Bệnh trên vỏ tôm được xuất hiện với những dấu hiệu khác nhau chính là kẻ thù nguy hiểm khiến quá trình nuôi tôm trở nên vô cùng khó khăn. Bài viết này, đội ngũ Biogency sẽ giúp bà con xác định rõ ràng những biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả những bệnh xuất hiện phổ biến trên vỏ tôm. Hãy cùng theo dõi nhé!
Tham khảo: Một số bệnh trên tôm do virut và vi khuẩn
Các nội dung chính
Tôm bị mềm vỏ
Hiện tượng mềm vỏ ở tôm nuôi thương xuất hiện phổ biến trong giai đoạn sau khi lột xác (Tham khảo quá trình lột xác của tôm), hình thành lớp vỏ biểu bì mới nhưng không cứng lại.
Nguyên nhân của của hiện tượng này chủ yếu là do:
+ Độ kiềm trong ao nuôi quá thấp (< 50 ppm)
+ Thức ăn bổ sung sau khi tôm lột vỏ thiếu khoáng chất (Ca/P)
+ Các yếu tố tự nhiên như mưa nhiều, nhiệt độ thay đổi cũng ảnh hưởng ít nhiều.
+ Ao nuôi sử dụng dư thừa hoá chất.
Cách phòng trị:
+ Giữ độ kiềm ở mức trung bình là 120 ppm
+ Tích cực bổ sung các khoáng chất cần thiết chưa Ca/P và các vitamin tổng hợp vào thức ăn cung cấp cho tôm nuôi (Tham khảo cách bổ sung khoáng cho tôm)
+ Tình trạng mưa lớn, sau khi xả nước mặt nên cần cung cấp vào ao nuôi nước đã qua xử lý.
Tôm lột vỏ bị dính và lột không cứng vỏ
Nguyên nhân chính: Chủ yếu là do nhiệt độ môi trường ao nuôi xuống quá thấp vào mùa đông, hay gió mùa đông bắc. Khi kết hợp với sức đề kháng của tôm quá yếu sẽ dẫn đến hiện tượng tôm khó lột vỏ, dính vỏ, lột vỏ không hoàn toàn hay có thể bị chết sau khi lột.
Biện pháp xử lý:
– Tiến hành trộn thêm vào thức ăn các chất khoáng (chứa Ca/P), chất bổ dưỡng như vitamin tổng hợp, vitamin C cho tôm
– Tăng cường chạy quạt khí để duy trì lượng oxy trong ao nuôi
– Thay nước mới khoảng 20-30% mỗi lần
– Có thể đánh vôi nóng để tăng độ pH và nhiệt độ nước nếu thời tiết quá lạnh, nên đánh khi tôm trước trong và sau khi lột, sẽ giải quyết tối đa tình trạng tôm lột vỏ không hoàn toàn.
– Tốt nhất nên chọn mùa vụ phù hợp để nuôi tôm, tránh mùa đông khắc nghiệt vào các tháng cuối năm.
Tham khảo: Bổ sung vitamin C cho tôm
Tôm khó lột vỏ
Đây là một trong những bệnh trên vỏ tôm thường gặp. Thông thường tôm sẽ lột vỏ theo chu kỳ sinh trưởng hay do những thay đổi biến động của môi trường. Trong điều kiện tôm được cung cấp thức ăn dù ít hay nhiều thì khi bước vào thời kỳ phát triển chúng vẫn sẽ bắt đầu lột vỏ như bình thường.
Tuy nhiên do một số nguyên nhân sau đây làm tôm khó lột vỏ như thường:
– Môi trường ao nuôi có độ kiềm cao (> 200 ppm).
– Độ pH quá thấp
– Trong quá trình phát triển của tôm, người nuôi cung cấp thiếu khoáng vi lượng, ít thức ăn, thiếu Ca/P,…
Cách khắc phục:
– Có thể sử dụng thêm Saponin (10 ppm) để kích thích tôm lột vỏ
– Duy trì lượng thức ăn đầy đủ cho mỗi giai đoạn phát triển của tôm, nên bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cung cấp vào khẩu phần ăn hợp lý.
– Thay một phần nước mới cho ao nuôi và căn chỉnh độ mặn xuống 100ppm
– Giảm độ kiềm ao nuôi nếu đo độ kiềm quá cao.
Tôm bị đóng rong, đóng vôi trên vỏ làm tôm không lột vỏ được
Tình trạng này xuất hiện khi ao nuôi gặp phải mưa nhiều, độ mặn thấp, người nuôi không cung cấp khoáng vi lượng cho ao, độ pH quá thấp,… Do đó dễ xảy ra hiện tượng vỏ quá dày, tôm ngưng lột xác và giảm ăn.
Cách xử lý:
– Kiểm tra sức khỏe tôm nuôi thường xuyên và các chỉ số môi trường nước như pH, độ kiềm, nhiệt độ,…
– Kích hoạt tôm lột vỏ bằng Saponin (10ppm);
– Cung cấp thường xuyên Ca/P, vitamin D;… voa thức ăn cho tôm
– Giữ hàm lượng thức ăn đầy đủ xuyên suốt vụ nuôi để tránh tình trạng này
Tôm lột vỏ chết
Nguyên nhân của hiện này chủ yếu là do trong quá trình lột vỏ, tôm nuôi mắc các bệnh khó chữa như bệnh đốm trắng, thân đỏ, gan tụy cấp tính, đầu vàng,… Khi tôm còn nhỏ thì khả năng chống chọi của tôm với các điều kiện bất lợi của môi trường sống là rất kém. Do đó khi sức đề kháng kém sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng lột xác của tôm, công thêm ảnh hưởng của các mầm bệnh nguy hiểm, chắc chắn sẽ khiến tôm chết sau khi lột vỏ.
Để giải quyết tình trạng này thì tốt nhất bạn nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh nghiêm ngặt:
+ Kiểm tra các yếu tố trong môi trường ao nuôi thường xuyên như nhiệt độ, độ kiềm, độ pH, độ mặn,… Luôn duy trì chúng ở mức ổn định.
+ Kiểm tra sức khỏe tôm nuôi thường xuyên để phát hiện kịp thời các dấu hiệu làm gây bệnh nguy hiểm cho tôm
+ Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động sống của tôm như vitamin C, canxi, đạm,…
Nếu không may ao nuôi mắc phải tình trạng này thì tiến hành ngưng nuôi và nhanh chóng cách ly ao nuôi bị bệnh so với các ao còn lại. Để cứu vãn có thể trộn kháng sinh vào thức ăn cung cấp cho tôm, sử dụng hoá chất và men vi sinh để làm sạch tối đa môi trường nước. Thay nước ao nuôi liên tục và xử lý phần nước nhiễm bệnh hợp lý để tránh gây mầm bệnh cho các ao khác.
Bệnh tôm hở khớp đầu ngực
Tôm bị hở khớp đầu ngực (tôm bị hở giữa phần đầu và phần thân): đây được xem là hội chứng SWSS (Sub-carapace Watery Sac Syndrome) thường xảy ra vào mùa mưa. Với nguyên nhân hình thành bệnh thường là do ao nuôi thiếu sodium, potassium, magnesium and calcium. Cụ thể ở đây là do tôm nuôi bị sốc và mất cân bằng áp suất thẩm thấu, đặc biệt là không đủ hàm lượng Kali, Magie, Canxi.
Biện pháp xử lý tốt nhất với bệnh trên vỏ tôm này là trong quy trình phòng bệnh, người nuôi nên chú trọng bổ sung vitamin C và đầy đủ khoáng chất vào thức ăn cho tôm, đặc biệt là vào mùa mưa để tránh tình trạng này.
Tham khảo: Tăng sức đề kháng cho tôm
________________________
Mong rằng qua bài viết này, có thể giúp bà con có thêm nhiều hiểu biết mới mẻ về những căn bệnh trên vỏ tôm. Bên cạnh đó có thể tìm ra biện pháp phòng và điều trị bệnh phù hợp cho ao nuôi của mình. Để được tư vấn cụ thể hơn, bà con có thể liên hệ tới đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm đến từ Biogency qua Hotline: 0909 538 514.
Tài liệu tham khảo:
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh