nuoi cay vi sinh xu ly nuoc thai sinh hoat 1 1

Quy trình nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải sinh hoạt

Nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải sinh hoạt được xem là phương pháp xử lý nước thải tối ưu nhất hiện nay, không có sự xuất hiện của hoá chất, đặc biệt là vô cùng thân thiện với môi trường. Bằng cách bổ sung men vi sinh với khả năng xử lý tối ưu các chất hữu cơ khó phân huỷ, đồng thời cung cấp các vi sinh vật có lợi cho quá trình xử lý chất thải. Trong xử lý nước thải sinh hoạt, quy trình nuôi cấy vi sinh sẽ diễn ra như thế nào? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Kiểm tra hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trước khi vận hành

nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải sinh hoạt

Kiểm tra kỹ thuật

+ Kiểm tra kỹ càng các thiết bị đang sửa chữa đã hoàn thành chưa, nếu chưa cần phải khắc phục ngay.

+ Nếu có còi báo sự cố thì nên kiểm tra xem còn hoạt động hay không? 

+ Xem lại bồn hóa chất, kiểm tra mực hóa chất đã chuẩn chưa, nếu chưa thì pha thêm nếu hết 

+ Xem lại các giá trị đã cài đặt trên các bơm định lượng, chỉ điều chỉnh khi bơm đang hoạt động.

+ Tiến hành kiểm tra máy thổi khí, máy khuấy chìm và bơm chìm 

+ Kiểm tra lại chế độ đóng mở của các van bơm, van khay chứa hóa chất, máy thổi khí

+ Vệ sinh đầu dò pH, giỏ rác, kiểm tra lại hoạt động của phao báo mức nước 

+ Kiểm tra mực nước trong bồn so với cánh khuấy (tránh để máy khuấy hoạt động quá tải)

+ Xem lại tình trạng bùn trong bể lắng, vớt bùn có hiện tượng bùn nổi

+ Kiểm tra lại nguồn điện cung cấp cho hệ thống xử lý

Tham khảo: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn

Kiểm tra thông số nước thải đầu vào

Tiêu chuẩn nước thải khi qua bể sinh học aerotank

+ Kiểm soát lượng DO trong nước đạt mức từ 2 – 4mg/l. 

+ Tổng chất rắn hoà tan (TDS) không quá 15gr/L

+ Độ pH trung bình đạt 7.5 (ngưỡng cho phép từ 6.5 – 8.5)

+ Nước thải sinh hoạt đầu vào: khi nuôi cấy vi sinh chúng ta nên lưu ý điều chỉnh lượng nước thải đầu vào phù với các chỉ số như pH, DO, nhiệt độ, SV30,…

+ Kiểm tra nhiệt độ: nhiệt độ của bể hiếu khí nên giao động từ 10 – 40 độ C

+ BOD, COD < 500mg/L

Quy trình nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải sinh hoạt tại bể hiếu khí

nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải sinh hoạt

Bước 1: Sau khi kiểm tra các chỉ số đầu vào đã ở mức ổn định chưa để tiến hành nuôi cấy; Có thể bổ sung bùn hiếu khí vào bể aerotank với tỉ lệ khoảng 5-10% so với thể tích bể -> để tăng thêm hiệu quả xử lý 

Bước 2: Tiến hành nuôi cấy vi sinh với men vi sinh MicrobeLift IND

+ Sử dụng trực tiếp Vi sinh MicrobeLift IND mỗi ngày cùng với dinh dưỡng phù hợp xuống bể sinh học. (Tính toán phù hợp từng công trình). Có thể nhân khối vi sinh MicrobeLift trước khi bổ sung: 01 thùng 100 lít + dinh dưỡng (20kg mật đường)+ 01 gallon MicrobeLift. Sục khí từ 24 – 48 tiếng trước khi bổ sung vào bể hoặc đến khi thấy có bông bùn thì có thể sử dụng được.

+ Cho nước sạch vào ½ bể, nước thải khoảng 5-10% công suất hoặc tính toán tải lượng khởi động phù hợp từng công trình. Bổ sung dinh dưỡng và vi sinh (hoặc đã pha với liều lượng gốc) theo bảng trên. 

+ Kiểm soát các chi tiêu ổn định trong bể vi sinh hàng ngày.

– Nồng độ pH= 6.5-8.5

– DO ≥ 2 mg/l (sục khí liên tục để cho vi sinh thích nghi với nước thải).

– Nhiệt độ < 40 độ C

+ Theo dõi lượng bùn phát sinh trong bể bằng cách sử dụng ống đong 1000ml có khắc vạch mỗi 100ml cho nước bể sinh học vào đến vạch 1000ml và quan sát bằng mắt thường sau 30 phút, sau đó đọc thể tích bùn chiếm được. (Nếu bùn lắng, nước không đục nhiều và có sự cải thiện về bông bùn thì có thể bổ sung tiếp 5-10% công suất) 

+ Cho nước thải vào đầy bể sinh học rồi mới cho nước qua bể lắng, từ bể lắng – bùn lắng được tuần hoàn 100% về bể sinh học, không cho thải bỏ. Nước trong sau bể lắng thải bỏ ra ngoài. Khoảng trong thời gian 30 ngày thì lượng nước sẽ điền vào đầy bể.

Lưu ý:  trong thời gian đầu nuôi cấy sẽ thấy hiện tượng bọt trắng nổi ở bể sinh học. Hiện tượng này sẽ hết khi mật độ vi sinh trong bể sinh ra phù hợp.

Tham khảo: Các nguồn dinh dưỡng cho vi sinh xử lý nước thải

Hiệu quả mong đợi trong quy trình nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải sinh hoạt 

+ Trong những tuần đầu tiên vi sinh sẽ kích hoạt vào trong quá trình khởi động hệ thống, trong tuần thứ 3,4 bể hiếu khí sẽ hoạt động ổn định.

+ Thông qua chỉ số SVI và quan sát bùn sinh khối, bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt của phương pháp này. Bể hiếu khí sẽ hoạt động ổn định trong vòng 1 tháng.

Tham khảo: Tại sao nuôi vi sinh trong bể hiếu khí không hiệu quả

________________

Để được tư vấn kỹ lưỡng hơn về quy trình nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải sinh hoạt nói riêng và nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải nói chung, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ kỹ sư của Biogency để được tư vấn chi tiết qua HOTLINE: 0909 538 514

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký