Làm gì để tăng hiệu suất hoạt động của bể xử lý nước thải?

Làm gì để tăng hiệu suất hoạt động của bể xử lý nước thải?

Bể xử lý nước thải là bộ phận thiết yếu trong hệ thống xử lý nước thải, bao gồm nhiều loại như bể thu gom, bể điều hòa, bể hiếu khí, bể kỵ khí,…Việc tối ưu hóa hiệu suất của từng bể không chỉ cải thiện hiệu quả toàn hệ thống mà còn đảm bảo nước thải đầu ra đạt chuẩn, góp phần bảo vệ môi trường và duy trì sự an toàn cho hệ sinh thái. Trong bài viết này, Biogency sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách nâng cao hiệu suất hoạt động của chúng nhé! 

Bể thu gom: Vệ sinh, thu gom rác, lắp đặt song chắn rác

Tại bể thu gom cần vệ sinh, thu gom rác, dầu mỡ thường xuyên và lắp đặt song chắn rác loại bỏ các cặn rác có kích thước lớn. Cụ thể:

  • Ngăn chặn chất rắn lớn: Song chắn rác có vai trò như một bộ lọc ban đầu, loại bỏ các chất rắn lớn như rác thải, lá cây, cành cây, và các mảnh vụn khác khỏi nước thải ngay từ đầu vào. Điều này giúp ngăn chặn chúng đi vào các bể xử lý tiếp theo. Bằng cách loại bỏ các chất rắn lớn ngay từ đầu, song chắn rác giúp duy trì dòng chảy liên tục và ổn định, giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn trong hệ thống.
  • Bảo vệ thiết bị: Các chất rắn lớn trong nước thải có thể gây hư hỏng cho các thiết bị như bơm, van và các bộ phận khác trong hệ thống xử lý. Sự hiện diện của các chất rắn này có thể gây mài mòn, tắc nghẽn, và hỏng hóc thiết bị, làm giảm tuổi thọ và tăng chi phí bảo trì.  Vì vậy, song chắn rác giúp bảo vệ các thiết bị này bằng cách ngăn chặn các chất rắn lớn ngay từ đầu, kéo dài tuổi thọ của thiết bị và giảm chi phí bảo trì. Việc duy trì các thiết bị ở trạng thái hoạt động tốt cũng góp phần vào sự ổn định và hiệu quả của toàn bộ hệ thống xử lý nước thải.
Làm gì để tăng hiệu suất hoạt động của bể xử lý nước thải?
Sóng chắn xử lý rác thải được đặt ngay đầu kênh.
  • Cải thiện chất lượng nước thải: Việc loại bỏ rác thải từ giai đoạn đầu giúp cải thiện chất lượng nước thải đầu ra, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt. Khi các chất rắn lớn bị loại bỏ, nước thải sẽ ít bị ô nhiễm hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý tiếp theo như lắng, lọc và xử lý sinh học. Kết quả là, chất lượng nước thải sau xử lý sẽ được nâng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh.
  • Tiết kiệm chi phí: Việc giảm thiểu tắc nghẽn và hư hỏng thiết bị giúp giảm chi phí vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước thải đáng kể. Khi các chất rắn lớn bị loại bỏ ngay từ đầu, hệ thống xử lý sẽ ít gặp phải sự cố, giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động để sửa chữa và bảo trì.

Bể điều hòa: Theo dõi pH, hóa chất, khuấy trộn và thổi khí

Bể điều hòa là một phần không thể thiếu trong hệ thống lọc và xử lý nước thải của các khu công nghiệp. Bởi chúng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lưu lượng nước, giúp ổn định dòng nước thải. Bể điều hòa thường được đặt sau bể thu gom, quá trình vận hành cần theo dõi pH, các hóa chất có thể có như Clorine, Javen,…

Bể điều hòa được hoạt động dựa trên cơ chế khuấy và sục khí liên tục, tránh làm các chất thải không kết tủa được lắng xuống đáy bể. Ngoài ra việc thổi khí thường xuyên với tốc độ 10 – 15 lít/phút.m3 làm ngăn chặn quá trình lên men của chất thải, hạn chế mùi hôi cho bể.

Làm gì để tăng hiệu suất hoạt động của bể xử lý nước thải?
Bể điều hòa trong hệ thống lọc nước thải.

Bể keo tụ tạo bông: Test pH, cân bằng lượng hóa chất

Trong quá trình xử lý nước thải, bể keo tụ tạo bông là một bước quan trọng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng và các hạt nhỏ không thể lắng tự nhiên. Việc bổ sung hóa chất hợp lý ở bể keo tụ tạo bông giúp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải và đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý. Thêm vào đó, cần test pH trước và sau xử lý, cân bằng lượng dùng hóa chất cho phù hợp thực tế.

Phương pháp này thực hiện bằng việc cho một loại hóa chất như keo tụ vào nước với một lượng vừa đủ, khi gặp các chất bẩn sẽ kết tụ, quá trình này thực hiện qua hai giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Keo tụ sẽ sinh ra thủy phân với kết cấu hạt keo gồm vỏ hai lớp. Lớp ngoài mang điện tích dương, lớp nhân bên trong mang điện tích âm. Sự chênh lệch điện này gọi là thế điện Zeta, chênh lệch càng cao thì hạt keo càng bền.
  • Giai đoạn 2: Keo tụ trung hòa với các tạp chất trong nước, tạo nên tình trạng kết dính và tạo ra bông cặn. Từ đó các tạp chất sẽ kết tụ và lắng xuống mặt nước, sau đó được loại bỏ ra khỏi nước thải.

Quá trình keo tụ sử dụng kết hợp rất nhiều loại hóa chất khác nhau như Aluminum chloride (hay còn gọi là muối nhôm), Ferrous chloride (sắt), PAC 31%,… Trong đó PAC là loại hóa chất được sử dụng rộng rãi hơn, vì tính thông dụng cũng như dễ sử dụng của loại hóa chất này.

Làm gì để tăng hiệu suất hoạt động của bể xử lý nước thải?
Bể keo tạo tụ đông hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm.

>>> Xem thêm: Các loại hóa chất keo tụ tạo bông trong xử lý nước thải

Bể sinh học: Kiểm soát điều kiện môi trường và hệ vi sinh

Hiện nay trên thị trường có 3 loại bể xử lý nước thải phổ biến là bể kỵ khí, bể thiếu khí và bể hiếu khí. Mỗi loại bể sẽ có cấu tạo, đặc điểm và nguyên lý vận hành khác nhau, được dùng tùy theo mục đích sử dụng.

Bể xử lý nước thải kỵ khí

Bể kỵ khí là bể xử lý nước thải bằng phương pháp yếm khí. Khi đó các vi sinh vật kỵ khí lấy oxy trong chất hữu cơ và làm giảm nồng độ của nó trong nước thải. Bể kỵ khí được hoạt động trong điều kiện môi trường như sau:

  • Không có oxy: Bể kỵ khí hoạt động trong môi trường hoàn toàn thiếu oxy, điều này rất quan trọng để vi sinh vật kỵ khí phát triển và phân hủy chất hữu cơ.
  • Nhiệt độ ổn định: Để vi sinh vật kỵ khí hoạt động hiệu quả, nhiệt độ cần được duy trì trong khoảng 25-40°C, tối ưu nhất ở 30°C.
  • Độ pH trung tính: Khi độ pH <6.2, các vi khuẩn metan sẽ nhạy cảm và bị ức chế quá trình lên men. Do vậy để tránh axit hữu cơ tích lũy hòa tan trong bể, bạn nên duy trì độ pH ở mức trung tính. Chẳng hạn khi pH ≤ 7.2, NH4+ sẽ chiếm ưu thế. Khi pH > 7.2, NH3 sẽ chiếm ưu thế.
  • Hệ vi sinh: Vi sinh Microbe-Lift được châm thêm vào bể kỵ khí để tăng cường khả năng phân hủy chất hữu cơ và ổn định hệ vi sinh. Sản phẩm này chứa các chủng vi sinh vật kỵ khí mạnh mẽ, giúp nâng cao hiệu suất xử lý nước thải, giảm mùi hôi và ngăn chặn hiện tượng tắc nghẽn do chất rắn lắng đọng. Thường dùng ở bể kỵ khí là men vi sinh kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS.
Làm gì để tăng hiệu suất hoạt động của bể xử lý nước thải?
Men vi sinh xử lý nước thải ở bể kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS.

Bể sinh học thiếu khí

Bể sinh học thiếu khí còn được gọi là bể Anoxic đóng vai trò quan trọng trong chu trình xử lý nước thải theo công nghệ AAO. Bể thiếu khí là một công trình quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải để xử lý chỉ tiêu Nitrat và Photpho.

Nước thải sau khi trải qua quá trình kỵ khí, các thành phần như COD, BOD5 đã được giảm đáng kể nhưng lượng Nitơ và Phốt pho vẫn còn cao nên cần tiếp tục qua quá trình xử lý thiếu khí. Cụ thể bể thiếu khí được hoạt động trong điều kiện môi trường như sau:

  • Điều kiện môi trường: Bể thiếu khí hoạt động trong điều kiện có lượng oxy thấp DO < 0,2 mg/l hoặc không có oxy, nơi các vi sinh vật thiếu khí phân hủy các chất hữu cơ và chuyển hóa nitrat thành khí nitơ qua quá trình khử nitrat. Điều kiện nhiệt độ cần duy trì là từ 20-30°C và pH từ 6.5-8.0.
  • Hệ vi sinh: Chế phẩm vi sinh Microbe-Lift IND được châm thêm vào bể thiếu khí để hỗ trợ quá trình khử nitrat và cải thiện hiệu suất xử lý. Sản phẩm này cung cấp các vi sinh vật thiếu khí chuyên biệt, giúp tăng cường khả năng xử lý của bể và đảm bảo quá trình khử nitrat diễn ra hiệu quả.
Làm gì để tăng hiệu suất hoạt động của bể xử lý nước thải?
Men vi sinh xử lý nước thải ở bể thiếu khí Microbe-Lift IND.

Bể hiếu khí

Bể lọc hiếu khí là sự kết hợp giữa hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính, oxy được bơm liên tục vào bể để bùn giữ trạng thái lơ lửng. Bể hiếu khí là nơi chuyên dùng để xử lý chỉ tiêu Nitơ Amonia – chuyển hóa Nitơ Amonia thành Nitrat thông qua quá trình Nitrat hóa. Để hiệu quả xử lý nước thải đạt cao nhất, bể hiếu khí cần phải đảm bảo các điều kiện về kỹ thuật về điều kiện môi trường như sau:

  • Giàu oxy: Bể hiếu khí hoạt động trong điều kiện có lượng oxy cao, cung cấp bởi hệ thống sục khí liên tục, tạo môi trường lý tưởng cho vi sinh vật hiếu khí phát triển.
  • Sục khí liên tục: Hệ thống sục khí phải hoạt động liên tục để duy trì mức oxy cần thiết cho vi sinh vật.
  • Nhiệt độ: Điều kiện môi trường cần duy trì nhiệt độ từ 15-35°C, pH từ 6.5-8.5, và đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy hòa tan (thường từ 2-4 mg/L).
  • Hệ vi sinh: Chế phẩm vi sinh Microbe-Lift N1 được châm vào bể hiếu khí để tăng cường khả năng chuyển hóa Nitơ của nước thải. Vì Microbe-Lift N1 chứa chủng vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter có khả năng chuyển hóa ammonia thành nitrite và nitrite thành nitrate một cách hiệu quả.
Làm gì để tăng hiệu suất hoạt động của bể xử lý nước thải?
Men vi sinh xử lý nước thải ở bể hiếu khí Microbe-Lift N1.

Việc kiểm soát điều kiện môi trường và hệ vi sinh trong các bể sinh học kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí là yếu tố quyết định đến hiệu quả xử lý nước thải. Sử dụng các chế phẩm vi sinh như Microbe-Lift BIOGAS, Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1 giúp tối ưu hóa quá trình xử lý, đảm bảo môi trường xử lý ổn định và chất lượng nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn.

Bể khử trùng: Cân bằng liều lượng hóa chất

Trong hệ thống xử lý nước thải, bể khử trùng đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các vi sinh vật gây hại trước khi nước thải được thải ra môi trường. Để đạt hiệu quả khử trùng tối ưu, việc cân bằng liều lượng hóa chất tại bể khử trùng là rất quan trọng.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hóa chất có thể được dùng trong việc khử trùng nước thải, mỗi loại hóa chất được điều chế để thích hợp với từng mục đích khác nhau. Tuy nhiên được ưu tiên nhất chính là Clorin 70, theo TCVN 7959-BXD khi sử dụng hóa chất này cần đảm bảo theo hàm lượng như sau:

  • Đối với nước thải sau quá trình xử lý cơ học: Clo hoạt tính quy định là 10 g/m3 = 10 mg/l = 10 ppm = 10–3 %.
  • Đối với nước thải đã xử lý sinh học hoàn toàn: Clo hoạt tính quy định là 3 g/m3 = 3 mg/l = 3 ppm = 3×10–4 %.
  • Đối với nước thải chưa xử lý sinh học hoàn toàn: Clo hoạt tính quy định là 5 g/m3 = 5 mg/l = 5 ppm = 5×10–4 %.

Để pha Clorin 70 chuẩn, bạn có thể áp dụng theo công thức sau đây để xác định được lượng hóa chất cần thiết sử dụng:

[m = (C1xV1/C2) x 1000]

Trong đó:

  • m: Lượng hóa chất cần dùng để pha (g).
  • C1: Nồng độ dung dịch Clo cần pha (%).
  • V1: Thể tích dung dịch cần pha (L).
  • C2: Nồng độ hộp chất chứa Clo ban đầu (Cloramin B 25%, Clorin 70%, Clorin 90%…).

Trong bối cảnh môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, việc sử dụng bể xử lý nước thải trở thành yếu tố vô cùng quan trọng. Không chỉ giúp bảo vệ nguồn nước sạch mà còn góp phần vào việc giữ gìn và bảo vệ môi trường sống cho các thế hệ tương lai. Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các chế phẩm vi sinh trong quá trình xử lý nước thải thì hãy liên hệ ngay hotline 0909 538 514 của Biogency để được hỗ trợ một cách nhanh nhất nhé!

>>> Xem thêm: Các loại bể xử lý nước thải và công dụng của chúng

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký