4 giai đoạn trong vòng đời của cua biển

4 giai đoạn trong vòng đời của cua biển

Việc tìm hiểu về vòng đời của cua biển sẽ giúp bà con nuôi trồng thủy sản có thêm kinh nghiệm khi chăn nuôi. Bên cạnh đó, bà con cũng dễ dàng theo dõi quá trình sinh trưởng của cua để điều chỉnh chất lượng ao nước, thức ăn hiệu quả. Hãy cùng Biogency tìm hiểu ngay nhé!

Giai đoạn ấu trùng Zoea

Vòng đời của cua biển bao gồm 4 giai đoạn chính. Đầu tiên, trứng phôi sẽ được cua mẹ ấp cho đến khi tạo thành ấu trùng Zoea. Sau khi nở, ấu trùng sẽ bắt đầu ở dưới dạng Zoea-1 và lột xác khoảng 4 lần để tạo thành Zoea-5. Quá trình này sẽ mất khoảng từ 17 đến 20 ngày.

Sau đó, ấu trùng zoea sẽ nở ra và có thể bơi được ngay trong nước. Ấu trùng gồm có 2 phần chính là phần đầu ngực và phần lưng bụng. Ở phần đầu ngực, ấu trùng sẽ có 1 gai lưng, 1 gai trán và 2 gai bên. Ngoài ra, phần đầu ngực cũng có đôi mắt kép màu đen, đôi hàm dưới lớn, 2 đôi chân hàm và 2 đôi anten I và II. Phần bụng có kích thước dài và nhỏ từ 6 đến 7 đốt, phần đốt đuôi sẽ chẻ làm hai. Xem thêm: Cấu tạo của cua biển >>>

4 giai đoạn trong vòng đời của cua biển
Trứng phôi sẽ được cua mẹ ấp cho đến khi tạo thành ấu trùng Zoea.

Ấu trùng Zoea hoạt động chủ yếu nhờ chân hàm và sự co giãn ở phần bụng. Thức ăn chính của nó là các loại luân trùng, tảo đơn bào hoặc ấu trùng không đốt Artemia. Để ấu trùng zoea lột xác thành ấu trùng Megalops, nhiệt độ nước phải đảm bảo khoảng 26 – 30°C và độ mặn phải từ 26 – 31‰.

Giai đoạn ấu trùng Megalops

Trong vòng đời của cua biển, ấu trùng Zoea sau khi lột xác sẽ trở thành ấu trùng Megalops với đôi mắt kép to cùng 5 đôi chân ở ngực. Tuy nhiên, đôi chân thứ nhất đã phát triển thành càng trong khi 4 đôi chân sau lại thành các chân bò. Ấu trùng Megalops sẽ có phần bụng dài và hẹp khoảng 7 đốt, phần đuôi không chẻ đôi.

4 giai đoạn trong vòng đời của cua biển
Ấu trùng Zoea sau khi lột xác sẽ trở thành ấu trùng Megalops.

Đặc điểm của ấu trùng Megalops là khả năng bơi lội nhanh nhẹn, có thể bò dưới đáy nước hoặc bám vào một số vật thể khác trong nước. Ở giai đoạn này, ấu trùng đã có thể bắt mồi và ăn một số loại thức ăn chế biến như nghêu, thịt, cá xay nhuyễn. Nhiệt độ nước thích hợp để Megalops sinh sống trong vòng đời của cua biển là 25 – 30°C (trung bình 28°C).

Giai đoạn cua bột

Sau từ 8 đến 10 ngày, ấu trùng Megalops sẽ lột xác để biến thành cua bột. Ở giai đoạn này, cua thường có lớp vỏ khá mềm và nằm ở dưới đây. Kể từ thời điểm lột xác khoảng 1 đến 2 giờ, lớp vỏ sẽ bắt đầu cứng dần để cua có thể bò và bơi lội. Cua bột phát triển từ Megalops sẽ có chiều rộng mai từ 2,5 mm đến 3,0 mm. Ở phần ngực, cua có tổng cộng 5 đôi chân được phân chia thành từng vai trò khác nhau. Đôi I là càng, 3 đôi II, III, IV sẽ là chân bò, và đôi V dùng để bơi.

Trong vòng đời của cua biển, giai đoạn trưởng thành cua bột cho thấy cua bắt đầu phát triển khá đầy đủ ở các phần đầu và ngực. Lúc này, bụng cua sẽ bắt đầu thu thỏ lại và gập vào phần ngực cua. Mặt lưng xuất hiện màu trắng phớt vàng, pha lẫn sắc tố hồng ở chân càng và sắc tố nâu trên mai cua. Đồng thời, mặt bụng của cua sẽ có màu trắng nhạt nên thường được nhìn thấy với hình dáng “trong suốt”.

4 giai đoạn trong vòng đời của cua biển
Cua bột thường bò trên đáy và bám vào một số cá thể có trong nước.

Cua bột thường bò trên đáy và bám vào một số cá thể có trong nước. Đặc biệt, đây là giai đoạn săn mồi khá tích cực của cua vì có thể dùng càng để tha các mẩu thức ăn dưới đáy. Một số món ăn yêu thích của cua bột là mảnh vụn, cá, tôm, lòng đỏ trứng,…

Khi được 3 ngày tuổi, cua bột sẽ chính thức lột xác lần thứ nhất, với chiều rộng mai lên tới 5mm, chiều dài 3.5mm. Khoảng 15 ngày tiếp theo, cua mới lột xác lần 2 đế đạt đến kích thước mai là 12mm. Sau 1 tháng, cua bột sẽ có chiều rộng lên tới 25mm và được xem là đạt tiêu chuẩn.

Giai đoạn cua trưởng thành

Giai đoạn trưởng thành đánh dấu mức phát triển cao nhất vòng đời của cua biển. Để có cấu tạo hoàn thiện, cua phải trải qua nhiều lần lột xác và thay đổi về kích thước. Trước quá trình lột xác, cua cần tiết nhiều dịch tố để có thể tách lớp vỏ mềm bên trong và ra khỏi lớp vỏ cứng bên ngoài. Lúc này, phần giao giữa đầu ngực và bụng bắt đầu xuất hiện các vết nứt. Bộ phận đầu ngực của cua được nâng lên và tạo ra những vết nức lớn hơn để phần ngực lộ ra ngoài.

Sau đó, bụng cua sẽ có lại về phía sau, đồng thời, các chân cũng bắt đầu cử động và co về giữa. Trong quá trình lột xác, chân bơi sẽ lần lượt thoát ra ngoài trước. Sau đó, bụng và chân càng sẽ lột ra sau cùng. Bên cạnh lớp vỏ ngoài, cua cũng sẽ lột đi phần ruột, mang, dạ dày,…

4 giai đoạn trong vòng đời của cua biển
Quá trình lột xác sẽ diễn ra từ 30 đến 60 phút tùy vào từng cá thể cua.

Quá trình lột xác sẽ diễn ra từ 30 đến 60 phút tùy vào từng cá thể cua. Khi mới lột xác, lớp vỏ bên trong sẽ biến thành lớp vỏ ngoài nhăn nheo và từ từ căng ra. Ở giai đoạn này, cua thường khá yếu, không có khả năng để tự vệ nên thường nằm ở dưới đáy từ 2 đến 3 giờ.. Khi vỏ đã cứng lại, cua có thể bắt đầu kiếm ăn và đạt mức tăng trọng từ 40 đến 80%.

Vòng đời của cua biển phát triển cho đến giai đoạn trưởng thành thì không còn lột xác nữa. Sau 1 năm, cua có thể đẻ trứng và sinh sản thành nhiều đàn cua với kích thước khác nhau. Thông thường, cua cái mang trứng sẽ có trọng lượng khoảng 150g đến 850g. Nếu cua trên 800g thì đang ở năm tuổi thứ 3.

Bài viết đã giúp bà con tìm hiểu vòng đời của cua biển và những đặc điểm cần lưu ý trong quá trình phát triển của cua. Việc hiểu rõ về tập tính và các giai đoạn sinh trưởng có thể giúp người dân chăm nuôi cua tốt hơn. Bên cạnh những kiến thức liên quan đến nuôi cua, Biogency cũng sẽ hỗ trợ tư vấn cho bà con các giải pháp sinh học để nuôi cua hiệu quả. Bà con hãy liên hệ qua số Hotline 0909 538 514 ngay để được tư vấn cụ thể nhé!

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm nuôi cua biển trong hộp thành công

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký