Thuốc tím trong nuôi tôm được sử dụng với rất nhiều công dụng như làm trong nước, sát khuẩn,… Để làm rõ cơ chế hoạt động của thuốc tím cũng như những lưu ý khi sử dụng chất này trong ao nuôi, bà con có thể tham khảo ngay nội dung dưới đây của Biogency nhé!
Các nội dung chính
Công dụng của thuốc tím trong nuôi tôm
Để nắm rõ hơn về loại thuốc tím phục vụ cho việc nuôi tôm thì bà con hãy xem ngay những nội dung được chia sẻ dưới đây.
Thuốc tím là gì? Đặc điểm, tính chất
Thuốc tím là một chất rắn vô cơ không mùi, có hình kim màu tím với thành phần chính là KMnO4. Chất này có khả năng tan trong nước và tạo thành dung dịch có màu tím với độ đậm, nhạt tùy thuộc vào tỷ lệ nước và nồng độ thuốc tím. Trong thực tế, thuộc tím được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực như công nghiệp sát khuẩn, y tế, tẩy trùng và thực phẩm.
Thuốc tím được biết đến với những tính chất hóa học đặc trưng như sau:
- Khối lượng phân tử mol: 158.034 g/mol.
- Khối lượng riêng: 2.703 g/cm3.
- Điểm nóng chảy: 240 °C (513 K; 464 °F)
- Độ hòa tan: Phân hủy trong dung môi hữu cơ và Ancol
- Độ hòa tan trong nước: 6.38 g/100ml (20°C) , 25 g/100ml (65°C)
Bên cạnh đó, để phân biệt chất này với những hóa chất tương tự khác, bà con có thể dựa vào những đặc điểm nổi bật sau đây:
- Dễ phát nổ và bốc cháy khi kết hợp cùng các chất hữu cơ khác.
- Là một trong những hóa chất có tính oxi hóa rất mạnh, có thể nhận chất điện tử từ các chất khác, có khả năng oxi hóa cả các chất hữu cơ và vô cơ.
- Phân hủy dễ dàng ở nhiệt độ trên 200°C và có khả năng hòa tan 6,4 gam KMnO4 trong 100g nước.
- Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và đang được bán trên thị trường ở dạng bột hoặc tinh thể tiện dụng.
Những công dụng của thuốc tím trong nuôi tôm
Thực tế, thuốc tím cũng là một trong nhiều loại hóa chất cực kỳ quen thuộc với bà con nuôi tôm. Cụ thể, thuốc tím trong nuôi tôm thường được sử dụng với các công dụng và cơ chế như sau:
- Xử lý các chất lơ lửng trong nước
Trong môi trường axit, thuốc tím sẽ thực hiện các phản ứng dưới đây để làm giảm vật chất hữu cơ trong nước:
MnO4– + 4H+ + 3e– ⇒ MnO2 + 2H2O
MnO4– + 8H–+ + 5e– ⇒ Mn2+ + 4H2O
Ngược lại, khi ở trong môi trường kiềm, MnO4 sẽ tác dụng với nhóm OH– để tạo thành gốc [OH] tự do. Sau đó, gốc [OH] tự do sẽ phản ứng với nhau và tạo thành gốc oxy nguyên tử [O].
2(OH) ⇒ [O] + H2O
Cuối cùng, gốc oxy nguyên tử [O] được tạo thành sẽ oxy hóa vật chất hữu cơ theo phản ứng sau:
CxHyOz + (2x + y/2 – z) [O] ⇒ xCO2 + y/2H2O
- Sát trùng và diệt khuẩn nước
Vì là chất oxy hóa mạnh nên thuốc tím trong nuôi tôm còn được dùng để sát khuẩn, diệt virus, vi khuẩn và tảo. Điều này được thực hiện bằng cách oxy hóa trực tiếp màng tế bào để phá hủy các enzym đặc hiệu giúp thúc đẩy trao đổi chất của tế bào. Tuy nhiên, vì thuốc tím có phổ diệt khuẩn hẹp nên bà con cần dùng thêm Chlorine trong giai đoạn xử lý nước.
- Kết tủa kim loại
Trong nuôi tôm, thuốc tím cũng được dùng phổ biến để oxy hóa kim loại Mn, Fe, cũng như các hợp chất gây mùi và vị của nước. Thực tế, để oxy hóa 1mg Mn và 1mg Fe, bà con cần sử dụng tương ứng là 1,92mg và 0,94mg thuốc tím, trong khoảng 5 – 10 phút.
3Fe2+ + KMnO4 + 7H2O ⇒ 3Fe(OH)3 + MnO2 + K+ + 5H+
3Mn2+ + 2KMnO4 + 2H2O ⇒ 5MnO2 2K+ + 4H+
- Làm trong nước
Thuốc tím trong nuôi tôm cũng thường được bà con sử dụng để làm trong nước. Điều này được thực hiện dựa trên nguyên lý cân bằng điện tích. Trong đó, keo khoáng và các hạt phù sa mang điện tích âm sẽ cân bằng với điện tích dương của Mn2+. Nhờ đó, hạt phù sa và keo khoáng sẽ trở nên trung tính và lắng đọng lại, giúp nước trở nên trong hơn.
Cách sử dụng thuốc tím trong nuôi tôm để mang lại hiệu quả cao
Dưới đây là cách pha thuốc tím và những lưu ý khi sử dụng thuốc trong việc nuôi tôm, bà con hãy xem ngay nhé!
Hướng dẫn pha thuốc tím
Thực tế, liều lượng thuốc tím trong nuôi tôm được sử dụng sẽ phụ thuộc vào lượng vật chất hữu cơ có trong nước. Do đó, để ước lượng đúng hàm lượng thuốc tím cần sử dụng, bà con có thể áp dụng 2 cách sau đây:
- Cách 1: Bà con bắt đầu sử dụng với một lượng thuốc tím là 2mg/l và chờ đợi quá trình xử lý thuốc tím diễn ra trong khoảng 8 – 12 giờ. Sau 12 giờ, nếu nước chuyển từ tím sang hồng thì lượng thuốc tím sử dụng đã đủ và không cần dùng thêm. Ngược lại, nếu nước chuyển sang màu nâu thì bà con cần sử dụng thêm thuốc tím với liều lượng từ 1 – 2mg/l và tiếp tục quan sát quá trình chuyển màu trong 8 – 12 tiếng tiếp theo.
- Cách 2: Bà con lấy một cốc nước cất và cho vào khoảng 1g thuốc tím để tạo thành dung dịch chuẩn. Sau đó, bà con dùng 5 cốc khác và lấy khoảng 1l nước ao/cốc. Tiếp theo, bà con cho vào 5 cốc nước ao lần lượt 2, 4, 6, 8, 10ml dung dịch chuẩn và khuấy đều. Sau 15 phút, bà con sẽ thấy nước ở 1 trong 5 cốc chuyển màu hồng. Bà con lấy số ml dung dịch chuẩn đã thêm vào cốc đó, nhân với 2 để được nồng độ (mg/l) thuốc tím cần dùng.
Những điểm cần chú ý khi sử dụng thuốc tím trong nuôi tôm
Khi sử dụng thuốc tím trong nuôi tôm, để có được hiệu quả tốt nhất, bà con cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Dùng thuốc tím xử lý nước vào đầu và cuối vụ nuôi để tránh MnO2 được tạo ra gây độc cho tôm.
- Thuốc tím dùng để diệt tảo trong ao nuôi sẽ gây thiếu oxy trong ao. Vì thế, bà con cần tăng cường chạy quạt.
- Liều lượng thuốc tím sẽ dựa vào mức độ chất hữu cơ trong nước, thường là 2 – 4 mg/l để diệt khuẩn và từ 50mg/l trở lên để diệt virus.
- Vì thuốc tím có tính oxi hóa mạnh và dễ phân hủy khi ở dạng dung dịch nên bà con cần dùng ngay, không quá 24 giờ sau khi pha. Đặc biệt, bà con không nên để thuốc tím ở nơi có ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao.
- Khi dùng thuốc tím trong nuôi tôm với liều cao (>10 ppm), lượng MnO được tạo thành sẽ rất nhiều và gây ngộ độc tôm cá.
- Không sử dụng thuốc tím với các hợp chất có tính đối kháng như Formaline, cồn, Arsenite, Iodine, Bromide, Phosphorus, Sulfur, Axit Sunfuric, H2O2 và than hoạt tính.
- Theo dõi thật kỹ sức khỏe của tôm cá sau khi xử lý bằng thuốc tím.
- Khoảng cách giữa 2 lần xử lý ít nhất là 4 ngày.
- Việc dùng thuốc sát trùng trước khi thả tôm giống khoảng 3 – 5 ngày để hạn chế mầm bệnh do virus, vi khuẩn trong nước. Trong thời gian này, bà con nên tranh thủ gây màu nước, cấy vi sinh và thả tôm giống ngay khi dư lượng thuốc sát trùng phân hủy và bay hơi hết (thường trước 48 giờ).
- Sử dụng thuốc sát trùng khi có dịch bệnh xung quanh, nước ao bẩn hoặc gần thời điểm thu hoạch.
- Sau khi sát trùng nước, vi khuẩn có hại sẽ nhanh chóng bùng phát trở lại. Vì thế, bà con cần phải cấy vi sinh ngay sau 48 giờ sát khuẩn để vi khuẩn có lợi Bacillus tạo quần thể ưu thế trước và khống chế vi khuẩn gây hại.
Ngoài ra, việc sử dụng chế phẩm vi sinh vật định kỳ ở điều kiện bình thường còn giúp lấn át vi khuẩn có hại trong nước. Trong đó, bà con có thể cân nhắc sử dụng sản phẩm Microbe-Lift AQUA C, để cung cấp 13 chủng vi sinh vật có lợi cho ao nuôi.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ đến bà con những thông tin quan trọng về cách sử dụng thuốc tím trong nuôi tôm cũng như những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc tím. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này hoặc có nhu cầu tìm mua sản phẩm sản phẩm Microbe-Lift AQUA C với 13 chủng vi sinh có lợi cho ao nuôi thì bà còn có thể liên hệ với Biogency qua Hotline 0909 538 514 nhé!
>>> Xem thêm: Nguyên nhân xuất hiện và cách diệt sứa nước trong ao tôm
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh