sẻ về xút NaOH hay còn gọi là xút ăn da. Hy vọng đã mang đến thông tin hữu ích cho quý bạn đọc giả. Để được hỗ trợ tư vấn bạn vui lòng liên hệ Biogency qua Hotline 0909 538 514.
>>> Xem thêm: Các loại hóa chất keo tụ tạo bông trong xử lý nước thải
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh