Khi giá thức ăn tăng cao, việc tìm ra cách giảm chi phí nuôi tôm là một vấn đề quan trọng giúp bà con duy trì và gia tăng lợi nhuận. Vậy làm thế nào để giảm thiểu chi phí nuôi tôm một cách hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây của Biogency sẽ bật mí cho bà con 5 bước đơn giản không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn gia tăng năng suất nuôi trồng.
Các nội dung chính
Bước 1: Lựa chọn tôm giống tốt
Đầu tiên, việc lựa chọn tôm giống đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của một vụ nuôi tôm. Lựa chọn tôm giống chất lượng không chỉ đảm bảo tôm có tỷ lệ sống cao mà còn giúp tôm phát triển nhanh chóng. Điều này giúp bà con có thể thu hoạch sớm hơn, giảm chi phí nuôi tôm và các chi phí khác trong quá trình nuôi trồng.
Cách lựa chọn tôm giống chất lượng
- Chọn tôm giống từ các trại giống uy tín, đảm bảo nguồn gốc và chất lượng.
- Kiểm tra kỹ tình trạng sức khỏe và độ đồng đều của tôm giống trước khi mua.
- Lựa chọn tôm giống có kích cỡ phù hợp với mật độ thả nuôi.
- Tránh mua tôm giống bị stress hoặc có dấu hiệu bệnh tật.
Quản lý tôm giống sau khi mua
- Chuẩn bị ao nuôi và điều kiện môi trường thích hợp trước khi thả tôm giống.
- Áp dụng các biện pháp giảm stress và thích nghi cho tôm giống trong giai đoạn đầu.
- Theo dõi sát sao tình hình phát triển của tôm giống và can thiệp kịp thời nếu cần thiết.
Bước 2: Kiểm soát thức ăn để giảm chi phí nuôi tôm
Bên cạnh việc lựa chọn các giống tôm tốt, việc sử dụng thức ăn cho tôm hiệu quả là rất quan trọng để giúp tôm sinh trưởng và phát triển. Bà con nên lựa chọn thức ăn chất lượng cao, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của tôm trong từng giai đoạn phát triển. Ngoài ra, bà con cần điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với mật độ tôm và nhiệt độ nước để tránh lãng phí và giảm chi phí nuôi tôm.
Một cách hiệu quả để giảm chi phí thức ăn là gây màu nước ban đầu bằng cách bổ sung men vi sinh Microbe-Lift AQUA C. Sản phẩm này giúp thúc đẩy sự phát triển của tảo và vi sinh vật trong ao nuôi, từ đó tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng cho tôm. Điều này không chỉ giúp giảm lượng thức ăn viên cần cho tôm mà còn cải thiện môi trường sống của tôm.
Ngoài ra, bà con nên quản lý tốt việc cho ăn bằng cách:
- Chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều lần trong ngày để tôm tiêu hóa tốt hơn.
- Quan sát tình trạng ăn của tôm và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
- Thường xuyên kiểm tra chất lượng thức ăn và bảo quản đúng cách để tránh hỏng.
Bước 3: Quản lý chất lượng nước nuôi tôm
Một yếu tố khác giúp tôm sinh trưởng và phát triển nhanh chóng chính là đảm bảo chất lượng nước trong ao nuôi tôm. Nuôi tôm trong nước sạch, đảm bảo các QCVN (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) sẽ giúp tôm khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh chóng. Ngược lại, nuôi tôm trong nước bị ô nhiễm có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh cho tôm, làm tôm bị stress, chết hàng loạt, gây tổn thất lớn đến bà con nuôi trồng.
Do đó, việc quản lý và xử lý các chất bẩn, đóng cặn trong nước là vô cùng quan trọng. Để khắc phục vấn đề này bà con có thể áp dụng nhiều cách khác nhau như lọc nước, xây dựng bể,… Trong đó, việc sử dụng các sản phẩm của Microbe-Lift được xem là cách làm nhanh chóng và giảm chi phí nuôi tôm nhất.
- Microbe-Lift AQUA N1: Loại bỏ khí độc như NH3, NO2 và cải thiện chất lượng nước.
- Microbe-Lift AQUA SA: Phân hủy bùn đáy, ngăn ngừa tích tụ chất thải và giảm thiểu nhu cầu thay nước.
- Microbe-Lift AQUA C: Tạo màu nước tự nhiên, cân bằng hệ sinh thái ao nuôi và cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm.
- Xem chi tiết: Men vi sinh Microbe-Lift dùng trong nuôi trồng thủy sản
Bên cạnh đó, bà con cũng nên thường xuyên kiểm tra các thông số quan trọng như pH, oxy hòa tan, ammonia, nitrit và nhiệt độ nước. Ngoài ra, bà con cần chú ý duy trì sự cân bằng hệ sinh thái trong ao nuôi để tránh ô nhiễm và tạo môi trường thuận lợi nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển.
Bước 4: Kiểm soát việc sử dụng thuốc, hóa chất
Tiếp theo, bà con cũng cần lưu ý hạn chế sử dụng thuốc và hóa chất không cần thiết. Việc lạm dụng thuốc, hóa chất không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người mà còn làm tăng đáng kể chi phí nuôi tôm. Bên cạnh đó, bà con chỉ nên sử dụng thuốc, hóa chất trong các trường hợp thực sự cần thiết như khử trùng, khử khuẩn…
Ngoài ra, thay vì dùng thuốc và hóa chất, bà con có thể ưu tiên sử dụng các phương pháp tự nhiên để kiểm soát bệnh tật mà không gây ô nhiễm nguồn nước nuôi tôm. Ví dụ, việc áp dụng hệ sinh thái cân bằng trong ao nuôi, sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện chất lượng nước. Bà con cũng nên thực hiện quản lý chặt chẽ về thức ăn và môi trường sống để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho tôm.
Bước 5: Quản lý thiết bị, vật tư, nhân công
Cuối cùng, bà con cũng nên đầu tư vào thiết bị quản lý nuôi trồng thông minh, tự động. Việc sử dụng thiết bị hiện đại và hiệu quả không chỉ giúp tăng năng suất nuôi tôm mà còn giảm chi phí vận hành và bảo trì. Bà con nên trang bị cho mình các thiết bị như máy lọc nước, hệ thống tuần hoàn nước, hệ thống xử lý nước để cải thiện chất lượng nước và tăng hiệu quả nuôi tôm.
Ngoài ra, để giảm chi phí nuôi tôm, bà con cần quản lý tốt vật tư và nguồn nhân công. Bà con nên lập kế hoạch sử dụng vật tư sao cho hiệu quả, tránh lãng phí và thất thoát. Đồng thời, bà con cũng cần đào tạo và quản lý đội ngũ nhân công một cách chuyên nghiệp để tăng năng suất và giảm chi phí lao động. Việc này sẽ giúp bà con tổ chức công việc một cách hiệu quả, đồng thời giảm thiểu sai sót và tránh lãng phí tài nguyên trong quá trình nuôi tôm.
Trong quá trình nuôi tôm, việc giảm chi phí nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp bà con duy trì và gia tăng lợi nhuận bền vững. Hy vọng qua những thông tin đã được chia sẻ ở trên, bà con có thể áp dụng và tiết kiệm chi phí chăn nuôi cho mình. Nếu bà con cần tư vấn về men vi sinh để cải thiện hiệu suất nuôi tôm thì hãy liên hệ ngay với Biogency qua hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ tư vấn ngay nhé!
>>> Xem thêm: Sử dụng men vi sinh nuôi tôm để tăng hiệu quả kinh tế
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh