Nấm mốc trong thức ăn cho tôm ngày càng xuất hiện nhiều, đặc biệt đối với khu vực khí hậu nóng ẩm như Đông Nam Á. Vậy tình trạng này xuất phát từ đâu? Nhận biết và xử lý nấm mốc trong thức ăn cho tôm bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Các nội dung chính
Nguyên nhân thức ăn cho tôm bị nấm mốc
Trong những năm gần đây, việc thay thế nguồn Protein từ động vật bằng nguồn Protein thực vật dường như đã trở thành một xu hướng trong lĩnh vực sản xuất thức ăn cho thuỷ sản. Điều này chính là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ thức ăn bị nhiễm độc tố cao hơn, đặc biệt vấn đề nhiễm độc tố nấm mốc lại càng phổ biến hơn tại các khu vực có khí hậu nóng ẩm như Đông Nam Á.
Dựa trên kết quả từ một cuộc khảo sát cho thấy, tỷ lệ nhiễm độc tố Deoxynivalenol (DON) tại Đông Nam Á cao hơn so với Bắc Á. Trong khi đó Deoxynivalenol (DON) được chứa chủ yếu trong thức ăn cho tôm.
Theo đó, nguyên nhân chính gây ra nấm mốc trong thức ăn cho tôm có thể kể đến như:
- Nguyên liệu chế biến thức ăn cho tôm bị nhiễm độc tố tại một giai đoạn nhất định, từ đó tích luỹ xuyên suốt quá trình từ thu hoạch, sấy khô cho đến bảo quản.
- Nấm mốc trong thức ăn cho tôm xuất hiện do không bảo quản đúng cách theo hướng dẫn từ nhà sản xuất (bảo quản nơi có độ ẩm và nhiệt độ cao, ẩm ướt, không thoáng khí,…).
Cách nhận biết thức ăn cho tôm bị nấm mốc
Ba cơ chế chính để độc tố nấm mốc gây ảnh hưởng đến tôm, đó là:
- Một, xuất hiện sự thay đổi về hàm lượng, khả năng hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng của tôm.
- Hai, chức năng nội tiết và thần kinh có thể xuất hiện những thay đổi.
- Ba, cũng là điều quan trọng nhất, có sự ức chế miễn dịch của độc vật, cụ thể là tôm.
Trong quá trình nuôi tôm, bà con có thể nhận biết nấm mốc trong thức ăn cho tôm thông qua các dấu hiệu sau:
- Tốc độ tăng trưởng của tôm giảm, khả năng miễn dịch yếu.
- Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn cao hơn so với thông thường.
- Biểu hiện chủ yếu thông qua gan của tôm, như thoái hóa và mô gan tụy một cách nghiêm trọng hay mô tạo máu và cơ quan bạch huyết trên tôm bị viêm, tiếp xúc lỏng lẻo.
- Tốn kém chi phí trong bổ sung các chất phụ gia cho thức ăn tôm, tuy nhiên không mang lại hiệu quả tốt.
Trên thực tế, khi nhiễm phải độc tố của nấm mốc, tùy vào loại và nồng độ độc tố, cũng như tình trạng sức khỏe của tôm mà sẽ có các biểu hiện khác nhau. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng, để phát hiện chính xác nấm mốc trong thức ăn cho tôm, những nhà sản xuất nên tiến hành kiểm tra và phân tích dựa trên mẫu thức ăn.
Thức ăn bị nấm mốc tác động như thế nào đối với sức khỏe tôm?
Nấm mốc được cấu tạo tương đối đa dạng, tác động tiêu cực đến quá trình nuôi trồng thủy sản nói chung và cụ thể là tôm nói riêng. Nhiễm nấm mốc trong thức ăn cho tôm có thể dẫn đến giảm hiệu quả trong công tác sản xuất và làm tăng tỷ lệ tôm chết.
Tùy theo loại độc tố nấm mốc mà tôm sẽ có những ảnh hưởng khác nhau:
Độc tố nấm mốc trong thức ăn cho tôm | Những tác động với sức khỏe tôm |
Aflatoxin | Gan của tôm bị ảnh hưởng, có thể gây ra ung thư hoặc quái thai; Đường ruột, thận bị xuất huyết; Tốc độ tăng trưởng của tôm giảm, Ức chế sinh miễn dịch ở tôm. (Xem màu gan tôm đẹp) |
Ochratoxin | Gây độc ở thận tôm; Gây ung thư; Gan tôm tổn thương nhẹ; Ảnh hưởng đến ruột; Gây tình trạng quái thai; Giảm khả năng hấp thu thức ăn, tốc độ tăng trưởng giảm; Ức chế miễn dịch ở tôm. |
Fumonisin | Gây tình trạng phù phổi, Ức chế sinh miễn dịch. |
Zearalenone | Tác động đến cơ quan sinh sản của tôm; Vô sinh. |
Cách phòng ngừa nấm mốc trong thức ăn cho tôm
Để có thể phòng ngừa hiệu quả nấm mốc trong thức ăn cho tôm, kinh nghiệm quan sát dựa trên cơ thể tôm kết hợp với các phân tích về mô và thức ăn, từ đó có thể đưa ra chẩn đoán về nhiễm độc nấm mốc chính xác nhất.
Mặt khác, độc tố có trong nấm mốc tương đối đa dạng và chúng không giống nhau về cấu trúc hóa học cũng như tính chất vật lý. Vì thế để phòng ngừa nấm mốc trong thức ăn cho tôm hiệu quả, cần phải thực hiện nhiều giải pháp, chiến lược khác nhau mới có thể ngăn chặn triệt để được sự xuất hiện và phát triển của nấm mốc.
Một số cách phòng ngừa thức ăn cho tôm bị nấm mốc như sau:
- Cẩn thận trong khâu lựa chọn nguyên liệu thô, đảm bảo thực hiện tốt quá trình thu hoạch và bảo quản nguyên liệu.
- Kho bảo quản nguyên liệu cần đảm bảo những yêu cầu về độ thoáng mát, ngăn được tác động trực tiếp từ nắng, mưa, bụi,…; những kệ thành phẩm cần phải tránh tiếp xúc trực tiếp mặt đất.
- Bao bì, đóng gói thức ăn cho tôm cần phải đặt trên cao, cách mặt nền và vách trong khoảng từ 30 đến 40 centimet. Hạn chế kiến, mối, mọt, chuột, gián xâm nhập vào nơi để thức ăn. Đồng thời, cần chú ý không được để các bao bì không của thức ăn cũ chung khu vực với nơi trữ thức ăn. Bên cạnh đó, cần quan sát kỹ các bao thức ăn bị rách.
- Ghi chép lại đầy đủ những thông tin về chỉ tiêu môi trường như độ mặn, nhiệt độ, oxy, mưa,… xuyên suốt quá trình nuôi. Thực hiện nhiệm vụ quản lý thức ăn như lượng ăn vào, nguyên liệu, hạn sử dụng, ngày đầu tiên sử dụng, nhiệt độ và độ ẩm lưu kho,…
- Thường xuyên lấy mẫu để đánh giá chính xác được năng suất tăng trưởng, nhờ đó có thể cập nhật tình trạng thường xuyên và phát hiện các vấn đề tiềm ẩn kịp thời.
- Ứng dụng các biện pháp loại bỏ độc tố nấm mốc như sử dụng các dung môi (Axeton, Benzen, Cloroform,…) hoặc khử độc bằng các chất hấp phụ như khoáng sét, than hoạt tính,…
- Ngoài ra, để nâng cao chất lượng mùa vụ nuôi tôm, bà con có thể sử dụng thêm chế phẩm men vi sinh đường ruột cho tôm Microbe-Lift DFM để tăng sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh tiêu hóa, đường ruột trên tôm.
Tham khảo: Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cho tôm
Mọi thắc mắc, vấn đề trong quá trình nuôi tôm, bà con hãy liên hệ ngay Biogency thông qua Hotline 0909 538 514, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ để bà con có được vụ nuôi thành công!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh