Nước thải chế biến thủy sản nếu không được xử lý trước khi xả thải sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và sức khỏe con người. Muốn quá trình xử lý đạt hiệu quả tối ưu thì đơn vị vận hành cần nắm được thành phần, tính chất của nước thải cũng như quy chuẩn nước thải chế biến thủy sản.
Các nội dung chính
Nước thải chế biến thủy sản phát sinh từ những nguồn nào?
Cùng với sự phát triển của ngành chế biến thủy sản thì lượng nước thải thải ra cũng ngày một gia tăng. Lượng nước thải của ngành chế biến thủy sản chiếm 85-90% từ khâu sản xuất, chủ yếu là các công đoạn xử lý nguyên liệu, chế biến, hoàn tất sản phẩm, vệ sinh nhà xưởng và dụng cụ, thiết bị. Phần còn lại là nước thải sinh hoạt của công nhân viên, khâu vệ sinh khu vực nhà ăn, nhà bếp… trong nhà máy.
Tùy thuộc vào nguyên liệu thô, công đoạn quy trình chế biến, các chất phụ gia sử dụng, nguồn nước sử dụng của mỗi nhà máy, xí nghiệp mà lượng chất thải và nồng độ chất trong nước thải sẽ khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung có thể điểm qua các nguồn phát sinh nước/chất thải trong khâu sản xuất chế biến hải sản như sau:
- Nước thải từ khâu sơ chế nguyên liệu gồm: Khâu rã đông, rửa nguyên liệu, thùng, bao bì đựng nguyên liệu. Tương ứng với đặc tính nguyên liệu (cá, tôm, mực, nghêu, sò…), kích cỡ, thời gian bảo quản mà mức độ nước vệ sinh sử dụng khác nhau, nước thải ô nhiễm cũng ở mức độ khác nhau và có biến động.
- Nước thải từ quá trình sơ chế, chế biến như luộc, hấp, tẩm ướp gia vị
- Nước thải từ công đoạn giết mổ như làm vây, tách xương, phi lê, moi lòng, bỏ chân, càng, râu tôm, bóc vỏ…
Lưu lượng, thành phần và tính chất nước thải chế biến thủy sản
Lưu lượng và tính chất nước thải chế biến thủy sản có sự khác nhau trong nguyên liệu thô và quá trình sản xuất của từng đơn vị. Ví dụ chế biến cá da trơn cần lượng nước từ 5-7m3/tấn sản phẩm, tôm đông lạnh cần 4-6m3/tấn sản phẩm…
Thành phần nước thải chế biến thủy sản trong quá trình sản xuất có chứa các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, các chất cặn bỏ, vi sinh vật và dầu mỡ. Trong nước thải sinh hoạt chủ yếu là cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, vi sinh và các chất dinh dưỡng.
Đặc trưng của nước thải chế biến thủy sản:
- COD dao động từ 500-3000mg/l
- BOD dao động từ 300-2000mg/l
- Nitơ dao động từ 50-200mg/l
- Chất rắn lơ lửng TSS dao động từ 200-1000mg/l
- Chất hữu cơ với hàm lượng cao và nhiều thành phần khác nhau
Để đạt hiệu quả tốt trong quá trình xử lý nước thải chế biến thủy sản thì đơn vị xử lý nước thải cần nắm, phân tích được các thành phần này một cách chi tiết để đảm bảo chất lượng nguồn nước thải được phép xả thải theo đúng quy định. Bạn có thể tham khảo kỹ hơn đặc trưng nước thải chế biến thủy sản tại đây.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản QCVN 11:2015/BTNMT
Giá trị C để làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải chế biến thủy sản
Cách xử lý nước thải chế biến thủy sản đạt hiệu quả tối ưu
Để xử lý nước thải chế biến thủy sản đạt chuẩn nước thải đầu ra theo đúng quy định thì nhà máy cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng chuẩn, áp dụng công nghệ và giải pháp xử lý tối ưu. Trong đó, sử dụng vi sinh đang là giải pháp được nhiều đơn vị lựa chọn vì quy trình vận hành đơn giản, sử dụng dễ dàng, hiệu quả đã được kiểm chứng lại tối ưu được chi phí đầu tư và nhân công vận hành.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản
Một trong những nguyên nhân khiến hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản tại nhiều nhà máy vận hành không đạt hiệu quả tối ưu, chất lượng nước thải đầu ra không đạt yêu cầu hoặc mất nhiều thời gian đó là vì chất lượng vi sinh không đảm bảo. Đặc biệt là vi sinh không có khả năng chịu được độ mặn cao, bị ức chế hoạt động thậm chí là chết. Một số khác do không nắm rõ được các đặc điểm, yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật làm giảm hiệu suất xử lý.
Chính vì vậy, để xử lý nước thải chế biến thủy sản đạt hiệu quả tối ưu thì phía đơn vị xử lý, vận hành hệ thống cần tính toán lựa chọn sản phẩm men vi sinh chất lượng cũng như trang bị kiến thức về vi sinh tốt hơn.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp vi sinh xử lý nước thải với sản phẩm dẫn đầu đến từ thương hiệu Microbe-Lift cũng như sở hữu đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm thực chiến với các hệ thống thực tế, Biogency tự tin mang đến cho bạn những sản phẩm men vi sinh chất lượng cũng như cam kết hỗ trợ đơn vị vận hành trong quá trình sử dụng vi sinh để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Liên hệ ngay cho chúng tôi theo HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết.
Tài liệu tham khảo:
- Wastewater treatment in the fishery industry – 2. Wastewater characterization (fao.org)
- Wastewater treatment in the fishery industry – 3. Primary Treatment (fao.org)
- LIU, Heng-ming; REN, Yuan; LIU, Chang-fa. Biological Treatment on Wastewater from Aquatic Product Processing Factory [J]. Environmental Science Survey, 2007, 3.
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh