Tôm sú và tôm thẻ chân trắng là hai loài thủy sản mang đến nhiều lợi ích kinh tế cho bà con nông dân. Tuy nhiên nhiều bà con vẫn còn nuôi theo cảm tính, chưa dựa trên nguồn thông tin nào đáng tin cậy để chọn đối tượng nuôi cho phù hợp và an tâm sản xuất. Bài viết “so sánh tôm sú và tôm thẻ chân trắng” được Biogency chia sẻ dưới đây hy vọng sẽ giúp bà con giải quyết được mối bận tâm này.
Các nội dung chính
Đặc điểm của tôm sú
Tôm sú là một loài động vật giáp xác, có máu lạnh, rất mẫn cảm với dịch bệnh. Tôm sú xuất hiện nhiều ở các vùng ven biển Đông Nam Á, Đông và Nam Phi, Úc… Tại Việt Nam, tôm sú được nuôi khá phổ biến bởi giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Tùy vào màu nước và môi trường sống mà tôm sú có màu sắc khác nhau, thường là màu xanh lá, nâu đỏ hoặc xám xanh.
Thông tin khoa học của tôm sú như sau:
- Tên khoa học: Penaeus monodon.
- Giới: Animalia.
- Ngành: Arthropoda.
- Phân ngành: Crustacea.
- Lớp: Malacostraca.
- Phân lớp: Eumalacostraca.
- Liên bộ: Eucarida.
- Bộ: Decapoda.
- Phân bộ: Dendrobranchiata.
- Liên họ: Penaeoidea.
- Họ: Penaeidae.
- Chi: Penaeus.
- Loài: P. monodon.
Tôm sú có cấu tạo cơ thể gồm 2 phần chính:
- Phần đầu ngực: Có mắt và râu giúp tôm nhận biết và giữ thăng bằng; chủy của tôm sú có hình dạng giống như lưỡi kiếm và 11 có răng cưa (8 phía trên và 3 phía dưới); 3 đôi chân hàm (có chức năng bắt mồi và thức ăn) và 5 đôi chân ngực (có chức năng bò và lấy thức ăn).
- Phần bụng: Có 5 cặp chân dùng để bơi lội và chân đuôi (hay còn gọi là đuôi) để bật nhảy lên mặt nước và điều chỉnh khi bơi. Phần dưới bụng có bộ phận sinh dục. Thông thường, tôm sú cái thường có kích thước lớn hơn tôm sú đực và có thể quan sát bằng mắt thường khi tôm trưởng thành.
Đặc điểm của tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng (hay còn gọi là tôm thẻ, tôm bạc) là loại tôm thường sống ở vùng nước lợ hoặc ven biển, tên được lấy từ hình thái bên ngoài của nó (vỏ mỏng, màu trắng đục nên được gọi là tôm bạc, chân màu trắng ngà). Tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao (là nguồn cung cấp protein, axit béo omega-3… cho cơ thể), được nuôi trồng, buôn bán và sử dụng trên khắp thế giới.
Thông tin khoa học của tôm thẻ chân trắng như sau:
- Tên khoa học: Litopenaeus vannamei Boone, 1931.
- Tên gọi khác: Penaeus vannamei.
- Giới: Animalia.
- Ngành: Arthropoda.
- Phân ngành: Crustacea.
- Lớp: Malacostraca.
- Bộ: Decapoda.
- Phân bộ: Dendrobranchiata.
- Họ: Penaeidae.
- Chi: Litopenaeus.
- Loài: L. vannamei.
Tương tự tôm sú, tôm thẻ chân trắng cũng có cấu tạo 2 phần:
- Phần đầu ngực: Tôm có 1 đôi mắt kép; có 2 đôi râu (Anten 1 và Anten 2) đảm nhận chức năng khứu giác và giữ thăng bằng; chủy tôm có 2 răng cưa ở bụng và 8-9 răng cưa ở lưng; 3 đôi chân hàm (để bắt mồi và hỗ trợ tôm bơi lội) và 5 đôi chân ngực (giúp tôm bò trên mặt phẳng). Đối với tôm thẻ cái, ở giữa chân ngực 4 -5 có thêm cơ quan sinh dục (có chức năng giữ và nhận túi tinh khi giao phối).
- Phần bụng: Tôm thẻ chân trắng có 7 đốt bụng (5 đốt đầu sẽ có 5 đôi chân bụng, mỗi chân bụng sẽ có một đốt chung bên trong; đốt thứ 6 được chia ra thành nhánh trong và nhánh ngoài (không có chân bụng), đốt thứ 7 sẽ tạo thành telson hợp với đôi chân đuôi và tạo thành đuôi giúp tôm chuyển động trong nước).
Tham khảo: Cấu tạo của tôm
Tôm sú và tôm thẻ chân trắng khác nhau như thế nào?
Để đi đến quyết định thả tôm sú hay tôm thẻ chân trắng, bà con có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây:
Yếu tố so sánh | Tôm sú | Tôm thẻ chân trắng |
Mức tăng trưởng | Giai đoạn dưới 20gram/con, tôm sú tăng khoảng 1gram/tuần. | Giai đoạn dưới 20gram/con tôm thẻ tăng trưởng khá nhanh, đạt khoảng 1-1,5gram/tuần. |
Mức độ đồng đều của tôm khi thu hoạch | Kích cỡ tôm thu hoạch có nhiều sự chênh lệch hơn. | Khả năng đồng đều về kích cỡ cao hơn tôm sú. |
Mật độ thả nuôi | Mật độ thả nuôi thông thường từ 15-20 con/mét vuông.
Khi thả nuôi mật độ cao đòi hỏi người nuôi có nhiều kinh nghiệm trong việc kiểm soát dịch bệnh, môi trường, và chiến lược ngăn ngừa rủi ro. |
Dễ dàng thả nuôi với mật độ cao hơn so với tôm sú:
|
Tỷ lệ sống của ấu trùng trong quá trình sản xuất con giống | Tỷ lệ sống ấu trùng tôm sú đạt khoảng 20-30%. Do quá trình sản xuất giống khó khăn hơn nên chi phí con giống của tôm sú thường cao hơn tôm thẻ. | Tỷ lệ sống ấu trùng tôm thẻ đạt khoảng 50-60%, do đó chi phí con giống của tôm thẻ thường thấp hơn tôm sú. |
Độ mặn của nước nuôi | Tôm sú phát triển tốt khi độ mặn nằm trong khoảng 15 – 20‰. | Tôm thẻ chân trắng phát triển tốt khi độ mặn nằm trong khoảng từ 10-25‰, do đó tôm thẻ có phần dễ nuôi hơn tôm sú. |
Nhiệt độ của nước nuôi | Nhiệt độ tối ưu trong nuôi tôm sú là 28-30°C.
Tôm sú có khả năng chịu lạnh kém hơn tôm thẻ, do đó rất khó để nuôi vào mùa lạnh. |
Nhiệt độ tối ưu trong nuôi tôm thẻ chân trắng là 25-30°C.
Tôm thẻ có khả năng chịu lạnh tốt hơn tôm sú (có thể chịu được nhiệt độ 15°C), do đó có thể nuôi được vào mùa lạnh nếu có kỹ thuật tốt. |
Nhu cầu về Protein trong thức ăn | Tỷ lệ Protein trong thức ăn của tôm sú thường dao động từ 36-42%. | Tỷ lệ Protein trong thức ăn của tôm thẻ thường dao động từ 25-35%. |
Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) | Khoảng 1,6 | Khoảng 1,2 => Tôm thẻ có hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn. |
Khả năng kháng bệnh | Tôm sú có khả năng kháng các vi-rút và vi khuẩn tốt hơn. | Tôm thẻ có khả năng kháng vi-rút và vi khuẩn kém hơn tôm sú, do đó thường mắc các bệnh như Hội chứng Taura (TSV), Đốm trắng (WSSV), Đầu vàng (YHV), Hoại tử tế bào máu (IHHNV)… |
Nhu cầu thị trường | Thị trường tiêu thụ của tôm sú hẹp hơn tôm thẻ do một số nước lớn như Mỹ ưa chuộng tôm thẻ hơn. Tuy nhiên, tôm sú thường có giá cao hơn tôm thẻ do quá trình nuôi khó khăn hơn nhưng cho thành phẩm tôm thường to hơn. | Tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi ở nhiều quốc gia do nhu cầu sử dụng cao, cũng chính vì thế và giá cạnh tranh tôm khá gay gắt, dễ bị ép giá bởi thương lái khi thị trường có biến động. |
Qua bảng so sánh tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở trên có thể thấy rằng mỗi loại tôm nuôi đều sẽ có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Trước khi quyết định thả nuôi loại tôm nào, bà con cần tìm hiểu trước về các điều kiện tại địa phương cũng như kỹ thuật nuôi để giảm thiểu rủi ro.
Đối với nghề nuôi tôm thì việc kiểm soát chất lượng nước là yêu cầu cần được quan tâm hàng đầu. Một số bà con đã tin tưởng và sử dụng “Quy trình kiểm soát chất lượng nước của Biogency” đã đạt được size tôm thẻ chân trắng là 17 con/kg, 24 con/kg, do đó vẫn có lợi nhuận khi bị rơi vào tình cảnh chung “tôm mất giá”.
Để được tư vấn chi tiết hơn về “Quy trình kiểm soát chất lượng nước của Biogency trong nuôi tôm” bà con hãy liên hệ Biogency theo Hotline 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh