Chủ động trang bị kiến thức về các vấn đề thường gặp trong nuôi tôm sẽ giúp bà con có phương án phòng tránh cũng như kịp thời xử lý để giảm thiệt hại cho vụ nuôi. Dưới đây là tổng hợp 20 vấn đề thường gặp khi nuôi tôm bà con có thể tham khảo.
Đất nuôi tôm bị phèn chua, nước ao có độ pH thấp
Đối với ao đất thì tính chất nền đất là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ pH của ao nuôi. Ở những vùng đất phèn, nước ao thường có độ pH thấp và dễ biến động. Khi trời mưa nhiều làm phèn bị rửa trôi trên bờ xuống ao hoặc ngấm từ trong bờ ra, làm xì phèn vào ao, độ pH theo đó sẽ giảm mạnh.
Độ pH biến động lớn sẽ làm tôm bị sốc, yếu và bỏ ăn. Độ pH tác động đến hoạt động ăn, trao đổi chất, FCR, tốc độ tăng trưởng, hệ miễn dịch. Theo đó khi độ pH trong ao quá thấp (< 5.5) khả năng tích trữ khoáng trong cơ thể tôm giảm khiến tôm bị mềm vỏ, nồng độ khí độc H2S tăng cao gây ngộ độc tôm cùng nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng khác.
Tảo sợi
Tảo sợi là nguồn thức ăn cho tôm và sinh vật trong ao, tuy nhiên nếu chúng phát triển quá mức sẽ gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng cho tôm, điển hình là cạnh tranh oxy và sinh khí độc. Tảo sợi phát triển mạnh khi ao dư thừa dinh dưỡng, phát triển mạnh vào mùa đông và đầu mùa xuân, giữa hè thời tiết ấm áp, tảo sợi sẽ liên kết tạo thành các tấm thảm lớn nổi lên bề mặt ao cản trở không khí.
>>> Xem: Cách diệt tảo nhanh, hiệu quả trong nuôi tôm
Nước ao tôm bị đục
Độ đục lý tưởng nhất của ao nuôi tôm dao động từ 30-45 NTU. Độ đục quá cao hay quá thấp đều gây bất lợi cho ao nuôi tôm và làm giảm năng suất ao nuôi. Theo đó ao đục sẽ làm hạn chế sự phát triển của tảo, cản trở quá trình hô hấp của tôm, hạn chế oxy hòa tan.
Mất tảo (mất màu nước)
Ao tôm có màu sắc đạt chuẩn ổn định đóng vai trò quan trọng, nhất là trong giai đoạn ấu trùng, chứng tỏ tảo có lợi, hệ vi sinh vật và vi khuẩn có ích phát triển làm nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.
Căn cứ vào màu nước, người nuôi có thể phán đoán được tỉ lệ sống sót của tôm trong tháng nuôi đầu tiên cũng như tốc độ tăng trưởng của chúng. Từ đó có thể gia giảm lượng thức ăn nuôi tôm phù hợp, đưa ra cách nuôi tôm thông minh và tiết kiệm chi phí vận hành.
Sự biến đổi màu nước ao tôm bất thường hay mất màu là một dấu hiệu đáng cảnh báo, cho thấy các vấn đề về độ kiềm, độ pH hoặc mức độ dinh dưỡng trong ao.
>>> Xem: Ao tôm mất màu nước: Nguyên nhân và giải pháp xử lý tối ưu
Bọt dơ
Bọt dơ trong ao có thể do tảo nở hoa, tảo tàn, tảo sụp,… làm tôm thiếu đi nguồn oxy, tôm bị đóng rong, đen, mang, làm bùng phát khí độc NH3, NO2 trong ao nuôi, gây nguy hại đến sự phát triển của tôm.
Ao nuôi tôm màu nâu, đen
Ao tôm có màu nâu đen chứng tỏ hệ thống thoát nước kém, quản lý môi trường ao không hợp lý, cho ăn quá nhiều, phân nhiều đi kèm mùi hôi tanh, lúc này tỷ lệ phát bệnh của tôm rất cao.
Độ pH thấp, H2S bùng phát
Khi pH thấp rất dễ gây hiện tượng tôm dính chân không lột được ra khỏi vỏ, tôm còi cọc chậm lớn, suy giảm miễn dịch, dễ mắc bệnh. Đặc biệt các loại khí độc NH3, NO2, H2S,…dễ bùng phát và ảnh hưởng cho tôm.
>>> Xem: Các loại khí độc trong ao nuôi tôm và cách khắc phục triệt để
Bùn đen đáy
Bùn đáy ao đen, thối cảnh báo hàm lượng khí độc lớn, nhất là H2S tích tụ cao trong ao. Điều này tạo điều kiện để tảo lam, ký sinh trùng phát triển, làm tăng độc tố trong ao, khiến tôm trong ao bị ngộ độc.
>>> Xem: Xử lý khí độc H2S hiệu quả cho ao tôm
Ao có mùi trứng thối
Có 2 mùi thường gặp trong ao là mùi tanh và mùi tảo, ngoài ra nếu ao có mùi trứng thối chứng tỏ đáy ao tích tụ nhiều khí độc, hàm lượng H2S cao. Tôm tiếp xúc khí H2S trong thời gian dài sẽ bị stress, giảm tiêu thụ thức ăn, dễ chết sau khi lột, chết hàng loạt trong thời gian ngắn.
Amoniac tăng theo nhiệt độ và độ pH trong ao
Hàm lượng Amoniac trong ao tôm tăng lên khi nhiệt độ hoặc pH tăng lên vượt ngưỡng an toàn của tôm. Amoniac là chất độc hình thành từ việc phân huỷ các chất hữu cơ như thức ăn thừa, chất thải tôm, mùn bã hữu cơ,… Khí Amoniac khiến tôm giảm đề kháng, giảm ăn, chậm lớn, dễ mắc bệnh như EMS, đen mang, hoại tử cơ, gan tụy cấp,…
Khí độc Nitrit trong ao nuôi tôm
Ao xuất hiện NO2 có các dấu hiệu như: lột xác không cứng vỏ, tôm chậm lớn, bị tổn thương mang và phù thủng cơ. Điều này chứng tỏ điều kiện môi trường ao xấu, đáy ao dơ, khi hàm lượng NO2 tăng cao sẽ khiến tôm bị ngạt, yếu dễ mắc bệnh và chết khi sốc môi trường.
Tôm giảm ăn, ăn yếu
Có nhiều nguyên nhân khiến tôm giảm ăn như chất lượng thức ăn kém, cho ăn sai, môi trường bất thường (nhiệt độ thay đổi đột ngột, ao nhiễm khí độc, DO thấp) hay nghiêm trọng hơn là tôm bị bệnh do virus, vi khuẩn.
>>> Xem: 4 lý do khiến tôm bỏ ăn, ăn yếu & Cách khắc phục
Mang tôm hồng
Khi mang tôm chuyển từ trắng ngà sang hồng chứng tỏ tôm đang thiếu oxy, bị căng thẳng. Khi tôm thiếu oxy sẽ bỏ ăn, không thể xuống đáy bắt mồi, dần dần xuất hiện hiện tượng dạt bờ, chết rải rác, nhất là vào sáng sớm.
Tôm bị cơ trắng
Cơ trắng bất thường trên tôm cho thấy tôm đang bị căng thẳng hoặc dấu hiệu nhiễm virus do môi trường ao ô nhiễm, sự biến đổi trong quá trình nuôi tôm khiến tôm giảm đề kháng.
Dây phân màu trắng
Tôm đi phân trắng cho thấy tôm bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, kết hợp điều kiện thuận lợi nhóm Vibrio cơ hội tấn công gan tụy, ruột hư hại, gan mất chức năng tiêu hoá, dịch ruột màu trắng, vàng nâu dần chuyển sang giai đoạn phân trắng. Bệnh phân trắng thường gặp từ thời điểm nuôi 50 ngày trở đi, bệnh khó trị dứt điểm khiến tôm chậm lớn, chết hàng loạt, gây thiệt hại nghiêm trọng cho vụ nuôi.
>>> Xem: Tôm bị phân trắng – Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Hội chứng lỏng vỏ (hay LSS)
Tôm bị lỏng vỏ (LSS) là hiện tượng bộ vỏ ngoài tạo thành một lớp bao phủ cơ bụng lỏng lẻo với một khoảng trống ở giữa vỏ và cơ thịt. Hiện tượng này khiến tôm giảm tiêu thụ thức ăn, giảm chất lượng thịt và chết lai rai. Nguyên nhân chính của hiện tượng này được cho là có liên quan đến vi khuẩn Vibrio, chất lượng nước ao kém.
>>> Xem: Hội chứng lỏng vỏ ở tôm thẻ chân trắng – nguyên nhân và cách phòng trị
Tôm chết đột ngột rải rác đến hàng loạt
Khi tôm chết đột ngột có nhiều nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng nước ao kém, tôm nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng,.. Bà con cần xác định rõ nguyên nhân để xử lý đúng cách.
Tôm bị bệnh trong giai đoạn 30 ngày tuổi
Trong giai đoạn mới thả, các yếu tố môi trường như độ pH, độ kiềm, DO,… không được đảm bảo, quản lý thức ăn không tốt khiến ao ô nhiễm sẽ dễ khiến tôm bị stress, vi khuẩn Vibrio tấn công gây bệnh ngay sau 1 tháng nuôi.
Tôm không lột vỏ được và chết
Tôm cần lột xác để phát triển. Khi ao tôm thiếu dinh dưỡng hoặc ô nhiễm, độ mặn cao, mật độ nuôi dày hoặc tảo tàn sẽ cản trở quá trình lột vỏ của tôm. Khi tôm không lột được vỏ, tôm không tăng trưởng, đồng nghĩa tôm chết.
Tảo nở hoa quá mức
Tảo nở hoa là hiện tượng nở hoa của vi tảo, thường xảy ra khi hàm lượng dinh dưỡng trong ao cao, thời tiết thất thường, quá trình phân huỷ mùn bã hữu cơ trong môi trường yếm khí tạo ra các chất dinh dưỡng, tạo điều kiện tảo nở hoa. Hiện tượng này khiến tôm và sinh vật phù du trong ao thiếu hụt oxy, dễ nổi đầu, hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc bệnh.
>>> Xem: Nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng tảo nở hoa trong ao tôm
Trên đây là 20 vấn đề thường gặp trong nuôi tôm, mong rằng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích cho bà con. Nếu quan tâm đến phương pháp nuôi tôm an toàn sinh học, bà con vui lòng liên hệ Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết.
>>> Xem thêm: Ứng dụng của công nghệ sinh học trong nuôi tôm
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh