Tình trạng ô nhiễm môi trường trong chế biến tinh bột sắn đang ở mức báo động. Một số nhà máy đã có hệ thống xử lý nước thải tinh bột sắn nhưng hoạt động không hiệu quả. Chi phí xử lý nước thải ở mức cao.
Các nội dung chính
Tình trạng ô nhiễm từ nước thải tinh bột sắn
Cùng với chất thải rắn, hoạt động chế biến tinh bột sắn còn làm phát sinh nhiều nước thải. Tình trạng ô nhiễm môi trường, trong chế biến tinh bột sắn đang ở mức báo động. Một số nhà máy đã có hệ thống xử lý nước thải tinh bột sắn nhưng hoạt động không hiệu quả. Chi phí xử lý nước thải ở mức cao. Nước thải từ các cơ sở sản xuất xử lý chưa đạt hoặc chỉ xử lý sơ bộ bằng các ao hồ sinh học. Sau đó, được thải trực tiếp ra ao hồ, sông ngòi. Làm cho nguồn nước tiếp nhận bị ô nhiễm nặng.
Tình trạng ô nhiễm môi trường trong chế biến tinh bột sắn đang ở mức báo động. Một số nhà máy đã có hệ thống xử lý nhưng hoạt động không hiệu quả. Chi phí xử lý nước thải ở mức cao.
Trung bình một cơ sở phải sử dụng 40 m3 nước để chế biến 1 tấn sắn tươi cho các công đoạn: Rửa thiết bị, máy móc, làm sạch củ, ngâm và lọc bột. Thành phần nước thải tinh bột sắn sinh ra chủ yếu từ bóc vỏ, rửa củ, băm nhỏ và lắng lọc là các nguồn ô nhiễm chính. Trên cơ sở này, việc lấy mẫu và phân tích thành phần nước thải được thực hiện ở hai công đoạn riêng biệt và kết hợp hai công đoạn này.
Thành phần của nước thải tinh bột sắn
Nước thải từ các công đoạn tinh chế tinh bột sắn có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao. Từ 1.150 – 2.000 mg/l. Hàm lượng BOD5 từ 500 – 1000 mg/l. COD tương đương 1.500 – 2.000 mg/l. Vượt quy chuẩn cho phép từ 15 – 25 lần. Nước thải tinh bột sắn nếu chưa qua xử lý. Mà thải ra sông, suối sẽ làm cho nước có màu đen. Nổi bọt trắng và bốc mùi hôi thối, làm ô nhiễm môi trường không khí. Nếu như để nước thải chảy tràn vào ao, hồ nuôi cá sẽ làm chết cá hàng loạt. Gây ô nhiễm môi trường.
Tính chất nước thải ngành tinh bột sắn còn mang tính chất acid và có khả năng phân hủy sinh học. Đặc biệt với loại nước thải này. Là trong khoai mì có chứa HCN là một acid có tính độc hại. Khi ngâm khoai mì vào trong nước HCN sẽ tan vào trong nước và theo nước thải ra ngoài.
Phương pháp xử lý nước thải tinh bột sắn
Xử lý nước thải tinh bột sắn bằng phương pháp sinh học. Phương pháp này sử dụng các vi sinh vật để phân giải các chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải.
Nhờ hoạt động của các vi sinh vật, các chất ô nhiễm được chuyển hóa. Nước thải được làm sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường. Ưu điểm của phương pháp là đơn giản, rẻ tiền. Dựa trên các nguồn vi sinh vật sẵn có được tuyển chọn và lưu giữ trong nước. Hiệu quả xử lý các chất gây ô nhiễm như BOD, COD cao. An toàn với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, có thể thu được khí biogas để sản xuất năng lượng tái tạo.
Xây dựng hầm Biogas
Để xử lý nước thải tinh bột sắn cần tiến hành xử lý kỵ khí, nhằm phân giải các chất hữu cơ có trong nước thải. Nước thải chế biến tinh bột sắn được chuyển về hầm biogas qua hệ thống ống khép kín. Hầm biogas có tác dụng phân hủy các chất trong nước thải nhờ các vi sinh vật trong điều kiện không có ôxy. Giúp làm giảm lượng lớn nồng độ COD, BOD5. Giải phóng năng lượng phục vụ cho hoạt động khác. Thời gian nước thải lưu trong bể từ 50 – 60 ngày.
Tiến hành bổ sung vi sinh Microbe-Lift BIOGAS. Microbe-Lift BIOGAS chứa các chủng vi sinh kỵ khí được chọn lọc có hoạt tính mạnh như: Clostridium butyricum, Clostridium sartagoforme, Desulfovibrio vulgaris, Desulfovibrio aminophilus, Geobacter lovleyi, Methanomethylovorans hollandica, Methanosarcina bakeri, Pseudomonas citronellolis giúp tăng lượng khí biogas từ 30-50%, giảm nồng độ khí H2S sinh ra.
Đối với tháng đầu tiên nuôi cấy vi sinh:
- Ngày 01 và 02 sử dụng từ 10 ml/m3.
- Ngày 03 đến 07 sử dụng từ 5 ml/m3.
- Ngày 08 đến 30 sử dụng từ 0,5 – 1 ml/m3.
Để duy trì sự ổn định và hiệu suất toàn hệ thống: Sử dụng liều lượng từ 1-5 ml/m3. Bổ sung 1 tuần/lần.
Nước thải trong quá trình sản xuất tinh bột sắn, nhất là tại các làng nghề cùng với nước thải sinh hoạt, chăn nuôi đã được xử lý bằng hầm Biogas ở một số hộ gia đình. Tuy nhiên số hộ gia đình sử dụng phương pháp này rất ít. Chủ yếu nước thải vẫn thải thẳng ra mương dẫn chung. Mà không qua bất kỳ quá trình xử lý sơ bộ nào. Dẫn đến tình trạng ách tắc mương dẫn. Gây mùi hôi thối. Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và gây mất mỹ quan.
Tăng hiệu suất các bể sinh học trong hệ thống xử lý nước thải tinh bột sắn
Nước thải sau khi xử lý trong bể biogas sẽ được chuyển sang hệ thống xử lý hiếu khí. Có lắp đặt hệ thống sục khí. Nhằm cung cấp ôxy để sinh vật ôxy hóa các chất hữu cơ còn lại sau quá trình xử lý hiếu khí. Sau đó, tiến hành bổ sung vi sinh Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 để xử lý hàm lượng BOD, COD, TSS, Ammonia, Nitrate còn lại.
Như vậy, việc ứng dụng quy trình xử lý nước thải sau chế biến tinh bột sắn bằng vi sinh Microbe-Lift giúp giải quyết cơ bản các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước. Phù hợp với cơ sở chế biến tinh bột sắn vừa và nhỏ của địa phương. Góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội. Đóng góp tích cực cho công tác BVMT tại khu đô thị và các vùng nông thôn. Phương pháp này cần được nhân rộng trên địa bàn cả nước.
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẤT HỢP
Địa chỉ: Số 2, Đường số 4, Khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Hotline/Zalo: 0909 538 514
Website: https://microbelift.vn/
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh