tom kem an cham lon 1

Nguyên nhân tôm kém ăn chậm lớn và biện pháp khắc phục

Tôm kém ăn chậm lớn là vấn đề nhiều người nuôi gặp phải gây ra thiệt hại lớn về kinh tế, làm kéo dài thời gian nuôi tôm, tăng hệ số thức ăn, tăng chi phí sản xuất, giảm năng suất và hiệu quả kinh tế. Chính vì thế, người nuôi cần quan sát tôm hàng ngày để tìm ra nguyên nhân, từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục hiệu quả.

Nguyên nhân tôm kém ăn chậm lớn

tôm kém ăn chậm lớn

Con giống kém chất lượng

Nhu cầu nuôi tôm ngày càng tăng nhưng nguồn cung cấp tôm giống chất lượng từ các cơ sở sản xuất uy tín có giới hạn. Người nuôi nhập tôm giống ở các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ với giá tôm rẻ hơn sẽ không kiểm soát được chất lượng.

Tôm giống chất lượng kém do bố mẹ sinh sản nhiều, quá trình chăm sóc không tốt và vận chuyển chưa đúng cách. 

Khi chọn tôm giống, người nuôi cần nắm thông tin về nguồn gốc bố mẹ của con giống, quy trình nuôi và các loại thức ăn chúng đã sử dụng để đảm bảo chúng là những con tôm giống chất lượng, khỏe mạnh, có khả năng sống tốt.

Tôm bị nhiễm bệnh còi EHP

Dấu hiệu bệnh lý thường gặp khi tôm nhiễm EHP là tôm chậm lớn, còi cọc, bơi lờ đờ, bắt mồi kém, nghiêm trọng hơn là chết rải rác trong một thời gian ngắn. Sau khi quan sát thấy dấu hiệu bệnh, người nuôi cần tách tôm còi ra khỏi ao nuôi bằng cách dùng rỏ tre nhỏ để dụ bắt tôm. Vậy nên trước khi chọn tôm giống cần test PCR để kiểm tra tôm có khỏe mạnh hay không.

Mật độ thả nuôi dày đặc

Mật độ thả nuôi tôm quá dày dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng và khoáng chất cung cấp cho tôm phát triển và lột xác cũng là nguyên nhân khiến tôm chậm lớn. Mật độ thả nuôi thích hợp là dưới 100 con/m2 ao đất và 200 con/m2 ao bạt. Và bổ sung thêm các khoáng chất, men tiêu hóa giúp tôm cải thiện tình trạng kém ăn.

Thức ăn kém chất lượng

Thức ăn cho tôm kém chất lượng, ẩm mốc, thiếu chất dinh dưỡng, khoáng cần thiết cho tôm cũng khiến tôm kém ăn, chậm lớn. Chú ý khi sử dụng thức ăn cho tôm:

Chọn thức ăn cho tôm ở cơ sở sản xuất uy tín, nguồn gốc rõ ràng

Nắm rõ đầy đủ thông số về cách sử dụng, thành phần, bảo quản.

Tính chất của thức ăn cho tôm đồng nhất và có độ bền bỉ khi hòa vào nước.

Tôm chậm lớn do bệnh phân trắng

Tôm không có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng khi nhiễm bệnh phân trắng khiến tôm còi cọc, yếu và chết dần. Để phòng tránh bệnh, người nuôi cần bổ sung các loại men tiêu hóa có lợi cho tôm nuôi.

Phân trắng là bệnh thường gặp ở tôm, nhất là đối với tôm nuôi ở mô hình thâm canh có mật độ cao hay nuôi theo quy trình ít thay nước. Bệnh hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để và gây nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm, thậm chí có thể khiến tôm chết. Do vậy, bà con nuôi tôm cần nắm các nguyên nhân tôm bị phân trắng và có biện pháp phòng bệnh để hạn chế rủi ro cho ao nuôi.

Tôm chậm lớn do bệnh vi bào tử trùng

Bệnh vi bào tử trùng (Enterocytozoon hepatopenaei – EHP) là loài ký sinh trong tế bào gan tụy của tôm, chúng hấp thu những chất dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy làm tôm chậm lớn và khó lột xác.

Lạm dụng kháng sinh trong phòng trị bệnh

Việc sử dụng kháng sinh sai cách, không đúng liều lượng khi trị bệnh sẽ làm giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm khiến tôm chậm lớn

Chú ý: Không sử dụng kháng sinh để phòng bệnh, khi sử dụng kháng sinh trị bệnh cho tôm cần dùng đúng liều, đúng chu trình 5-7 ngày tránh lờn thuốc. Sau đó, người nuôi cần bổ sung sorbitol 2g/1kg thức ăn giúp tôm đào thải kháng sinh trong cơ thể, sau khi dùng men vi sinh 3 ngày phải cho tôm ăn men đường ruột để khôi phục hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột tôm.

Tham khảo: Cách sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm

Tôm bị stress do môi trường ao nuôi

Tôm bị stress do môi trường ao cũng dẫn đến hiện tượng tôm chậm lớn, các nguyên nhân của môi trường ao nuôi khiến tôm bị stress:

  • Độ pH nằm ngoài ngưỡng 6,8-8,7 cũng là nguyên nhân khiến tôm chậm lớn.
  • Ao nuôi tôm có độ mặn thấp dẫn đến thiếu khoáng chất làm ảnh hưởng đến quá trình lột xác ở tôm, tăng trưởng chậm, tỷ lệ sống thấp.
  • Thả nuôi tôm ở nhiệt độ thấp khiến trao đổi chất của tôm giảm, ăn kém, chậm phát triển.

Biện pháp khắc phục tôm kém ăn chậm lớn

tôm kém ăn chậm lớn

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi cần quan sát thường xuyên xem tôm có kém ăn hay không, sau đó xác định nguyên nhân và thực hiện các biện pháp như sau:

Lựa chọn thức ăn chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ chất dinh dưỡng. Bảo quản thức ăn đúng cách, tránh đặt dưới sàn nhà ẩm ướt hoặc ánh nắng trực tiếp làm giảm chất lượng thức ăn.

Chú ý thường xuyên kiểm tra nhá để quan sát tôm, theo dõi lượng thức ăn, điều chỉnh sao cho phù hợp với tôm, tránh dư thừa làm ảnh hưởng môi trường nước.

Người nuôi cần bổ sung thêm các chế phẩm sinh học MICROBE-LIFT để cải thiện môi trường ao nuôi và ngăn ngừa các vi khuẩn gây bệnh phát triển như:

Bổ sung thêm các sản phẩm dinh dưỡng, men vi sinh đường ruột MICROBE-LIFT DFM cho tôm để tăng sức đề kháng, giúp tôm tiêu hóa tốt.

Quản lý chất lượng nước ao nuôi như: hàm lượng oxy hòa tan, độ kiềm, độ pH, khí độc ở ngưỡng phù hợp với sự tăng trưởng của tôm, thay nước định kỳ, duy trì chế độ quạt nước và mực nước hợp lý (trên 1,2m).

____________________________

Tôm kém ăn, chậm lớn là vấn đề nhức nhối mà người nuôi tôm ở Việt Nam thường xuyên gặp phải. Hiện tượng tôm kém ăn, chậm lớn gây thiệt hại lớn đến năng suất của vụ nuôi, vì thế người nuôi cần phải nhanh chóng tìm được nguyên nhân để xử lý kịp thời, tránh những thiệt hại không đáng có. Để tôm có điều kiện phát triển tốt nhất, người nuôi nên sử dụng phương pháp chế phẩm vi sinh để cải thiện môi trường nước, tăng đề kháng cho tôm. Để được tư vấn thêm cách khắc phục tôm kém ăn, chậm lớn bằng phương pháp sinh học xin hãy liên hệ ngay với Biogency qua hotline: 0909 538 514. Chúc bà con một mùa vụ bội thu!

Tài liệu tham khảo:

Giải pháp khắc phục tình trạng tôm nuôi chậm lớn (baclieu.gov.vn)

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký