Tôm là loài động vật biến nhiệt, do đó bất kỳ sự thay đổi nào của môi trường đều có tác động đến tôm, trong đó có mưa bão. Mưa bão gây ra nhiều bất lợi, làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước và gia tăng khả năng tôm bị bệnh hại xâm nhập. Làm thế nào để chăm sóc tôm sau mưa bão hiệu quả là câu hỏi mà nhiều bà con nuôi tôm quan tâm hiện nay.
Các nội dung chính
Ảnh hưởng của mưa bão đối với tôm nuôi
Mưa bão tác động tiêu cực đến tôm ở cả hình thức gián tiếp (là thông qua môi trường nước) và trực tiếp đến tôm nuôi.
Đối với môi trường nước, mưa bão làm các yếu tố của môi trường nước thay đổi khiến tôm bị sốc và dễ phát sinh dịch bệnh. Cụ thể, khi trải qua những cơn mưa lớn kéo dài khiến lượng nước trong ao tăng nhanh, đồng thời cũng làm nước bị pha loãng dẫn đến các chỉ số của môi trường nước như độ pH, độ kiềm, độ mặn… bị giảm đột ngột. Mưa nhiều còn làm bùn đất dễ bị trôi xuống ao và khuấy động nước và đáy ao khiến nước ao đục làm cản trở sự quang hợp của tảo, dẫn đến sụp tảo trong ao nuôi, từ đó làm hình thành và gia tăng khí độc H2S, NO2, NH3.
Ao nuôi tôm cũng sẽ bị thiếu oxy trầm trọng nếu mưa kéo dài. Nguyên nhân là do khi trời mưa, quá trình quang hợp của tảo đã lấy đi một phần oxy trong nước và sau những trận mưa bão, vi khuẩn và tôm gia tăng đáng kể nhu cầu oxy sinh học, quá trình này lấy đi khá nhiều oxy trong nước ao.
Đối với tôm nuôi, mưa bão ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tỷ lệ sống của tôm. Tiếng ồn phát ra do mưa giông, sấm chớp là nguyên nhân khiến tôm sợ hãi, stress và di chuyển xuống đáy ao để tránh tiếng ồn. Tuy nhiên, đáy ao lại là nơi chứa nhiều chất thải hữu cơ và vi khuẩn cũng như khí độc H2S tích tụ. Khi tôm kéo đàn xuống đáy ao vô tình làm xáo trộn nước khiến khí độc khuếch tán vào nước gây hại cho tôm.
Thêm vào đó, khi mưa liên tục còn làm giảm sức ăn của tôm do nhiệt độ môi trường nước giảm. Theo ước tính, khi nhiệt độ nước giảm 1 độ C sẽ làm tôm giảm sức ăn từ 5-10%, và khi nhiệt độ của nước giảm 3 độ C sẽ làm tôm giảm sức ăn từ 30-50%.
Tôm cũng lột vỏ nhiều hơn khi các chỉ số pH, độ kiềm, độ mặn của ao thay đổi đột ngột. Nước mưa làm giảm nồng độ khoáng chất trong ao nuôi khiến quá trình tái tạo vỏ của tôm gặp nhiều khó khăn. Không những thế, tôm lột xác là giai đoạn tôm có thể trạng yếu nhất, do đó nếu gặp mưa bão sẽ rất dễ làm vi khuẩn/virus có hại xâm nhập vào cơ thể tôm và gây bệnh.
Tôm có thể chết đến 50% nếu mưa lớn kéo dài cả tuần.
Tham khảo: Xử lý ao tôm khi trời mưa
2 việc làm cần thực hiện để chăm sóc tôm sau mưa bão hiệu quả
Để chăm sóc tôm sau mưa bão hiệu quả, có 2 việc bà con cần thực hiện là:
Ổn định ngay lại các chỉ số của môi trường nước nuôi sau mưa
- Kiểm tra và gia cố lại bờ ao, cống cấp/thoát nước nếu có xảy ra sạt lở.
- Thu dọn và vớt cành cây, lá cây,… trôi xuống ao.
- Kiểm tra mực nước trong ao. Sau khi mưa lượng nước trong ao tăng cao, do đó cần xả bớt lượng nước ở tầng mặt để tránh phân tầng nước ao và duy trì nước ở mức từ 1,2 – 1,5m để đảm bảo cho tôm phát triển tốt.
- Kiểm tra độ pH nhiều lần trong ngày để duy trì độ pH phù hợp cho tôm (khoảng 7,5 – 8,5; giữa sáng – chiều dao động không quá 0,5).
- Kiểm tra và điều chỉnh độ kiềm, đối với tôm thẻ chân trắng cần duy trì độ kiềm trong khoảng từ 120 – 150 mg/l.
- Diệt khuẩn và gây màu nước lại cho ao nếu lượng nước mưa lớn làm ao có nhiều biến động.
- Sử dụng men vi sinh để xử lý nước, lợn cợn trong ao nuôi tôm. Liều dùng là 100ml AQUA C + 20 – 50 lít nước ao + 3 lít mật rỉ sạch (không chứa các chất diệt khuẩn) khuấy đều, sục khí mạnh liên tục 24 giờ đủ xử lý cho 1000 mét khối nước.
- Chú ý: Sau cơn mưa là thời điểm vô cùng nhạy cảm, khí độc dễ bùng và tăng cao đột ngột. Do vậy, cần dự phòng và chuẩn bị để đánh ép vi sinh xử lý khí độc AQUA N1 với liều lượng gấp đôi bình thường để kiểm soát khí độc tăng.
Quản lý và tăng cường sức khỏe cho tôm
- Điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm tùy theo tình hình thời tiết. Sau khi mưa bão xảy ra, chỉ nên cho tôm ăn bằng khoảng 30-50% so với lượng ăn bình thường.
- Bổ sung thêm Vitamin C, khoáng chất, vi sinh đường ruột cho tôm DFM, chất bổ gan, chất tăng đề kháng để tăng cường khả năng chống chịu cho tôm trước những thay đổi của thời tiết và môi trường, điển hình là mưa bão. (Tham khảo cách bổ sung vitamin C cho tôm)
- Quan sát thường xuyên các phản ứng, màu sắc của tôm cũng như đường ruột, gan tụy, phân tôm… để kịp thời phát hiện những bất thường và điều chỉnh.
- Trường hợp có tôm chết sau mưa cần tiến hành xử lý theo hướng dẫn của ban quản lý địa phương (như tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước nuôi).
Ví dụ, trong trường hợp nước mưa nhiều pha loãng độ mặn của ao, khiến độ mặn giảm < 8‰. Khi đó tảo trong ao nuôi tôm sẽ phát triển mạnh gây nên hiện tượng tảo nở hoa khiến tôm bị vàng mang hoặc đen mang. Để xử lý tình trạng này, bà con cần giảm lượng thức ăn cho tôm ăn và dùng BKC nồng độ 0,5ppm tạt vào ao nuôi lúc trời nắng nhiều (lúc dùng nên tạt ở cuối gió và ngưng chạy quạt nước) để cắt tảo. Sau đó vớt bọt tảo tàn và dùng men vi sinh cắt tảo Microbe-Lift PBD gây lại tảo cũng như kiểm soát sự phát triển của tảo có hại trong ao nuôi tôm.
Ưu điểm của Microbe-Lift PBD:
- Phân hủy xác tảo tàn hiệu quả, giúp làm sạch nước nuôi tôm và giảm đáng kể sự hình thành khí độc do tảo tàn.
- Giảm tần suất thay nước và tỷ lệ nước thay trong quá trình xử lý tảo tàn.
- Kiểm soát hiệu quả mật độ của tảo trong ao, giúp duy trì chất lượng nước và màu nước ổn định cho tôm phát triển.
- Sản phẩm có lợi cho tôm, không chứa kháng sinh và các chất độc hại.
Chăm sóc tôm sau mưa bão yêu cầu bà con cần tỉ mỉ và cẩn thận để tôm phục hồi sức khỏe nhanh. Nếu có bất kỳ khó khăn nào trong quá trình nuôi, bà con hãy liên hệ Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời nhé!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh