Là dự báo từ Cục Thuỷ Sản trong Hội thảo tham vấn “Xây dựng mô hình nuôi tôm hiệu quả và phòng bệnh trên tôm nuôi” được tổ chức vào cuối tháng 11/2023. Cụ thể, mức sản xuất tôm toàn cầu tăng trở lại được dự báo là khoảng 4,8%, trong đó tôm sú sẽ được nuôi và phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Sản xuất tôm Việt đối diện nhiều thách thức lớn
Con tôm là ngành hàng rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành thủy sản nước ta. Tuy nhiên sản xuất tôm Việt Nam đã và đang phải đối diện với nhiều thách thức lớn và phức tạp.
Bên ngoài là áp lực cạnh tranh về giá với các quốc gia sản xuất tôm lớn. Tiêu biểu nhất là tôm Ecuador luôn đưa ra mức giá chào bán rất thấp, nếu bán với mức giá đó các hộ nuôi tôm của Việt Nam không có lãi, thậm chí lỗ nhẹ nếu vẫn bán giá thấp để duy trì việc làm cho người lao động.
Bên trong là áp lực về chi phí tôm giống, thức ăn trong quá trình nuôi trồng cao. Và đặc biệt vấn đề nan giải nhất vẫn là dịch bệnh, yếu tố tác động rất lớn đến sự phát triển của ngành tôm nước ta. Nếu không kiểm soát tốt dịch bệnh, sản xuất tôm vẫn khó thoát khỏi vòng luẩn quẩn ở trên.
Tại Hội thảo vừa qua đã thu thập ý kiến đóng góp của 160 đại biểu đến từ khắp cả nước để xây mô hình nuôi tôm hiệu quả, phòng bệnh vi bào tử trùng trên tôm nước lợ được nuôi trong bối cảnh mới; cũng như tìm kiếm các giải pháp khoa học kỹ thuật trong nuôi tôm để giảm giá thành. Điển hình như Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Công ty TNHH Grobest Vietnam đóng góp 2 bài tham luận về các giải pháp phòng, trị bệnh tôm (là vấn đề được quan tâm nhiều hơn cả) gồm: “Bệnh vi bào tử trùng (EHP) trên tôm và biện pháp phòng trị”; “Bệnh EHP và giải pháp nuôi tôm không EHP”.
Hội thảo cũng nhấn mạnh, để đạt được mục tiêu giúp việc sản xuất tôm Việt Nam giành lợi thế cạnh tranh tốt nhất, chắc chắn việc sử dụng việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị tôm nhất định phải tuân theo những quy ước/quy chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó là tích cực phòng ngừa dịch bệnh càng sớm càng tốt.
“Cứu” ngành sản xuất tôm bằng việc giảm phụ thuộc kháng sinh và hoá chất
Để phòng bệnh, giảm thiểu rủi ro mất trắng, sử dụng kháng sinh và hoá chất là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên việc lạm dụng kéo theo nhiều hệ lụy như khiến tôm lờn thuốc, gan chai cứng, teo nhỏ, rối loạn,… chưa kể chi phí cho kháng sinh, thuốc rất cao, chiếm từ ⅓-½ tổng chi phí sản xuất. Và quan trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Để cải thiện tình hình, nhiều địa phương, hộ nuôi tôm đã quan tâm và áp dụng các biện pháp nuôi tôm bền vững, chú trọng môi trường sống, vào sức đề kháng của tôm. Trong điển hình có thể kể tên 3 giải pháp: Nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm siêu thâm canh và nuôi tôm 4.0 kết hợp hầm Biogas.
Có thể điểm qua những lợi ích điển hình của các giải pháp nuôi tôm thân thiện môi trường:
- Giảm chi phí thức ăn: Với các mô hình như nuôi tôm quảng canh cải tiến thì thức ăn cho tôm sẽ được tận dụng từ thức ăn có sẵn trong ao, hay có thể bổ sung thêm các sinh vật phù du
- Tăng chất lượng tôm thành phẩm: Tôm được nuôi với hình thức quảng canh cải tiến thường sẽ có thịt ngon hơn, kích thước và cân nặng tốt hơn. Từ đó giá thành bán ra và lợi nhuận thu về cho bà con cũng cao hơn.
- Giảm nguy cơ bùng dịch bệnh: Nhờ mật độ nuôi thấp và tôm ăn các thức ăn tự nhiên nên tôm thường sẽ khỏe mạnh, ít bệnh hơn các cách nuôi khác.
- Giảm chi phí quản lý: Giải pháp này khá dễ quản lý, không yêu cầu tốn nhiều nhân lực cho việc quản lý và chăm sóc tôm, ít phải trông coi hơn nuôi tôm thâm canh.
- Thân thiện với môi trường: Nuôi tôm theo các giải pháp thân thiện, an toàn với môi trường, góp phần vào việc bảo vệ hệ sinh thái. Khi hệ sinh thái bền vững, bà con sẽ không còn lo lắng nhiều cho mỗi vụ tôm.
Trong các giải pháp nuôi tôm bền vững, không thể thiếu việc bổ sung vi sinh để tạo môi trường giúp tôm phát triển khoẻ mạnh, tăng đề kháng cho tôm. Điều này là mấu chốt giúp bà con hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất, đồng thời tăng năng suất tôm về lâu dài.
Men vi sinh Microbe-Lift là thương hiệu được rất nhiều bà con nuôi tôm tin dùng sử dụng trong những năm gần đây. Sản phẩm do thương hiệu Biogency phân phối với các giải pháp đáp ứng các bất cập điển hình trong nuôi tôm như xử lý môi trường nước, xử lý đáy, khí độc, men tiêu hoá cho đường ruột tôm khỏe mạnh.
Nếu bà con đang tìm hiểu về giải pháp nuôi tôm sạch, thân thiện và góp phần bảo vệ môi trường. Đặc biệt là việc ứng dụng giải pháp sinh học bằng men vi sinh vào quá trình nuôi tôm, bà con có thể liên hệ ngay tới Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn. hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Tài liệu tham khảo: tongcucthuysan.gov.vn
>>> Xem thêm: Nguồn gốc phát sinh và cách kiểm soát NO2 trong ao tôm
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh