hoa chat xu ly nuoc thai

Ưu nhược điểm khi sử dụng hóa chất xử lý nước thải

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại hóa chất xử lý nước thải với nhiều công dụng khác nhau. Thế nhưng, xử lý nước thải bằng hóa chất có thực sự tốt? Hãy cùng Biogency tìm hiểu về một số loại hóa chất xử lý nước thải cũng như đánh giá về những ưu và nhược điểm khi sử dụng hóa chất qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về hóa chất xử lý nước thải

Hóa chất hay còn gọi là chất hóa học, là một dạng vật chất có đặc tính hóa học không đổi, không thể tách chúng thành các thành phần nhỏ hơn bằng các phương pháp vật lý thông thường mà phải dùng phản ứng để bẻ gãy các liên kết hóa học. Hóa chất có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như rắn, lỏng, khí, plasma.

01 hoa chat xu ly nuoc thai
Hóa chất có nhiều loại, tồn tại ở nhiều dạng khác nhau

Hóa chất xử lý nước thải là những hợp chất hóa học có khả năng xử lý các thành phần ô nhiễm độc hại có trong nước thải. Phương pháp xử lý nước thải bằng hóa chất còn được gọi là phương pháp xử lý hóa học. Cơ chế xử lý nước thải của hóa chất là phản ứng với các chất ô nhiễm và biến đổi chúng thành các hợp chất khác không ô nhiễm hoặc có tỷ lệ ô nhiễm thấp hơn ở nhiều dạng như rắn, khí.

Một số loại hóa chất xử lý nước thải hiện nay

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại hóa chất xử lý nước thải với nhiều công dụng khác nhau. Dưới đây là một số loại phổ biến:

Tên hóa chất Công thức hóa học Đặc điểm Công dụng
Hóa chất keo tụ – tạo bông
PAC (Poly Aluminium Chloride) Al2(OH)nCl6-n)m Dạng bột, có màu trắng mịn Xử lý cặn lơ lửng có trong nước thải
Polytetsu [Fe2(OH)n(SO4)3n/2]m Dạng bột, có màu vàng Khử mùi và loại bỏ kim loại nặng, Photpho khi xử lý nước thải
Phèn nhôm Sunfat Al2(SO4)3.18H2O Thường ở dạng tinh thể, có màu trắng đục Keo tụ các muối độc hại
Phèn sắt Fe2(SO4)3.H2O Dạng tinh khiết, không có màu, khi hòa tan trong nước có màu tím Keo tụ các muối độc hại trong xử lý nước thải công nghiệp, xi mạ.
Hóa chất trợ lắng
Polymer Cation (C3H5ON)n Dạng bột, có màu trắng Xử lý bùn, keo tụ để loại bỏ các chất rắn ra khỏi nước thải và hòa tan bọt khí.
Polymer Anion CONH2(CH2-CH-)n Dạng bột, có màu trắng Dùng để loại bỏ các chất rắn và lơ lửng ra khỏi nước thải, làm khô bùn sau khi xử lý.
Hóa chất trung hòa
Xút vảy NaOH Dạng viên rắn hoặc dung dịch, màu trắng Dùng để điều chỉnh độ pH của nước thải khi nước thải có tính axit.
Axit Sunfuric H2SO4 Dạng chất lỏng sánh, không có màu Điều chỉnh độ pH của nước thải khi nước thải có tính bazơ.
Hóa chất khử trùng
Chlorine Aquafit Ca(OCl)2 Dạng vảy nhỏ, có màu trắng Khử trùng, sát khuẩn nước, tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus có trong nước thải.
Nước javen NaClO Dạng lỏng, không có màu, mùi hắc Khử trùng nước thải sau khi xử lý các chất ô nhiễm.
Hóa chất cấp dinh dưỡng cho vi sinh
Axit Photphoric H3PO4 Dạng lỏng Cung cấp Photpho cho vi sinh vật xử lý nước thải ở bể sinh học
Ure CH₄N₂O Dạng rắn, có màu trắng Cung cấp Nitơ cho vi sinh vật xử lý nước thải ở bể sinh học

Ưu nhược điểm khi sử dụng hóa chất xử lý nước thải

Ưu điểm khi xử lý nước thải bằng hóa chất:

  • Hóa chất có tác dụng xử lý các chất ô nhiễm độc hại nhanh, hiệu quả thường cho thấy trong khoảng một thời gian ngắn sau khi sử dụng.
  • Xử lý nước thải bằng hóa chất được ứng dụng khá sớm, do đó các loại hóa chất khá phổ biến, dễ mua.
  • Hóa chất dễ bảo quản, thời hạn sử dụng dài.
  • Có thể áp dụng xử lý cho đa dạng loại nước thải, từ ít ô nhiễm đến ô nhiễm cao và cả nước thải độc hại.

Nhược điểm khi xử lý nước thải bằng hóa chất:

  • Hóa chất thường có tính oxy hóa và ăn mòn, do đó dễ làm hư hỏng các thiết bị và máy móc trong hệ thống xử lý nước thải.
  • Quá trình bảo quản hóa chất dễ xảy ra hiện tượng cháy nổ và các phản ứng không mong muốn làm biến đổi và giảm tác dụng của hóa chất.
  • Dễ phát sinh ra chất ô nhiễm thứ cấp trong quá trình phản ứng của hóa chất với các chất ô nhiễm có trong nước thải.
  • Xử lý nước thải bằng hóa chất thường không có tính duy trì, do đó cần phải bổ sung hóa chất liên tục khi nước thải phát sinh hằng ngày làm chi phí xử lý nước thải tăng cao.

Tham khảo: Cách pha hóa chất xử lý nước thải

Giải pháp tối ưu nào được đưa ra?

Để khắc phục các nhược điểm khi sử dụng hóa chất xử lý nước thải, ngày nay người ta thường kết hợp sử dụng hóa chất (phương pháp hóa học) với vi sinh (phương pháp sinh học) để giúp xử lý nước thải hiệu quả và tối ưu chi phí hơn.

Nguyên lý của sự kết hợp này là: Sử dụng hóa chất để loại bỏ các chất ô nhiễm độc hại trong nước thải đầu vào, sau đó sử dụng vi sinh vật để xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải như BOD, COD, TSS, Amoni, tổng Nitơ… – các chất ô nhiễm này đều được quy định về giới hạn xả thải ở hầu hết các QCVN hiện nay, sau đó dùng hóa chất khử trùng nước thải để loại bỏ các vi khuẩn còn sót lại trước khi xả nước thải đạt chuẩn ra môi trường.

Cơ chế xử lý các chất ô nhiễm của vi sinh vật là sử dụng các chất ô nhiễm là nguồn thức ăn cho hoạt động sống và phát triển, từ đó tiêu thụ và phân giải các chất ô nhiễm này, do đó sẽ tránh được các vấn đề về gây ra ô nhiễm thứ cấp. Đồng thời, vi sinh vật có khả năng sinh sản, nên liều lượng duy trì khi hệ thống xử lý nước thải ổn định là khá thấp, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí vận hành lâu dài.

Một số chủng vi sinh vật tiêu biểu được ứng dụng trong xử lý nước thải hiện nay là:

Chủng vi sinh Công dụng Có trong sản phẩm
Nitrosomonas, Nitrobacter Thúc đẩy quá trình Nitrat hóa để xử lý Nitơ trong nước thải:

  • Nitrosomonas: Chuyển hóa Amoni (NH4+) về dạng Nitrit (NO2).
  • Nitrobacter: Chuyển hóa Nitrit (NO2)về dạng Nitrat (NO3).
02 hoa chat xu ly nuoc thai
Bacillus subtilis, Clostridium butyricum, Bacillus amyloliquefaciens,

Bacillus Licheniformis, Pseudomonas Citronellolis, Wolinella Succinogenes…

– Xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ BOD, COD, TSS có trong nước thải.

– Khử Nitrat (NO3) trong nước thải bằng cách đưa về dạng khí Nitơ (N2) và bay lên

03 hoa chat xu ly nuoc thai
Men vi sinh Microbe-Lift IND

Kết hợp cả phương pháp hóa học và sinh học trong cùng một giải pháp xử lý nước thải sẽ giúp mang lại hiệu quả và tối ưu chi cũng như an toàn cho người vận hành, môi trường và hệ sinh thái hơn là chỉ sử dụng hóa chất xử lý nước thải. Tuy nhiên, để có thể kết hợp 2 phương pháp này và áp dụng trong cùng một hệ thống xử lý nước thải cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định về công nghệ, kỹ thuật cũng như sản phẩm sử dụng. Liên hệ ngay Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết hơn.

Tham khảo: 3 dòng vi sinh xử lý nước thải được ưa chuộng nhất

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký