Nước ao tôm bị nhớt là một trong những nguyên nhân khiến tôm dễ nhiễm bệnh, còi cọc chậm lớn, và thậm chí là rớt đáy. Nguyên nhân của vấn đề này là gì? Cách xử lý nước ao tôm bị nhớt ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Các nội dung chính
Nước ao tôm bị nhớt do đâu?
Nước ao tôm bị nhớt là hiện tượng nước ao bị nhiễm bẩn, có độ sệt và đục hơn so với nước bình thường, kèm theo đó là ao nuôi thường bị nổi bọt. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong khẩu phần ăn của tôm thường có chứa hàm lượng đạm và Protein cao, khi tôm ăn thừa thức ăn sẽ được hòa tan vào nước tạo ra những lớp màng nhầy làm nhớt nước.
Bên cạnh đó, hiện tượng nhớt nước trong ao nuôi tôm còn do các chất dinh dưỡng, thuốc… mà bà con sử dụng trong quá trình nuôi gây ra, hoặc do quá trình tôm lột xác làm nhớt nước.
Nước ao bị nhớt ảnh hưởng đến tôm như thế nào?
Nước ao tôm bị nhớt nếu không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tôm, khiến tôm dễ mắc các bệnh liên quan đến đường ruột như: Ký sinh trùng đường ruột, lỏng ruột, trống đường ruột… do ăn phải chất ô nhiễm trong ao.
Thức ăn thừa, chất hữu cơ… đầu tiên sẽ làm nhớt nước, sau đó chìm xuống đáy và gây ra nhớt bạt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của tôm. Nhớt bạt là nguyên nhân chính gây ra khí độc H2S làm tôm bị ngạt thở, yếu dần đi, và chết. Bên cạnh đó, nhớt bạt nhiều là điều kiện thuận lợi để rong tảo phát triển, chúng làm mất cân bằng sinh thái trong ao nuôi và lấy nguồn oxy trong nước của tôm, khiến tôm thiếu oxy để hô hấp.
Bên cạnh những tác động tiêu cực đến tôm, nhớt nước – nhớt bạt còn làm bà con nuôi tôm bị tốn kém nhiều thời gian và chi phí để xử lý nhớt trong và sau mỗi mùa vụ.
Hướng dẫn cách xử lý nước ao tôm bị nhớt hiệu quả
Bước 1: Xi phông đáy ao nuôi tôm để loại bỏ chất bẩn
Có nhiều cách để xi-phông đáy ao nuôi tôm, tùy theo quy mô ao mà bà con áp dụng cách phù hợp:
- Cách 1: Xi phông bằng máy bơm. Cách này áp dụng cho những ao nuôi có đáy không bằng phẳng, không xây hố xi phông và diện tích ao lớn hơn 2500m2.
- Cách 2: Xi phông bằng máy hút bùn đặt trên bờ. Cách này áp dụng cho những ao nuôi có hố xi phông. Có thể dùng cho cả ao bạt và ao đất (đối với ao đất cần lót bạt phần hố xi phông).
- Cách 3: Xi phông bằng van tự động. Cách này áp dụng cho những ao nuôi có diện tích nhỏ hơn 2500m2. Có thể dùng cho ao lót bạt, ao có hố xi phông.
Bước 2: Sử dụng men vi sinh để xử lý nhớt nước và nhớt bạt
Sử dụng men vi sinh được xem là một trong những cách để xử lý nước ao tôm bị nhớt hiệu quả nhất mà không gây tác động xấu cho tôm. Dưới đây là hai dòng men vi sinh chuyên dùng để xử lý nước ao tôm bị nhớt và nhớt bạt hiệu quả đã được nhiều bà con nuôi tôm ở Sóc Trăng, Cần Thơ, Bến Tre… áp dụng:
Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C chuyên xử lý và làm sạch nước ao nuôi tôm:
Men vi sinh làm sạch nước ao Microbe-Lift AQUA C có khả năng phân hủy nhanh chóng phân và thức ăn thừa của tôm, qua đó xử lý nước ao tôm bị nhớt, đồng thời ức chế các vi sinh vật gây bệnh và giữ cân bằng môi trường sinh thái ao nuôi tôm hiệu quả nhờ 13 chủng vi sinh vật chuyên biệt được phân lập.
Bên cạnh đó, một số chủng vi sinh vật có trong men vi sinh Microbe-Lift AQUA C như Pseudomonas citronellolis, Rhodopseudomonas palustris, Wolinella succinogenes… còn có khả năng thúc đẩy quá trình khử khí độc NH3, NO2 trong ao nuôi tôm, không những giúp xử lý nước ao tôm bị nhớt hiệu quả mà còn giảm nguy cơ hình thành khí độc gây hại cho tôm.
Cách sử dụng: Pha 100ml AQUA C + 20 lít đến 50 lít nước ao + 3 lít mật rỉ sạch (không chứa các chất diệt khuẩn) khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24 tiếng đủ xử lý cho 1000 mét khối nước.
Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA chuyên xử lý nhớt bạt:
Men vi sinh xử lý bùn đáy Microbe-Lift AQUA SA chứa các chủng vi khuẩn chuyên xử lý bùn đáy, nhớt bạt ao nuôi tôm như Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium, Bacillus subtilis, Humic, humate… giúp đẩy nhanh quá trình oxy hóa sinh học các hợp chất hữu cơ khó phân hủy ở đáy ao, từ đó làm giảm bùn đáy và nhớt bạt rõ rệt chỉ sau vài lần sử dụng.
Cách sử dụng: Pha 100ml AQUA SA +20 lít đến 50 lít nước ao + 3 lít mật rỉ sạch (không chứa các chất diệt khuẩn) khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24 tiếng đủ xử lý cho 1000 mét khối nước.
Lưu ý: Liều lượng sử dụng thực tế còn tùy thuộc vào mức độ nhớt của nước và bạt, liên hệ Biogency để được tư vấn chi tiết hơn.
Cách phòng tránh nước ao tôm bị nhớt trong suốt quá trình nuôi
Nước ao tôm bị nhớt chủ yếu là do các chất thải từ phân tôm và thức ăn thừa gây ra. Do đó, để phòng tránh nước ao tôm bị nhớt, bà con cần xi phông ao nuôi tôm định kỳ mỗi ngày, lựa chọn phương pháp xi phông phù hợp cho từng loại ao tôm, khi xi phông cần thực hiện ở từng khu vực nhất định và hạn chế tối đa việc xáo trộn nền đáy ao nuôi để tránh làm phần nước ở trên bị nhớt.
Ngoài ra, bà con cũng có thể thực hiện một số cách sau để phòng tránh nước ao tôm bị nhớt trong suốt quá trình nuôi:
- Cần có ao lắng, ao lọc khi nuôi tôm để loại bỏ chất thải trước khi cấp nước vào ao nuôi.
- Trước mỗi vụ nuôi tôm cần vệ sinh, chà nền đáy ao/bạt sạch sẽ.
- Chọn thức ăn chất lượng và phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng của tôm để tránh thức ăn thừa làm ô nhiễm nước.
- Cho ăn vừa phải, canh nhá thường xuyên để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp theo tình trạng sức khỏe của tôm.
- Sử dụng men vi sinh xử lý nước, xử lý đáy và xử lý khí độc định kỳ để tạo một môi trường nước ổn định cho tôm sinh trưởng và phát triển.
Nếu bà con gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình xử lý nước ao tôm bị nhớt, đừng ngần ngại liên hệ đến Biogency qua Hotline 0909 538 514, chúng tôi sẽ giúp bà con giải đáp nhanh nhất!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh