Vi khuẩn nitrat hóa là “nguyên liệu” cốt lõi để vận hành quá trình Nitrat hóa nhằm loại bỏ Nitơ trong nước thải. Song khi vận hành nhiều đơn vị không nắm rõ được các đặc điểm cơ bản của nhóm vi khuẩn này dẫn đến tình trạng quá trình xử lý diễn ra chậm, hiệu quả thấp, thậm chí mất thêm chi phí để xử lý những vấn đề phát sinh.
Xem thêm: 9 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình Nitrat hóa
Các nội dung chính
Nhiệt độ nước cho vi khuẩn Nitrat hóa phát triển tối ưu
Một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu suất làm việc của vi khuẩn Nitrat hóa mà không phải ai cũng biết đó là nhiệt độ không được kiểm soát.
Mặc dù vi khuẩn Nitrat hóa có đặc tính ưa nhiệt. Tuy nhiên, nhiệt độ tối ưu để nhóm vi khuẩn này phát triển chỉ dao động từ 30-36 độ C. Nếu dưới ngưỡng này, tốc độ Nitrat hóa sẽ giảm nhanh chóng và ngừng hoạt động khi nhiệt độ dưới 8 độ C hay còn gọi là hiện tượng “chết vì đông lạnh”.
Do đó trước khi vận hành quá trình Nitrat hóa cần đo nhiệt độ nước và trong thời gian vận hành cần thường xuyên kiểm tra để chủ động theo dõi và có hướng xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của vi khuẩn Nitrat hóa.
Tất cả vi khuẩn Nitrat hóa sẽ bị ức chế nếu độ pH < 6
Mỗi vi khuẩn trong nhóm vi khuẩn Nitrat hóa sẽ có một chỉ số pH riêng để tăng trưởng tối ưu mà người vận hành cần nắm trong quá trình xử lý nước thải. Tuy nhiên khi kết hợp với nhau trong quá trình Nitrat hóa thì độ pH chung để vi khuẩn phát triển tối ưu sẽ là từ 7.5-8.5.
Vi khuẩn Nitrat mẫn cảm với ánh sáng
Một đặc tính khi sử dụng các sản phẩm ứng dụng vi khuẩn Nitrat hóa đó là vi khuẩn Nitrat hóa rất kỵ ánh sáng, nhất là ánh sáng xanh dương và ánh sáng tím. Do đó tốt nhất với các sản phẩm ứng dụng vi khuẩn Nitrat hóa thì nên sử dụng vào chiều tối, khi bảo quản nên tránh để nơi có ánh sáng trực tiếp.
Vi khuẩn Nitrat hóa hiếu khí nghiêm ngặt
Vi khuẩn Nitrat hóa như Nitrosomonas và Nitrobacter là những vi khuẩn hiếu khí nghiêm ngặt. Do đó dư lượng oxy hòa tan trong bể sục khí của hệ thống Nitrat hóa phải được duy trì ở mức DO trên 3 mg/l để đảm bảo đủ oxy cho vi khuẩn Nitrat hoạt động hiệu quả.
Độ mặn ảnh hưởng đến tăng trưởng của vi khuẩn Nitrat hóa
Độ mặn cao sẽ ức chế vi khuẩn, do đó khi sử dụng vi khuẩn Nitrat vào quá trình vận hành xử lý Nitơ trong nước thải đơn vị vận hành cũng cần tuân theo hướng dẫn của đơn vị cung cấp sản phẩm.
Vi khuẩn Nitrat hóa cần chất vi lượng
Tất cả các vi khuẩn Nitrat hóa đều đòi một số chất vi lượng, đặc biệt là Photpho. Vi khuẩn Nitrobacter không thể oxy hóa Nitrit thành Nitrat nếu không có Photpho. Vậy nên trong quá trình sử dụng vi khuẩn Nitrat hóa, vận hành hệ thống xử lý nước thải cần bổ sung Photpho để kích hoạt Nitrobacter.
Vi khuẩn Nitrat hóa cần chất dinh dưỡng
Cũng như nhiều vi khuẩn khác, vi khuẩn Nitrat hóa cần chất dinh dưỡng để phát triển và duy trì hoạt động. Theo đó các vi khuẩn Nitrosomonas thường sử dụng NH3 làm nguồn năng lượng trong quá trình chuyển hóa NO2. Cụ thể NH3 chuyển đổi thành hợp chất amin NH2, sau đó oxy hóa thành NO2, quá trình chuyển đổi này cho phép Nitrosomonas sử dụng vài hợp chất amin đơn giản như những hợp chất được hình thành từ quá trình chuyển đổi Amoniac bằng cách khử Amoniac hóa học.
Bên cạnh đó, Nitrosomonas cũng có thể sử dụng thêm Urê để làm nguồn năng lượng, với Nitrobacter sẽ sử dụng Nitrit để làm năng lượng trong quá trình oxy hóa thành NO3.
Lượng Clo cần trung hòa trước khi nuôi cấy vi khuẩn Nitrat hóa
Clo hoặc Chloramines sẽ tiêu diệt tất cả các vi khuẩn Nitrat hóa. Chính vì vậy trước khi tiến hành nuôi cấy vi khuẩn thì bên vận hành cần chú ý trung hòa Clo hoàn toàn.
Vi khuẩn Nitrat hóa dễ bị độc tố ức chế
Vi khuẩn Nitrat hóa dễ bị độc tố ức chế hơn nhiều so với vi khuẩn dị dưỡng. Cả Nitrosomonas và Nitrobacter đều bị ức chế bởi Amoniac (NH3). Bên cạnh đó nhiều hợp chất khác có thể gây ức chế chất Nitrat hóa như Thiourea, Xyanua, Phenol, Anilin và kim loại nặng (bạc, đồng, niken, crom, thủy ngân và kẽm).
Không sử dụng cùng lúc với các loại hóa chất và kháng sinh
Khi sử dụng vi khuẩn Nitrat hóa để giảm thiểu, loại bỏ Nitơ, Amoniac cao trong nước thải thì cần tránh dùng cùng lúc với các hóa chất và kháng sinh khác. Tốt nhất là sử dụng đúng mục đích, đúng quy trình nhà sản xuất chỉ dẫn.
Màu sắc của vi khuẩn Nitrat
Các tế bào vi khuẩn Nitrat có màu đỏ đến màu nâu, đôi khi có màu đỏ nhạt, sẫm chủ yếu do các sắc tố tự nhiên của vi khuẩn, có mùi khó chịu. Đây là điều hiếm gặp nhưng nó hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân là vì do sự hiện diện của Sunfat chuyển hóa thành Sulfide, không ảnh hưởng đến vi khuẩn Nitrat hóa nên người dùng hoàn toàn an tâm.
Bổ sung các chủng vi sinh vật khử Nitrat
Vi khuẩn Nitrat chỉ đóng vai trò hoàn thành quy trình Nitrat hóa để chuyển hóa NH3/NH4 thành Nitrit và chuyển từ Nitrit (NO2) thành Nitrat (NO3). Muốn giảm hàm lượng Nitơ, Amoniac hàm lượng cao trong nước thải thì cần kết hợp với quá trình khử Nitrat thành khí Nitơ tự do.
Lúc này cần đến một số chủng vi sinh vật tham gia vào các phản ứng chuyển hóa này như: Thiobacillus denitrificans, Micrococcus denitrificans, Serratia, Pseudomonas và Achromobacter có khả năng khử nitơ trong điều kiện yếm khí. Những chủng vi sinh này được tích hợp trong sản phẩm Microbe-Lift IND.
Như vậy, nắm được đặc điểm của vi khuẩn Nitrat là điều cần thiết để vận hành tốt quá trình Nitrat hóa, giảm thiểu nồng độ Nitơ trong nước thải. Nếu quý anh/chị có thắc mắc gì về chủ đề này hay cần hỗ trợ tư vấn về giải pháp xử lý Nitơ trong nước thải, liên hệ ngay cho Đất Hợp theo Hotline 909 538 514 để được giải đáp nhanh chóng và chi tiết.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh