bod5 la gi su khac biet giua bod5 va cod trong xu ly nuoc thai

BOD5 là gì? Sự khác biệt giữa BOD5 và COD trong xử lý nước thải

Vấn đề xử lý nước thải đang ngày càng trở nên cần thiết trong bối cảnh gia tăng dân số và ô nhiễm môi trường. BOD5 là một trong những biện pháp phổ biến nhất nhằm kiểm tra độ phù hợp của nước thải đầu ra từ các nhà máy xử lý nước thải. Trong bài viết này Biogency sẽ giới thiệu đến bạn BOD5 là gì cũng như sự khác biệt giữa BOD5 và COD trong xử lý nước thải.

BOD5 là gì?

BOD là viết tắt của từ Biochemical Oxygen Demand nghĩa là nhu cầu oxy hóa sinh học. Đây là chỉ tiêu sinh lý hóa quan trọng nhất của nước.

BOD5 chính là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật tiến hành quá trình oxy hóa sinh học các chất hữu cơ trong 5 ngày đầu ở nhiệt độ 20ºC. Hay nói cách khác nó chính là hàm lượng BOD được đo trong 5 ngày đầu. Quá trình này phải được thực hiện trong điều kiện buồng tối để tránh ảnh hưởng các quá trình quang hợp.

Thông số BOD5 được sử dụng cho nhiều mục đích, phổ biến nhất đó là chỉ ra tác động của nước thải và chất thải hữu cơ khác đối với nước không có oxy hòa tan. Tuy nhiên, thời gian 5 ngày thử nghiệm này chỉ chiếm 1 phần tổng nhu cầu oxy hóa.

Theo quy ước, thời gian thích hợp cho quá trình oxy hóa sinh hóa hoàn toàn các chất hữu cơ trong các mẫu nước sẽ là 20 ngày. Tuy nhiên, xét nghiệm 20 ngày thường không thực tế khi cần dữ liệu để giải quyết mối lo ngại ngay lập tức nên người ta vẫn ưu tiên sử dụng phương pháp BOD5 để đem lại kết quả và đưa ra phương án giải quyết nhanh hơn.

Mỗi loại nước thải sẽ có một giá trị BOD nhất định. Ngoài ra chỉ số BOD còn thể hiện nhiều yếu tố khác như: Nồng độ oxy hòa tan trong nước DO, lượng chất hữu cơ dễ phân hủy và mật độ vi sinh vật trong nước.

Theo quy ước chung, chỉ số BOD sẽ được tính bằng lượng oxi chênh lệch theo mg/ lít nước. Dưới đây là một vài thông số BOD của các loại nước thải:

  • Nước sinh hoạt: 100 – 200mg/ l
  • Chế biến thủy sản: 2.000 – 5.000 mg/l
  • Sản xuất bia: 800 – 2.000 mg/ l
  • Sản xuất cao su: 3.000 – 10.000 mg/ l
bod5 là gì
Hình 2: Nước thải sinh hoạt thường có chỉ số BOD dao động từ 100 – 200 mg/l

Cách đo chỉ số BOD5 trong phòng thí nghiệm

Để xác định chỉ số BOD5, người ta thực hiện theo các bước như sau:

  • Pha loãng mẫu nước thử với nước đã được khử ion và được bão hòa về oxy. Sau đó thêm vào mẫu thử một lượng cố định vi sinh vật mầm giống, bắt đầu đo lượng oxy hòa tan và đậy thật chặt nắp của mẫu thử để ngăn không cho oxy tiếp tục bị hòa tan bởi lượng không khí từ bên ngoài tràn vào.
  • Lưu giữ mẫu thử ở nhiệt độ 20 độ C trong bóng tối để tránh quá trình quang hợp (quá trình quang hợp sẽ bổ sung oxy ngoài dự kiến). Thời gian lưu trữ mẫu nước thử này là 5 ngày, sau 5 ngày tiến hành đo lại lượng oxy hòa tan.
  • Sự khác biệt giữa lượng DO (lượng oxy hòa tan) mới nhất và lượng DO ban đầu chính là chỉ số xác định của BOD5.
chi so bod5 co the duoc xac dinh trong phong thi nghiem
Hình 3: Chỉ số BOD5 có thể được xác định trong phòng thí nghiệm

Cách đo chỉ số BOD5 bằng chai đo Oxitop

  • Đặt chai đo trong tủ ở nhiệt độ 20 độ C trong 5 ngày.
  • Chỉ số BOD được đo tự động khi nhiệt độ đạt 20 độ C.
  • Giá trị BOD sẽ được ghi lại tự động sau mỗi 24 giờ.
  • Đơn vị của BOD5: BOD5 = mg O2/L.

Sự khác biệt giữa COD và BOD5 là gì?

COD có tên tiếng Anh là Chemical Oxygen Demand, có nghĩa là Nhu cầu oxy hóa học. Chỉ số COD thể hiện lượng oxy cần thiết để phân hủy thông qua quá trình oxy hóa tất cả các chất hữu cơ và vô cơ. Đối với BOD5, chỉ số này chỉ đo lường mức tiêu thụ oxy của các vi sinh vật, tức ô nhiễm phân hủy sinh học. Còn chỉ số COD đo lường cả ô nhiễm phân hủy sinh học và không phân hủy sinh học, do đó mức độ của nó cao hơn BOD5.

Mối quan hệ giữa hai chỉ số COD và BOD5 cho phép ta đánh giá khả năng phân hủy sinh học của nước thải đầu ra:

  • Nếu các chỉ số này < 2: Nước thải dễ dàng phân hủy sinh học.
  • Nếu các chỉ số này ở khoảng giữa 2 và 4: Nước thải đầu ra có thể phân hủy sinh học ở mức trung bình.
  • Nếu các chỉ số này >= 4: Nước thải khó phân hủy sinh học.

Tham khảo: Mối quan hệ giữa BOD và COD

Giảm chỉ số BOD, BOD5, COD bằng vi sinh Microbe-Lift 

Hiện nay có rất nhiều cách giảm thiểu chỉ số BOD, BOD5 và COD. Biogency khuyên bạn nên sử dụng các sản phẩm vi sinh Microbe-Lift trong hệ thống xử lý nước thải như một phương pháp giảm vừa tiết kiệm, vừa thân thiện với môi trường và đem lại hiệu quả cao.

  • Đối với chỉ số BOD, BOD5 và COD ở hệ kỵ khí: Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift Biogas. Sản phẩm các chủng vi sinh vật phân lập chuyên xử lý sinh học kỵ khí, các quần thể vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần các vi sinh thông thường. Các vi sinh kỵ khí trong Microbe-Lift Biogas bao gồm: Clostridium butyricum, Clostridium sartagoforme, Desulfovibrio vulgaris, Desulfovibrio aminophilus, Geobacter lovleyi, Methanomethylovorans hollandica, Methanosarcina bakeri, Pseudomonas citronellolis.
vi sinh microbe lift biogas xu ly bod cod ky khi
Hình 4: Vi sinh Microbe-Lift Biogas xử lý BOD, COD kỵ khí.
  • Đối với chỉ số BOD, BOD5 và COD ở hệ hiếu khí: Sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND. Vi sinh là sản phẩm chứa số lượng chủng vi sinh vật cực kỳ đa dạng. Trong đó bao gồm nhiều loại vi sinh vật khác nhau cùng tồn tại, phân hủy chất ô nhiễm. Mỗi loại vi sinh vật đều có vai trò và khả năng thích nghi khác nhau nhằm tối đa hiệu quả phân hủy chất hữu cơ cho hệ thống xử lý. Các chủng vi sinh đó là: Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus subtilis, Clostridium butyricum, Clostridium sartagoforme, Desulfovibrio vulgaris, Desulfovibrio aminophilus, Geobacter lovleyi, Methanomethylovorans hollandica, Methanosarcina barkeri, Pseudomonas citronellolis, Rhodopseudomonas palustris, Wolinella succinogenes.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ BOD5 là gì và các xác định chính xác chỉ số BOD5 trong nước thải. Bên cạnh đó trong quá trình xử lý nước thải nên kết hợp dùng sản phẩm Microbe-Lift IND và Microbe-Lift Biogas để giảm chỉ tiêu BOD hiệu quả nhất. Liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ về sản phẩm nhanh nhất.

Tài liệu tham khảo:

Biochemical oxygen demand (BOD5) – Environmental Water Quality Information (epa.gov.tw)

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký