Quy trình nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải hiện tại được ứng dụng khá phổ biến bởi tính hiệu quả, thân thiện với môi trường. Bằng cách sử dụng chủng vi sinh có khả năng xử lý chất hữu cơ, tham gia chu trình chuyển hoá trong nước thải, đem đến hiệu quả xử lý tối ưu. Bài viết này hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết về quy trình nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải tại bể sinh gồm những bước nào nhé!
Các nội dung chính
Tiến hành kiểm tra hệ thống xử lý nước thải trước khi bắt đầu nuôi cấy tại bể hiếu khí
Trước khi tìm hiểu cách nuôi vi sinh bể hiếu khí, chúng ta cần phải kiểm tra xem hệ thống xử lý tại bể hiếu khí đã đạt tiêu chuẩn chưa, cụ thể kiểm tra sơ bộ như sau:
Kiểm tra công nghệ
– Bể xử lý nước thải phải đúng tiêu chuẩn về quy trình lắp đặt, thiết kế, nguyên lý hoạt động và độ kiểm nghiệm.
– Xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng trong quá trình xử lý
Kiểm tra lưu lượng nước thải đầu vào, điều kiện tự nhiên và yếu tố nhân tạo
– Điều chỉnh hàm lượng và nồng độ ô nhiễm nước thải phù hợp bởi vì đối với hệ thống xử lý nước thải 2 yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình nuôi cấy và phát triển của Vi sinh vật. Phải kiểm tra kỹ càng thông số đầu vào của nước thải, đảm bảo nồng độ ô nhiễm nằm ở mức cho phép.
– Khi qua hệ thống xử lý sinh học hiếu khí, nước thải phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Nhiệt độ: 10 – 40 độ C
- pH = 6.5 – 8.5
- DO = 2 – 4 mg/l (Nồng độ oxy hòa tan)
- TDS: không vượt qua 15g/l (Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan)
- BOD5 không quá 500 mg/l, ở bể xử lý sinh học công nghệ cao có thể nâng cao chỉ tiêu BOD5 lên khoảng 1000 – 1500 mg/l.
- Tổng chất rắn không vượt quá 150 mg/l
- Tránh những chất hoạt động bề mặt như dầu mỡ, xà phòng, chất tẩy rửa và chất độc kìm hãm khả năng xử lý vi sinh vật
- Cân đối chất dinh dưỡng để cung cấp cho vi sinh vật theo tỉ lệ: BOD5:N:P = 100:5:1
Tiến hành khởi động và nuôi cấy lại hệ thống
Đầu tiên để bắt đầu quy trình nuôi cấy, khởi động lại hệ thống là kiểm tra và cài đặt lại thông số trong hệ thống như bơm chìm, bơm định lượng, máy thổi khí, máy khuấy và bồn chứa chất dinh dưỡng cần thiết. Sau đó, điều chỉnh lưu lượng nước thải, lưu lượng khí cấp vào hệ thống và tiến hành các bước khởi động như sau:
Bước 1: Bật máy bơm cấp nước vào hệ thống, bơm đến khi nước thải có thể chảy qua hệ thống xử lý vi sinh vật hiếu khí (Lưu lượng nước cấp còn phụ thuộc vào nồng độ ô nhiễm)
Bước 2: Tiến hành bật máy thổi khí, điều chỉnh lượng khí phân phối sao cho đầy bể, kiểm tra nồng độ oxy hòa tan phải đảm bảo DO = 2 – 4 mg/l
Quy trình nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải tại Bể Hiếu Khí
Bước 1: Bơm nước thải
Để rút ngắn quá trình nuôi cấy việc bổ sung thêm lượng bùn vi sinh vừa đủ để rút ngắn thời gian nuôi cấy và sau đó tiến hành bơm nước thải vào bể hiếu khí, nếu chưa có hoặc chưa đủ nước thải thì căn chỉnh thể tích nước bơm sao cho chiếm ⅓ thể tích bể hiếu khí
Bước 2: Giai đoạn bắt đầu nuôi cấy
Tính toán nồng độ bùn vi sinh vừa đủ trước khi đưa vào bể, cụ thể nồng độ bùn cấp vào là khoảng 5 – 10% so với thể tích bể nuôi cấy. Quy trình nuôi cấy phải kiểm soát tối ưu nước thải đầu vào, cân đối chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển vi sinh vật.
– Ngày đầu tiên: bắt đầu cho bùn vi sinh vào bể hiếu khí. Bật máy sục khí liên tục 24/24 để bùn thích nghi, sau khoảng thời gian khoảng 4 tiếng bắt đầu kiểm tra các thông số của nước thải đầu vào như pH, DO, nhiệt độ, SV30, …
– Ngày thứ 2: Dừng máy sục khí, để lắng khoảng 2 tiếng, bổ sung men vi sinh Microbe-Lift IND đã tính toán kết hợp với chất dinh dưỡng (mật rỉ đường) lượng vừa đủ. Cho thêm 10 – 15% lưu lượng chất thải mới, sau đó tiếp tục sục khí liên tục. Khoảng 4 tiếng sau, bắt đầu kiểm tra các thông số của nước thải đầu vào như pH, DO, nhiệt độ, SV30, …
Lưu ý: Liều lượng vi sinh Microbe-Lift IND sử dụng có thể giảm 30% so với nuôi không có bùn hoạt tính.
– Ngày thứ 3: Tắt máy sục khí, để lắng khoảng 2 tiếng sau đó cho phần nước trong ra. Tiến hành cho 10 đến 15 % nước thải mới vào bể kết hợp cung cấp thêm lượng chất dinh dưỡng vừa đủ cho hệ vinh sinh. Bổ sung vi sinh Microbe-Lift IND với liều lượng được tính toán phù hợp với lưu lượng chất thải đầu vào và bật máy sục khí liên tục. Ghi chép lại chính xác các thông số để kiểm tra khả năng phát triển của vi sinh.
– Ngày thứ thứ 4, thứ 5, thứ 6: Tiếp tục cách làm tương tự như ngày 3, ghi chép thông số chính xác.
– Ở ngày thứ 6: Sau quá trình 6 ngày theo dõi, nếu thấy nồng độ SV30 tăng lên đi kèm với đánh giá cụ thể về đặc tính của bùn vi sinh với chỉ số tốt. Bắt đầu tiến hành nâng tải trọng lưu lượng nước thải lên 30% tổng lưu lượng nước thải/giờ và tiếp tục theo dõi chỉ số
– Ngày thứ 7: Kiểm tra các thông số nhiệt độ, DO, pH xem đã ổn định chưa. Lấy một mẫu nước thải kiểm tra khả năng tạo bông và khả năng lắng của bùn, nếu tất cả thông số đều ổn định và trên đà phát triển
Kiểm tra các thông số nước thải đầu vào, điều kiện nhiệt độ, pH, DO ổn định. Nồng độ SV30 đạt khoảng 15-20% thể tích cốc. Múc mẫu nước thải kiểm tra khả năng tạo bông và khả năng lắng của bùn, nếu vẫn đang trên đà phát triển tốt thì chúng ta tiến hành cấp nước thải vào liên tục lưu lượng nước thải khoảng 10% tổng lưu lượng nước thải/giờ với hệ thống cung cấp khí chạy tự động.
– Ngày thứ N: Vẫn tiếp tục kiểm tra và theo dõi các thông số, nếu nồng độ bùn tăng thì hãy tăng thêm công suất đến khi hệ thống đầy tải trọng (trong thời gian này phải chú ý đến các thông số SVI, F/M, SV30 và tuổi bùn)
Lưu ý:
- Kiểm soát DO > 3 mg/l, pH: 6,5 – 8,0
- Sau ngày thứ 7 theo dõi nếu thấy nồng độ SV30 tăng lên đều, nếu đặc tính của bùn vi sinh phát triển tốt thì tiến hành nâng tải trọng lưu lượng nước thải lên 20-30% tổng lưu lượng nước thải.
Bước 3: Kiểm tra duy trì
Khi hệ thống đã hoạt động ổn định hãy tiến hành kiểm tra nước mỗi ngày để duy trì. Còn nếu chất lượng chất thải đầu ra không đạt cần kiểm tra lại chế độ hoạt động ở bước 2 đã chính xác chưa, cụ thể như: kiểm tra lưu lượng đầu vào, tiêu chuẩn đánh giá bùn, xem lại thời gian lưu để đảm bảo lượng nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn.
Quy trình nuôi cấy vi sinh nên sử dụng liều lượng chất dinh dưỡng như thế nào?
– Các chất dinh dưỡng nên bổ sung là mật rỉ đường, glucose dạng lỏng, Methanol, khoáng chất đa lượng (Na, Ca, Mg), DAP, Ure với hàm lượng phù hợp với vi sinh vật trong bể. Theo tiêu chuẩn tỷ lệ BOD5:N:P = 100:5:1
– Có thể bổ sung thêm các Enzyme, Các vi lượng, đa lượng, …
____________________________________
Sau toàn bộ quy trình nuôi cấy vi sinh từ lúc bắt đầu cho đến khi hệ thống hoạt động ổn định, không thể thiếu sự xuất hiện của men vi sinh Microbe-Lift IND. Microbe-Lift IND sở hữu các chủng vi sinh được nuôi cấy, phân lập, được chọn lọc kỹ càng với hiệu suất xử lý cao – khả năng thích ứng tốt nhiều môi trường, mang lại hiệu quả xử lý nước thải tối ưu, tiết kiệm và an toàn. Hiện nay men vi sinh Microbe-Lift IND đang được phân phối độc quyền bởi Biogency, để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0909 538 514
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh