4 dấu hiệu nhận biết tôm bị EHP

4 dấu hiệu nhận biết tôm bị EHP

Bệnh EHP khiến cho tôm bị chậm lớn, nhiễm trùng mãn tính, hoặc nghiêm trọng hơn nữa là khiến tôm chết dù tỷ lệ chết không cao. Điều này làm cho giá trị của tôm thành phẩm giảm, chi phí đầu tư tăng cao do tôm vẫn tiêu thụ lượng thức ăn như bình thường nhưng lại không phát triển. Trong bài viết sau, bà con hãy cùng với Biogency tìm hiểu về các dấu hiệu nhận biết tôm bị EHP nhé!

4 dấu hiệu nhận biết tôm bị EHP

EHP là viết tắt của Enterocytozoon Hepatopenaei – một loại ký sinh trùng sống trong tuyến gan tụy của tôm với khả năng lây nhiễm cao. Theo Tổng cục Thủy sản Việt Nam, bệnh EHP đang ngày càng gia tăng trên diện rộng và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi tôm trong nước.

Chính vì vậy, việc xác định các dấu hiệu nhận biết tôm bị EHP là vô cùng cấp thiết. Bà con có thể xem xét những dấu hiệu chính sau đây để có thể điều trị kịp thời cho tôm nuôi:

  • Mắt của tôm sẽ xuất hiện các chấm màu đen, cơ và ruột cũng chuyển dần sang màu đen: Đây là biểu hiện của sự hủy hoại tế bào gan và ruột do nấm EHP xâm nhập.
  • Ruột tôm trống rỗng, phân có màu trắng và đứt khúc, đường ruột cong: Do nấm EHP gây viêm nhiễm và ức chế sự hấp thu thức ăn của tôm nên ruột tôm sẽ trống rỗng, không có chất dinh dưỡng. Phân tôm thì không liền mạch và có màu trắng đục.
  • Vỏ tôm mềm, mức độ ăn giảm sút: Do tôm bị suy dinh dưỡng, vỏ tôm sẽ mềm, dễ bị gãy hoặc bong tróc. Tôm sẽ không còn ham ăn như trước mà có xu hướng ẩn nấp ở góc ao, không hoạt động nhiều.
  • Tôm chậm lớn, kích thước không đều từ sau 25-45 ngày nuôi: Đây là hậu quả của việc tôm bị EHP ảnh hưởng đến sự phát triển. Tôm bị bệnh EHP sẽ chậm lớn hơn so với tôm khỏe mạnh, kích thước sẽ không đồng đều, có thể chênh lệch đến 30-40%. Điều này sẽ làm giảm năng suất và chất lượng tôm.

Những dấu hiệu nhận biết tôm bị EHP trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể không biểu hiện ra sớm để bà con kịp thời tìm cách chữa trị. Do đó, để kiểm tra chính xác hơn tôm có bị EHP hay không, bà con nên mang tôm đi test PCR. Đây là phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử có độ chính xác rất cao. Người nuôi tôm có thể chủ động lấy mẫu và gửi đến các trung tâm uy tín để kiểm tra.

4 dấu hiệu nhận biết tôm bị EHP
Nên nắm bắt được các dấu hiệu nhận biết tôm bị EHP để sớm có phương án điều trị và cách ly tôm bệnh.

Cách kiểm soát dịch bệnh EHP trong quá trình nuôi tôm

Qua tìm hiểu về các dấu hiệu nhận biết tôm bị EHP ở trên, chắc hẳn bà con cũng thấy được bệnh EHP có thể gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến chất lượng và sản lượng của tôm. Do đó, việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh EHP trên tôm từ đầu mùa vụ là rất quan trọng.

Kiểm soát ngay từ nguồn giống

Điều tiên quyết khi chọn giống nuôi là cần xem xét ấu trùng tôm có khỏe mạnh và có bị nhiễm bất kỳ loại bệnh nào không. Bà con nên mua giống tôm từ các cơ sở uy tín, tốt nhất là có chứng nhận test PCR âm tính với EHP. Ngoài ra, khi xem giống, bà con có thể để ý đến màu sắc, kích thước và hành vi của ấu trùng tôm xem có thấy dấu hiệu nhận biết tôm bị EHP nào không.

Một phương pháp hiệu quả để tôm giống không bị nhiễm EHP là ngâm bể ương tôm giống với NaOH liều 2,5% trong 3 giờ rồi để khô bể trong 7 ngày. Phương pháp này sẽ khiến cho độ pH tăng lên đến hơn 9 và có thể khiến cho 90% bào tử EHP bong ra, không nhiễm vào ấu trùng tôm.

4 dấu hiệu nhận biết tôm bị EHP
Bà con cần đảm bảo ấu trùng tôm giống không có các dấu hiệu nhận biết tôm bị EHP.

Vệ sinh ao trước khi thả tôm giống, cố gắng duy trì chất lượng nước tốt

Bà con nên khử trùng toàn bộ ao và các thiết bị thường xuyên sử dụng trong quá trình nuôi tôm, đồng thời tiến hành cải tạo đáy ao và xử lý nước nuôi tôm theo đúng quy trình. Trong suốt quá trình nuôi, bà con nên thay nước định kỳ, tránh để nước ô nhiễm và hạn chế sử dụng các hóa chất không cần thiết trong ao nuôi.

Bà con có thể tham khảo một số cách vệ sinh ao sau đây:

  • Dùng khoảng 15 mg/l thuốc tím (KMO4) hoặc 40 mg/l Clorine (Ca(ClO)2) để bất hoạt các bào tử vi khuẩn, nấm có thể gây hại cho tôm.
  • Dùng các loại men vi sinh như Microbe-Lift AQUA C, Microbe-Lift AQUA SAMicrobe-Lift AQUA N1 để giảm thiểu khí độc (NH3, H2S), giảm lượng kim loại nặng trong ao.
  • Ao đất có thể để khô hoàn toàn rồi rắc đều vôi xuống đáy ao để làm tăng độ pH.

Phòng tránh dịch bệnh EHP trong quá trình nuôi tôm

Bà con nên sử dụng thức ăn chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng và không bị nhiễm EHP. Chế độ cho ăn cần được điều chỉnh phù hợp với tình trạng tôm ở từng giai đoạn, tránh cho ăn quá nhiều hoặc quá ít. Ngoài ra, bà con cũng nên bổ sung men vi sinh và khoáng chất cho tôm, để tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe và phòng ngừa bệnh EHP.

Theo dõi, phát hiện, và xử lý kịp thời các trường hợp tôm bị EHP

Bà con nên theo dõi thường xuyên tình trạng của tôm để phát hiện sớm các dấu hiệu nhận biết tôm bị EHP. Ngay khi vừa nhận thấy tôm có khả năng nhiễm bệnh, bà con cần lập tức cách ly các con tôm bị EHP, tránh để lây lan cho tôm khỏe mạnh. Ao nuôi đã nhiễm EHP cần được xử lý và vệ sinh kỹ càng, không sử dụng trong một thời gian cho đến khi xử lý sạch mầm bệnh.

Đối với tôm nhiễm EHP, bà con hãy sử dụng thức ăn giàu Protein để giúp tôm tăng khả năng tiêu hoá và phục hồi tuyến gan tụy. Bên cạnh đó, bà con nên các loại thuốc, thảo dược theo chỉ định của bác sĩ thú y để việc điều trị cho tôm đạt hiệu quả cao nhất.

Lưu ý, trong 2-3 ngày điều trị đầu tiên người nuôi không nên kích thích tôm lột vỏ vì giai đoạn này cơ thể của chúng thường rất yếu. Việc này thậm chí còn có thể khiến cho tình trạng nhiễm bệnh của tôm trở nên nghiêm trọng hơn.

4 dấu hiệu nhận biết tôm bị EHP
Phát hiện sớm các dấu hiệu nhận biết tôm bị EHP để kiểm soát dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm.

Qua bài viết trên, Biogency đã đồng hành cùng bà con tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết tôm bị EHP và cách kiểm soát dịch bệnh này lây lan trong quá trình nuôi tôm. Nếu bà con cần được tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Nuôi tôm không kháng sinh – giải pháp bền vững với nhà nông

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký