Các yếu tố ảnh hưởng đến nước nuôi thủy sản

Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ao nuôi tôm

Trong ngành nuôi tôm, chất lượng nước ao nuôi là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự phát triển của tôm nuôi. Hiểu được điều đó, bài viết này độ ngũ Biogency sẽ giúp bà con tìm hiểu xem, đâu yếu tố quyết định đến chất lượng nước ao nuôi tôm nhé! 

Chất đất và chất lượng nước

Đất phèn là loại đất có độ pH và độ axit dễ biến động, điều này thì không hề có lợi cho tôm nuôi. Vậy nên khi nuôi ở những vùng đất phèn nên tránh tình trạng bị phèn quá nặng. Hãy khắc phục tình trạng phèn bằng cách thiết kế ao tôm thích hợp và quản lý chất lượng nước đầu vào phù hợp. (Tham khảo cách xử lý ao tôm khi nhiễm phèn)

Trước khi đào ao cần tìm hiểu rõ chất lượng đất và chiều sâu của các lớp đất. Việc tìm hiểu chất đất sẽ giúp sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình thiết kế ao tránh sự ảnh hưởng của phèn, ngoài ra còn hỗ trợ tính toán dễ dàng lượng hóa chất để cải tạo đất, tiết kiệm được nhiều chi phí.

Xem thêm: Lựa chọn địa điểm nuôi tôm

Nhiệt độ

Nhiệt độ ảnh hưởng đến chất lượng nước ao nuôi tôm
Nhiệt độ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước ao nuôi tôm

Tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm chịu ảnh hưởng rất nhiều từ yếu tố nhiệt độ của nước. Nhiệt độ tốt nhất cho tôm là từ 26 – 32°C. Nhiệt quá thấp thì tôm sẽ chậm lớn, kém phát triển. Người nuôi thường đo nhiệt độ ao bằng cách sử dụng nhiệt kế hay các máy đo pH, độ muối, DO hiện nay đều có chức năng đo nhiệt độ chuẩn xác.

Tham khảo: Cách quản lý nhiệt độ ao tôm

Độ mặn

Với tôm sú và tôm thẻ chân trắng có độ mặn thích hợp là 5 – 35 ‰. 

Tham khảo: Cách tăng giảm độ mặn ao tôm

Độ pH

Độ pH thích hợp cho nuôi trồng thủy sản là 7.0 – 9.0 tối ưu là 7.5 – 8.5. Tôm sẽ chết khi độ pH: 11 < pH < 4.

Độ ph thích hợp cho nuôi trồng thủy sản

pH thấp sẽ khiến tích trữ khoáng ở tôm giảm, khiến vỏ tôm bị mềm hoặc lột xác không hoàn toàn. Độ pH phụ thuộc rất nhiều đến quá trình quang hợp và hô hấp của tảo, vì thế nên kiểm soát độ pH của tôm qua mật độ tảo trong ao nuôi 

Tham khảo: Cách tăng/giảm pH ao tôm

QvY627Hg o

Độ kiềm

Độ kiềm ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi thủy sản

Để giữ độ pH ổn định thì độ kiềm là thước đo hữu hiệu. Độ kiềm cho ao tôm nên giữ trong khoảng 100 – 150 mg/l/

Nếu độ kiềm càng cao thì pH càng ít dao động, còn độ kiềm thấp thì độ pH thay đổi mạnh. Độ kiềm rất dễ thay đổi thế nên kiểm tra độ kiềm 3 – 5 lần trong ngày. 

Tham khảo: Cách tăng/giảm kiềm ao nuôi tôm

BOD, COD và Oxy hòa tan

Lượng oxy hòa tan trong ao là dưỡng khí rất quan trọng đối với tôm. Ao nuôi tôm phải đảm bảo lượng oxy hòa tan từ 4 mg/l , tối ưu là lớn hơn 5 mg/l.

Nhu cầu oxy sinh học (BOD) là hàm lượng oxy mà các sinh vật phù du và vi khuẩn trong ao tiêu thụ. Lượng oxy cần thiết (COD) là lượng oxy cần thiết để chuyển hoá chất hữu cơ trong nước thành CO2. Nếu COD càng cao lượng hợp chất chất hữu cơ càng nhiều, có nghĩa là ao rất bẩn và lượng oxy hòa tan bị giảm 

BOD và COD thường để đo đạt độ ô nhiễm chất thải,  ít khi sử dụng trong quản lý chất lượng ao nuôi tôm.

Theo tiêu chuẩn quy định, ở các ao tôm thì BOD không lớn hơn 50mg/l và BOD không lớn hơn 150mg/l 

Khoáng chất và độ cứng tổng

Độ cứng (GH) là quy chuẩn nước nuôi tôm đo tổng các khoáng các khoáng chất trong tôm là Magie và Canxi. 

Tỉ lệ các khoáng ở muối biển tương tự như nước lợ từ sông ngòi. Hàm lượng khoáng ở nước lợ được tính là: Khoáng trong nước biển × độ muối (ppt):35 . Độ khoáng và tỉ lệ khoáng ở nước biển (có độ mặn 35 ‰) được thống kê trong bảng dưới đây.

Độ mặn Ca (mg/l) Mg (mg/l) K (mg/l) Mg:Ca:K
35%o 400 1290 380 3,2:1:0,9

Khi nuôi tôm nuôi trong môi trường nước lợ thì tỉ lệ Mg:Ca:K phải bằng với nước biển để tôm phát triển bình thường.

Độ trong

Độ trong ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi tôm

Phù sa lơ lửng hay quần thể sinh vật trong ao (tảo, vi khuẩn) là yếu tố quyết định đến độ trong hay đục của nước. Trong các quần thể sinh vật trong ao thì tảo chiếm vai trò rất quan trọng, bởi vì chúng vừa là nguồn thức ăn – vừa là nguồn cung cấp và tiêu thụ oxy hòa tan hiệu quả. Ban ngày tảo quang hợp nên tạo oxy nên  oxy hoà hoà tan cao , ban đêm thì oxy hoa hoà tan thấp, vì vậy cần phải cân bằng mật độ tảo một cách vừa phải.

Nước đục do phù sa sẽ không có lợi cho sự phát triển của tảo, vậy cần phải lắng trước khi gây màu cho ao (gây tảo). Khi phù sa đã lắng thì độ trong hay đục của ao phụ thuộc nhiều vào mật độ của tảo. Độ trong phù hợp là 30-35 cm.

Tham khảo: Quản lý độ trong ao nuôi tôm

Hydro sunfua (H2S)

H2S là khí rất độc đối với tôm, được hình thành do sự phân huỷ yếm khí thức ăn thừa, xác cây, vỏ cây, chất thải vật nuôi,… Hiện tượng thường là bùn đáy ao có màu đen và mùi trứng thối. Ở các ao phèn rất dễ có nguy cơ nhiễm Sunphua Hydro cao.

Tôm thường ưa sống phân lớp gần bùn, nên H2S dưới bùn đáy nếu tích tụ nhiều sẽ gây hại rất nhiều đến tôm nuôi. H2S ở khoảng 0.1 – 0.2 mg/l sẽ khiến tôm mệt mỏi, chết từ từ và chìm đáy ở mức 0.9 mg/l, chết hàng loạt ở mức 4 mg/l.

Theo tiêu chuẩn trong nước nuôi tôm, nồng độ sunphua tự do H2S không được lớn hơn 0,05 mg/l. 

Tham khảo: Xử lý khí độc H2S trongg ao nuôi tôm

Nitrat (NO3 -)

Nitrat không độc hại, là dưỡng chất để tảo phát triển. Tôm sẽ không bị ảnh hưởng bởi nồng độ NO3 – ở dưới  200 mg/l. Nhưng NO3 –  quá cao sẽ xảy ra hiện tượng phú dưỡng; tảo, khi đó sẽ khiến tảo độc phát triển mạnh, làm chất lượng nước suy giảm.

Amoniac (NH3)

Amoniac ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi tôm

Amoniac rất độc cho tôm, trong thí nghiệm trên 5 loại tôm cho thấy, NH3 ở mức 0.45 mg/L làm giảm tốc độ tôm lớn đến 50%. Theo tiêu chuẩn, nồng độ amoniac tự do NH3 trong nước nuôi tôm < 0,3 mg/l, nhưng tối ưu là < 0,1 mg/l. Bà con có thể tham khảo kỹ hơn về NH3 trong ao nuôi tôm trong bài viết này để nắm được cách xử lý khi NH3 vượt mức cho phép

Nitrit

Nitrit NO2 – là chất độc cho con nuôi. Khi nitrit ngấm vào cơ thể tôm cá qua mang và da, chúng sẽ tác dụng với máu, làm quá trình vận chuyển oxy trong cơ thể khó khăn, khiến tôm chậm lớn, dễ bị bệnh và thậm chí chết hàng loạt. Giới hạn nitrit trong ao tôm là 3 mg/l NO2–

Các thông số chi tiết để đảm bảo chất lượng nước ao nuôi tôm: 

Thông số Tối ưu Giới hạn
Nhiệt độ (oC) 20 – 30 18 – 33
Độ mặn (/oo) 10 – 25 5 – 35
Độ trong (cm) 30 – 35 25 – 50
pH (dao động sáng sớm, chiều không quá 0,5) 7,5 – 8,5 7 – 9
Độ kiềm (mg/l) 100 – 150 60 – 180
Oxy hòa tan (mg/l) > 5 > 3,5
Sunphua hydro tự do H2S (mg/l) < 0,03 < 0,05
Amoniac tự do NH3 (mg/l) < 0,1 < 0,3
Nitrit NO2- (mg/l) < 0,2 < 1
Khoáng chất Mg:Ca:K 3,1 : 1 : 0,9 __

(QCVN 02 – 19 : 2014/BNNPTNT)

_____________

Nuôi tôm như “nuôi nước” vậy! Hãy đảm bảo chất lượng ao nuôi đạt chuẩn để tôm có thể phát triển thuận lợi. Với những chia sẻ hữu ích trên, Biogency mong rằng bà con có thể kiểm soát tốt ao nuôi của mình để vụ thu sắp tới sẽ đem về sản lượng tôm vượt cả mong đợi. Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0909 538 514

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký