bod va cod la gi moi quan he 01

BOD và COD là gì? Mối quan hệ giữa BOD và COD như thế nào?

BOD và COD là gì? Tại sao trong quá trình phân hủy hữu cơ lại đặc biệt chú ý đến việc làm giảm chỉ tiêu BOD, COD? Mối quan hệ giữa BOD và COD là như thế nào? Để Biogency giúp bạn giải đáp rõ hơn những thắc mắc này.

BOD và COD là gì?

BOD và COD là gì?

Về cơ bản, chúng ta có thể hiểu rằng BOD và COD là những chỉ số quan trọng hàng đầu để đánh giá mức độ ô nhiễm có trong nước mặt hoặc nước thải. Trong đó:

BOD (Biochemical Oxygen Demand)

Là lượng oxy hòa tan trong nước cho sinh vật để phá vỡ những vật chất hữu cơ có trong nước thải. Đồng thời BOD cũng là lượng Oxy hòa tan cần thiết cho sự hô hấp của sinh vật.

Vi khuẩn, Chất hữu cơ + O2 –> CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian

BOD được tạo ra từ những hoạt động, chất thải của con người như thực phẩm, chất hữu cơ trong cống rãnh. Điều này hoàn toàn bình thường để duy trì sự sống cho sinh vật dưới nước. Tuy nhiên nếu nồng độ BOD quá cao, vượt ngưỡng cho phép, không được xử lý, xả ra môi trường sẽ làm ô nhiễm nguồn nước trầm trọng. Chính vì vậy, người ta thường xem xét và lất BOD là chỉ số đánh giá chất lượng nước thải, từ đó có biện pháp giảm BOD.

Một chỉ tiêu thường thấy nữa là BOD5 – Đây là chỉ số BOD đã Oxy hóa được 5 ngày. Lúc này BOD đã giảm tới 80%. Điều này giúp đơn giản hơn quá trình Oxy hóa hết các chất hữu cơ trong nước phải mất đến 20 ngày ở 20 độ C.

Tham khảo: BOD5 là gì

COD (Chemical Oxygen Demand)

Là tổng chất hữu cơ có trong nước thải. Đồng thời cũng là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Chỉ số COD được sử dụng để đo gián tiếp các hợp chất hữu cơ có trong nước. 

Tham khảo: Cách đo COD trong nước thải

Mối quan hệ của BOD và COD như thế nào?

Như vậy, COD là lượng Oxy cần để Oxy hoá toàn bộ các chất hóa học trong nước. Trong khi đó BOD là lượng Oxy cần thiết để oxy hóa một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật. BOD và COD có chức năng tương tự nhau, bởi cả 2 đều đo được hợp chất hữu cơ trong nước. 

bod va cod la gi moi quan he 01

Mối quan hệ giữa BOD, COD:

  • Đều là phương pháp để định lượng Oxy có trong nước sau hoạt động của vi sinh vật
  • Để xác định BOD sẽ thực hiện bằng quần thể phát triển sinh khối trong thời gian nhất định. Trong khi đó COD thường sẽ sử dụng chất Oxy hóa mạnh để Oxy hóa các chất hữu cơ trong mẫu nước thải ở nhiệt độ thường trong môi trường axit mạnh.
  • Thời gian tính toán COD không bị nhiễu bởi các vật liệu độc hại, thời gian triển khai cho đến khi có kết quả là 2-3h. Còn với BOD thì phải mất 20 ngày, BOD5 thì 5-7 ngày.
  • Quá trình xác định COD được thực hiện song song với xác định BOD nhằm ước tính vật liệu hữu cơ không phân hủy sinh học trong nước thải. Nếu COD cao gấp đôi BOD thì xác định một lượng hữu cơ trong mẫu nước không bị phân hủy bởi sinh vật thông thường.
Mối quan hệ giữa BOD, COD

Cách xử lý COD, BOD trong nước thải

Lượng chất thải trong nước thải sinh hoạt, công nghiệp ngày một gia tăng. Minh chứng là các chỉ số BOD, COD, TSS đều gia tăng ngày một nhiều. Chính vì vậy việc xử lý, làm giảm hàm lượng BOD, COD, TSS trong nước thải là vô cùng cần thiết.

Cách xử lý COD, BOD trong nước thải

Hiện nay sử dụng các chế phẩm vi sinh xử lý BOD, COD, TSS là phương pháp được ưa chuộng vì đơn giản, hiệu quả, an toàn, chi phí thấp lại thân thiện với môi trường. Trong đó Microbe-Lift IND là chế phẩm vi sinh chuyên giảm BOD, COD, TSS được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều loại nước thải:

  • Nước thải công nghiệp ngành cao su, dệt nhuộm, chế biến thực phẩm, dầu ăn, sản xuất bia, nước giải khát…
  • Sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải đô thị.
  • Nước thải sinh hoạt; khu dân cư, chung cư cao tầng.
  • Nước thải các khu trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn.
  • Nước thải ngành thủy sản.

Bên cạnh vai trò chuyển xử lý BOD, COD, TSS thì Microbe-Lift IND còn giúp giảm hiện tượng vi sinh chết do tải lượng đầu vào tăng cao, phục hồi hệ thống xử lý sau sự cố, tăng cường quá trình khử Nitrat giúp giảm Nitơ tổng, Amoni, Nitrit, Nitrat, giảm mùi hôi, giảm bùn thải…

Ưu điểm của Microbe-Lift IND:

  • Vi sinh hoạt động mạnh gấp 5-10 lần vi sinh thường
  • Kích hoạt nhanh
  • Phân hủy được các chất hữu cơ khó phân hủy
  • Thích nghi tốt cae 3 môi trường hiếu khí, kỵ khí và tùy nghi
  • Hoạt động tốt trong điều kiện độ mặn đến 4$, nước thải chứa hàm lượng hữu cơ cao
  • Dễ sử dụng, bảo quản và không gây độc hại đối với người, động vật, môi trường

Xem thêm: 6 yếu tố liên quan đến xử lý BOD và COD bằng vi sinh vật

Sử dụng vi sinh Microbe-Lift giúp giảm chỉ tiêu BOD, COD, TSS trong nước thải hiệu quả, đạt chuẩn nước thải đầu ra. Đồng thời còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian xử lý, chi phí vận hành và nhân công.

Hiện Microbe-Lift IND là sản phẩm men vi sinh được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi Biogency. Để được hỗ trợ tư vấn về sản phẩm cũng như các vấn đề liên quan về BOD, COD. Liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline 0909 538 514

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký