rong cập bờ ao bạt

Nguyên nhân, hậu quả và cách xử lý rong cập bờ ao bạt trong nuôi tôm quảng canh

Rong cập bờ ao bạt là một trong những hiện tượng hay xuất hiện trong việc nuôi tôm quảng canh, gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi. Đây cũng là một trong những vấn đề mà người nuôi cần phải giải quyết để tránh các tổn thất nghiêm trọng. Hãy cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng rong cập bờ ao bạt trong nuôi trồng thủy hải sản trong bài viết dưới đây.

1.Nguyên nhân xuất hiện rong cập bờ ao bạt

rong cập bờ ao bạt

Rong là một trong những sinh vật cần thiết trong quá trình nuôi thủy hải sản hiện nay. Tuy nhiên nếu số lượng rong phát triển quá mạnh sẽ gây nên những tổn thất nghiêm trọng cho người nuôi. 

Nguyên nhân gây ra hiện tượng rong cập bờ ao bạt là gì?

  • Quá trình cải tạo ao trước khi nuôi tôm chưa tốt: các chất bùn hữu cơ còn tồn đọng nhiều trong lần nuôi trước không được xử lý kỹ, các bào tử của rong có trong bùn còn sót lại nhiều, trong lần nuôi tiếp theo rong phát triển mạnh gây lên hiện tượng rong cập bờ ao bạt.
  • Mực nước trong ao thấp (<0.8m), mực nước quá thấp ức chế sự phát triển của tảo khiến tảo bị chết, không có tảo che phủ trên bề mặt làm cho nước trong, ánh sáng mặt trời có thể chiếu thẳng xuống đáy ao, đây là một trong những điều kiện lý tưởng cho rong phát triển.
  • Người dân sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật, vớt thủ công không đúng cách, phân bón hóa học,… làm chết tảo, tạo điều kiện cho rong phát triển mạnh.

2. Tác hại của hiện tượng rong cập bờ ao bạt

rong cập bờ ao bạt

Rong phát triển quá mạnh ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh trưởng của các sinh vật khác, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi tôm.

2.1. Rong phát triển quá mạnh ức chế sự phát triển của các sinh vật khác

Trong quần thể sinh vật có trong ao, khi một quần thể sinh vật phát triển quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các quần thể khác. Khi quần thể rong biển phát triển mạnh sẽ kìm hãm sự phát triển của các sinh vật sống chung với nó. Các sinh vật khác đặc biệt là tôm không thể phát triển gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi

2.2. Rong cập bờ ao bạt làm tôm chết hàng loạt

  • Sự phát triển của rong cập bờ ao bạt làm giảm không gian sống của tôm: rong phát triển chiếm phần lớn diện tích ao làm cho không gian sống của tôm bị hạn chế. Lâu dần, không gian sống bị thu hẹp dẫn đến việc giảm số lượng tôm nuôi, tôm bị chết hàng loạt.
  • Rong làm thiếu oxy về đêm: mật độ rong quá dày dẫn đến việc cạnh tranh hô hấp giữa các vi sinh vật. Rong cập bờ ao bạt che phủ quá nhiều diện tích gây thiếu oxy cho tôm, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tôm chết hàng loạt.
  • Rong cạnh tranh dinh dưỡng với tảo: để có thể phát triển, rong cần các chất dinh dưỡng. Quần thể rong phát triển cạnh tranh dinh dưỡng với quần thể tảo đang sinh sống và phát triển trong ao, khiến số lượng tảo trong ao giảm, làm chết tảo, làm trong nước ao bị biến đổi về môi trường. Độ pH trong ao bị biến đổi, nhiệt độ cũng biến đổi gây bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm.
  • Khi rong chết sinh ra các khí độc như NOշ, HշS: các loại khí này đầu độc tôm, gây ra hiện tượng tôm chết hàng loạt. (xem các loại khí độc ao tôm)
  • Rong làm ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và kiếm mồi của tôm: sự phát triển của rong làm hạn chế khả năng di chuyển của tôm, khả năng tìm kiếm thức ăn của tôm bị giảm xuống, tôm sẽ kém phát triển, thậm chí tôm có thể chết hàng loạt.

3. Cách khắc phục khi xuất hiện rong cập bờ ao bạt

Các phương pháp có thể sử dụng trong việc loại bỏ rong cập bờ ao bạt đó chính là biện pháp thủ công và biện pháp hóa học.

3.1. Biện pháp thủ công

  • Dùng lưới kéo bớt rong có trong ao: sử dụng lưới kéo bớt lượng rong có trong ao, trả lại không gian phát triển cho tôm có trong ao nuôi.
  • Nếu lượng rong quá nhiều thì có thể rút bớt mực nước trong ao nuôi, tiến hành phơi cho rong chết rồi xử lý lại các bùn đáy ao nuôi bằng men vi sinh MICROBE-LIFT AQUA SA.
  • Dùng vợt vớt xác rong.
  • Nâng mực nước trong ao lên trên 1m: ức chế khả năng phát triển của rong khiến rong từ từ tàn lụi.

3.2 Biện pháp sinh học

Khắc phục bằng biện pháp sinh học gồm hai bước:

  • Diệt rong bằng thuốc diệt rong
  • Sử dụng men vi sinh MICROBE-LIFT AQUA SA kết hợp với men vi sinh MICROBE-LIFT AQUA C để phân hủy xác rong chết và xử lý các chất ô nhiễm do xác rong chết phân hủy gây ảnh hưởng đến quần thể vật nuôi trong ao.

4. Men vi sinh MICROBE-LIFT AQUA SA và MICROBE-LIFT AQUA C – sự lựa chọn hoàn hảo xử lý rong cập bờ ao bạt 

Được nghiên cứu và phát triển bởi Ecological Laboratories Inc…, xuất xứ từ Mỹ. Men vi sinh MICROBE-LIFT AQUA SA là bao gồm quần thể sinh vật dạng lỏng có hoạt tính cao, chứa các chủng vi sinh vật hoạt tính mạnh như: Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium, Bacillus subtilis, Humic, humate… xử lý bùn đáy ao nuôi, ngăn sự phát triển của rong, hạn chế tình trạng rong cập bờ ao bạt. MICROBE-LIFT AQUA C cùng với các vi sinh vật có trong nó có tác dụng phân hủy các chất hữu cơ, hạn chế sự  phát triển của rong, ngăn ngừa tối đa tình trạng rong phát triển gây ảnh hưởng đến các sinh vật được nuôi trong ao.

4.1 Hướng dẫn sử dụng men vi sinh  MICROBE-LIFT AQUA SA

Trước khi thả tôm:

Sử dụng theo tỉ lệ và phương pháp sau: 100ml men vi sinh + 20l-50l nước ao + 3l mật rỉ sạch (không chứa các chất diệt khuẩn) khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24 tiếng, tỉ lệ này đủ để xử lý hết 1000 mét khối nước.

Sau khi thả tôm:

  • Từ ngày 1-30 : sử dụng 1-2 lần/tuần
  • Từ ngày 30-60 : sử dụng 2-3 lần/tuần
  • Từ ngày 60 trở lên: sử dụng 3-4 lần/tuần

Lưu ý: Liều lượng có thể được tinh chỉnh, thay đổi phụ thuộc vào thời điểm và tình trạng thực tế của mỗi ao nuôi. Hãy liên hệ với nhà cung cấp để được hỗ trợ tư vấn cụ thể cho từng trường hợp.

Điều kiện hoạt động của vi sinh

  • pH: 4 – 9.
  • Nhiệt độ: 4 độ C đến 40 độ C.
  • Độ mặn < 40 ‰ (khoảng 4%).

4.2 Hướng dẫn sử dụng MICROBE-LIFT AQUA C

100ml + 20 lít đến 50 lít nước ao + 3 lít mật rỉ sạch (không chứa các chất diệt khuẩn) khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24 tiếng đủ xử lý cho 1000 mét khối nước

Gây màu nước: Sử dụng liên tục 3 ngày

Sau khi thả tôm:

  • Từ ngày: 1-30 : sử dụng 1 đến 2 lần 1 tuần
  • Từ ngày 30-60 : sử dụng 2 đến 3 lần 1 tuần
  • Từ ngày 60 trở lên : sử dụng 3 đến 4 lần 1 tuần

Lưu ý: Liều lượng sẽ thay đổi phụ thuộc vào thời điểm và tình trạng thực tế của mỗi ao nuôi. Hãy liên hê với nhà cung cấp để được tư vấn cụ thể.

Điều kiện hoạt động của vi sinh:

  • pH: 4 – 9 (tối ưu 6,5 đến 8)
  • Nhiệt độ: 4 độ C đến 40 độ C (tối ưu 25 độ C đến 30 độ C)
  • Độ mặn < 40 ‰ (khoảng 4%).

Việc sử dụng men vi sinh MICROBE-LIFT AQUA SA và MICROBE-LIFT AQUA C là việc cần thiết trong việc xử lí bùn đáy và làm sạch nước ao nuôi, từ đó phòng ngừa những tác hại của rong cập bờ ao bạt, tránh được các hậu quả của nó và nâng cao năng suất nuôi tôm.

———————–

Biogency hy vọng rằng, bài viết trên sẽ giúp cho bà con có thể biết thêm nhiều thông tin trong nuôi tôm. Và Biogency cũng chúc bà con có thể ứng dụng những kinh nghiệm trên vào mô hình nuôi trồng tôm, đạt được năng suất cao.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký