cau tao cua tom the chan trang va men vi sinh tot nhat cho tom

Cấu tạo của tôm thẻ chân trắng và men vi sinh tốt nhất cho tôm

Tôm thẻ chân trắng đang được nuôi rất rộng rãi ở nhiều địa phương trên cả nước. Việc nắm rõ các đặc điểm sinh học cũng như cách nuôi tôm hợp lý là yếu tố quan trọng quyết định một mùa vụ bội thu. Bài viết dưới đây của Biogency sẽ giới thiệu cho bà con cấu tạo của tôm thẻ chân trắng và loại men vi sinh đường ruột tốt nhất cho tôm khi nuôi.

Tôm thẻ chân trắng thuộc phân loài nào?

Tôm thẻ chân trắng hay còn gọi là tôm bạc Thái Bình Dương thuộc phân loài theo thứ tự như sau:

  • Ngành:  Chân khớp (Arthropoda)
  • Lớp: Giáp xác (Crustacea)
  • Bộ: Mười chân (Decapoda)
  • Họ: Tôm he (Penaeidae)
  • Giống: Litopenaeus
  • Loài: Tôm nhiệt đới (Litopenaeus vannamei)

Phân bố của tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài tôm nhiệt đới chủ yếu phân bố ở vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương hoặc xung quanh vùng biển Ecuador. Ngày nay chúng thường được nuôi nhiều ở các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Philippines.

Cấu tạo của tôm thẻ chân trắng

Tổng quan cấu tạo của tôm thẻ chân trắng gồm có hình thái bên ngoài và cơ quan bên trong.

Hình thái bên ngoài

Cấu tạo của tôm thẻ chân trắng phần bên ngoài gồm có: đầu ngực, bụng.

  • Phần đầu ngực (Cephalothorax): phần này có các bộ phận như sau:
  • Chùy: Đây là phần để tôm chống lại với kẻ thù. Phần này có hình răng cưa giống như lưỡi kiếm. Vị trí của chùy nằm trên lưng hoặc ở dưới bụng.
  • Mắt: dạng tổ ong hay còn được gọi là mắt kép.
  • Râu: Cặp râu của tôm thẻ chân trắng có tên là Antennule và Antenna. Chức năng chính của chúng là giữ thăng bằng cho tôm khi di chuyển và làm nhiệm vụ của khứu giác.
  • Chân hàm: có 3 cặp, giúp tôm ăn và bơi lội dễ dàng hơn.
  • Chân ngực: giúp tôm bò nhanh hơn.
  • Đuôi: giúp tôm thẻ chân trắng bật xa, nhảy lên cao hoặc xuống thấp.
  • Phần bụng: Cấu tạo của tôm thẻ chân trắng phần bụng có 7 đốt trong đó 5 đốt đầu chứ các cặp chân dùng để bơi. Đốt thứ 7 kết hợp với cặp chân đuôi thành phần đuôi dài giúp tôm búng nhảy và chuyển động.

Ở những con tôm đực, hai nhánh trong của chân bụng là phần bộ phận sinh dục ngoài của tôm.

cấu tạo của tôm
Hình 1: Cấu tạo của tôm thẻ chân trắng phần ngoài gồm đầu ngực và bụng

Cấu tạo bên trong

Cấu tạo của tôm thẻ chân trắng phần bên trong là cơ quan tiêu hóa. Bao gồm những bộ phận:

  • Dạ dày: Là bộ phận chứa và nghiền nát thức ăn của tôm.
  • Gan tụy: Có màu nâu vàng, giúp tôm hấp thụ và lưu giữ các chất dinh dưỡng.
  • Đường ruột: Đây là bộ phận có thể quan sát dễ dàng bằng mắt thường. Đường ruột nằm bên dưới phần gan tụy và kéo dài thành 1 đường xuống đuôi tôm, giúp tôm tiêu hoá lượng thức ăn đã đưa vào cơ thể.
  • Hậu môn: Phần nằm dưới đường ruột của tôm.

Tham khảo: Bệnh phổ biến ở tôm và cách điều trị

cấu tạo của tôm
Hình 2: Có thể quan sát được đường ruột của tôm thẻ bằng mắt thường

Sử dụng men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM tăng sức đề kháng cho tôm

Trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, bà con nên sử dụng men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM để tăng sức đề kháng và phòng ngừa bệnh về ruột cho tôm. Vì ruột là cơ quan rất quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Nếu tôm bị bệnh về đường ruột sẽ chậm lớn, ăn kém, đề kháng yếu và dễ mắc các bệnh liên quan khác.

Sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift DFM chuyên cung cấp hệ lợi khuẩn cho đường ruột tôm thẻ chân trắng, được ứng dụng trong phòng ngừa bệnh phân trắng và bệnh đường ruột ở tôm.

cấu tạo của tôm
Hình 3: Bà con nên sử dụng men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM để tăng sức đề kháng và phòng ngừa bệnh cho tôm

Công dụng của sản phẩm vi sinh

  • Tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và phân giải thức ăn dễ dàng hơn.
  • Tôm tiêu hóa tốt và hấp thụ được tối đa dưỡng chất.
  • Hệ vi sinh đường ruột được tăng cường, ruột tôm sẽ to, đẹp và đồng đều.
  • Hạn chế được bệnh phân trắng và bệnh về đường ruột của tôm.
  • Giảm hệ số chuyển đổi thức ăn cho tôm thẻ (FCR).
  • Giảm mùi hôi phân tôm đến mức tối đa từ 70 – 80%.
  • Bổ sung cho tôm một lượng lớn vi sinh vật có lợi, ức chế sự phát triển của hại khuẩn.

Hướng dẫn sử dụng men vi sinh

  • Về liều lượng: sử dụng từ 0,5 gram đến 1 gram vi sinh cho khoảng 1kg thức ăn tôm.
  • Cho men vi sinh vào nước sạch, sau đó trộn đều vào thức ăn và tạt cho tôm ăn.
  • Nên cho tôm ăn liên tục suốt vụ nuôi để đạt hiệu quả nuôi cao nhất.
  • Sản phẩm không bao gồm hormone, các chất kháng sinh và độc hại.

Tham khảo: Tăng sức đề kháng cho tôm thẻ chân trắng

Hy vọng những thông tin có ích trên sẽ giúp bà con nắm rõ về cấu tạo của tôm cũng như cách sử dụng men vi sinh Microbe-Lift DFM tăng sức khỏe cho tôm trong mùa vụ nuôi. Liên hệ ngay với Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn các vấn đề liên quan đến tôm và ao nuôi trong mùa vụ và hỗ trợ đặt mua các sản phẩm vi sinh Microbe-Lift. Chúc bà con có một mùa vụ nuôi tôm thành công rực rỡ!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký