Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học ngày càng được ưa chuộng vì những ưu điểm vượt trội mà phương pháp này mang lại. Tuy nhiên, có thể bạn vẫn chưa biết những cách xử lý nước thải bằng phương pháp này. Trong bài viết dưới đây, Biogency sẽ giải đáp ngay cho bạn về các phương pháp này nhé!
Các nội dung chính
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là gì?
Xử lý nước thải là quá trình loại bỏ các chất ô nhiễm ra khỏi nước thải để đạt được các tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Có nhiều phương pháp xử lý nước thải, trong đó phương pháp sinh học được sử dụng phổ biến nhất. Phương pháp này sử dụng các vi sinh vật để phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải, giúp giảm khả năng tái ô nhiễm môi trường và tiết kiệm chi phí đầu tư so với các phương pháp xử lý khác.
Ưu điểm của xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học có thể kể đến như sau:
- Hiệu quả cao trong việc loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải, bao gồm cả các chất hữu cơ, chất vô cơ và vi sinh vật gây bệnh.
- Chi phí đầu tư cơ sở vật chất và vận hành thấp.
- Có thể xử lý được nhiều loại nước thải khác nhau, bao gồm nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước thải y tế…
Nhược điểm của xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là:
- Thời gian xử lý lâu hơn so với các phương pháp khác.
- Yêu cầu kỹ thuật có chuyên môn nhất định trong thiết kế và vận hành.
- Nước thải sau khi xử lý vẫn có thể chứa một số chất ô nhiễm ở mức thấp, do đó, cần được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chất lượng.
3 cách xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học:
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học đã được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Khi nhắc đến phương pháp xử lý sinh học, có 3 quá trình xử lý cơ bản là kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí. Tùy thuộc vào tính chất nước thải và mục đích xử lý cuối cùng để áp dụng loại bể sinh học/quá trình xử lý nhằm mang lại hiệu quả và phù hợp kinh phí đầu tư.
Xử lý kỵ khí
Bể xử lý kỵ khí truyền thống là công nghệ xử lý nước thải phù hợp với các loại nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao, có khả năng phân hủy sinh học. Quá trình này diễn ra trong điều kiện không có oxy, các vi sinh vật kỵ khí phân hủy các chất hữu cơ thành các chất khí CH4 và H2S.
Quá trình phân hủy kỵ khí được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:
Có ba kiểu bể sinh học kỵ khí được sử dụng phổ biến trong xử lý nước thải, bao gồm:
- Bể kỵ khí tiếp xúc:
+ Thường được sử dụng cho các công nghệ xử lý nước thải cần đầu tư chi phí thấp, chi phí vận hành thấp và có diện tích lớn.
+ Có thể xáo trộn hoàn toàn bằng cơ học hoặc bằng tự nhiên. - Bể kỵ khí dòng chảy ngược UASB:
+ Là cải tiến của bể kỵ khí tiếp xúc, cho phép tải xử lý COD cao và tiết kiệm diện tích hơn.
- Bể kỵ khí tầng bùn mở rộng dòng nội tuần hoàn (IC/ICX):
+ Đây là dạng sinh học kỵ khí được chế tác, ứng dụng thay thế và cải tiến hơn so với bể kỵ khí UASB.
+Ưu điểm của bể là tải lượng xử lý COD cao và diện tích sử dụng nhỏ, nhưng đòi hỏi trình độ kiểm soát vận hành cao và tốn nhiều chi phí cho phần bùn.
Phương pháp xử lý nước thải kỵ khí thường được sử dụng để xử lý các loại nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao, chẳng hạn như nước thải từ các nhà máy chế biến thực phẩm, nước thải từ các nhà máy sản xuất rượu bia, nước thải từ các trang trại chăn nuôi.
Xử lý thiếu khí
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học thiếu khí dựa vào hoạt động của các vi sinh vật thiếu khí để phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải. Chúng phân hủy các chất hữu cơ và sử dụng oxy từ Nitrat, chất dinh dưỡng để sản sinh và cho ra Nitơ, CO2…
Bể thiếu khí hay còn gọi là bể Anoxic, là nơi diễn ra quá trình khử Nitrat thành khí Nitơ. Quá trình này được thực hiện bởi các vi sinh vật kỵ khí, trong điều kiện hàm lượng oxy hòa tan thấp (< 0,2 mg/l).
Xử lý hiếu khí
Thực chất, xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí là quá trình phân hủy chất hữu cơ nhờ lên men bằng vi sinh vật trong điều kiện có oxy để cho sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O, NO3- và SO42-. Bể sinh học hiếu khí là thành phần quan trọng được sử dụng trong hầu hết các hệ thống xử lý nước thải hiện nay.
Các ứng dụng phổ biến của quá trình sinh học hiếu khí cho các hệ thống xử lý nước thải bao gồm: Bể Aerotank, Bể MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor), bể SBR (bể hiếu khí có màng MBR (Membrane Bio Reactor)…
Kinh nghiệm giúp nâng cao hiệu quả của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Để nâng cao hiệu quả quá trình xử lý nước thải thì bạn cần kiểm soát chặt chẽ các điều kiện vận hành của hệ thống, bao gồm: pH, nhiệt độ, lượng oxy hòa tan, thời gian lưu nước,… Bên cạnh đó, quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học sẽ được đẩy mạnh và nhanh chóng hơn khi sử dụng các sản phẩm vi sinh vật Microbe-Lift có thể kể đến như sau:
- Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí sử dụng Microbe-Lift BIOGAS. Sản phẩm được áp dụng để xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ (BOD, COD) rất cao (lên tới hàng ngàn mg/l). Đặc biệt, Microbe-Lift BIOGAS là sản phẩm được phân lập các chủng vi sinh vật – chuyên xử lý sinh học kỵ khí, chứa quần thể vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường.
- Quá trình xử lý thiếu khí cần sử dụng vi sinh Microbe-Lift IND để khử Nitrat. Đây là sản phẩm cốt lõi của dòng sản phẩm vi sinh môi trường, chứa quần thể vi sinh được phân lập và nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường. Ngoài chức năng khử Nitrat, Microbe-Lift IND còn được biết đến là dòng men vi sinh có khả năng xử lý hiệu quả các chỉ tiêu BOD, COD, TSS trong nước thải nhờ chứa 13 chủng vi sinh vật khác nhau, hoạt tính mạnh.
- Quá trình xử lý hiếu khí cần sử dụng sản phẩm Microbe-Lift N1 để xử lý Nitơ Amonia. Microbe-Lift N1 là sản phẩm vi sinh hiếu khí có khả năng xử lý hàm lượng Ammonia cao lên đến 1.500 mg/l, kể cả trong điều kiện thời tiết lạnh. Sản phẩm có thể sử dụng cho nhiều loại nước thải, bao gồm nước thải sản xuất (cao su, thủy sản, bia, thực phẩm,…) và nước thải sinh hoạt đô thị, chung cư, cao ốc văn phòng, y tế bị vượt chỉ tiêu Nitơ, Ammonia.
- Vi sinh Microbe-Lift N1 được sản xuất ở dạng lỏng, kích hoạt nhanh, không cần ngâm ủ trước khi sử dụng. Sản phẩm đảm bảo khả năng hoạt động của 2 chủng vi sinh vật quan trọng tham gia thúc đẩy quá trình Nitrat hóa. Với những ưu điểm nổi bật, Microbe-Lift N1 giúp nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải trong vòng 2 – 4 tuần, khắc phục hiện tượng chết vi sinh do sốc tải với hàm lượng Ammonia cao, giảm chi phí vận hành và nhân công.
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ toàn bộ thông tin về 3 phương pháp xử lý nước thải sinh học phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng bạn sẽ tìm ra cách vận dụng tối ưu các phương pháp này cho hệ thống xử lý nước thải của mình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì trong quá trình sử dụng các chế phẩm sinh học, hãy liên hệ ngay Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được tư vấn thêm thông tin chi tiết nhé!
>>> Xem thêm: Tại sao xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học được ưa chuộng?
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh