Axit amin là thành phần dinh dưỡng rất cần thiết trong nuôi trồng thuỷ sản nói chung. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về axit amin trong nuôi trồng thủy sản, vai trò cũng như các nguồn bổ sung chủ yếu hiện nay.
Axit amin trong nuôi trồng thủy sản là gì?
Axit amin là thành phần quan trọng cấu tạo nên các protein khác nhau, ngoài việc nằm trong các phân tử protein ra thì các acid amin còn tồn tại ở dưới dạng đơn chất tự do và đảm nhận nhiều vai trò khác nữa.
Trong nuôi trồng thuỷ sản, thường sử dụng các loại axit amin cần thiết và quan trọng phục vụ cho hoạt động sống cũng như chuyển hóa trong cơ thể của tôm, cá,… Bổ sung đầy đủ protein nói chung và acid amin nói riêng là việc không thể thiếu giúp các loài thuỷ sản sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao về thực phẩm.
Vai trò của Axit amin trong nuôi trồng thủy sản
Nếu nhu cầu dinh dưỡng cao nhất của các loài động vật trên cạn là các chất đường bột, thì với các loài động vật dưới nước hay thủy sản nhu cầu về protein, chất đạm thường cao hơn rất nhiều. Theo ước tính, nhu cầu bổ sung protein hay acid amin của các loài cá thường dao động trong khoảng 25 – 55% nhu cầu về dinh dưỡng, các loài giáp xác (tôm, cua, ghẹ…) là khoảng 30 – 60%.
Các loài thủy sản không những có nhu cầu bổ sung axit amin để cấu thành nên các protein phục vụ cho các quá trình sinh trưởng phát triển, mà chúng còn dùng protein hay axit amin làm nguồn bổ sung năng lượng phục vụ, duy trì cho các hoạt động sống, chức năng tối thiểu để cơ thể tồn tại. Do đó, nếu nguồn thức ăn của chúng không có protein thì cơ thể sẽ bị giảm khối lượng cũng như hoạt động sống sẽ yếu ớt.
Mặc dù đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên nếu bổ sung dư thừa axit amin/protein cho thủy sản sẽ dẫn đến những hệ quả không tốt. Bởi cơ thể thuỷ sản không dùng axit amin dư thừa để tổng hợp protein nữa mà dùng để chuyển hóa năng lượng hoặc thải ra ngoài. Hơn nữa, việc thức ăn dư thừa protein còn khiến cho thủy sản phải tiêu tốn nhiều năng lượng để tiêu hóa và tự đó sự sinh trưởng có thể bị giảm xuống.
Axit amin bổ sung cho thủy sản bao gồm những loại nào?
Hiện nay có 3 nguồn bổ sung axit amin cho thủy sản chính, đó là:
Bột cá
Bột cá được làm từ một số loài cá như: các trích, cá mòi, cá cơm… có hàm lượng protein dao động từ 45% đến 80%, cung cấp một loạt các axit amin cần thiết cho sự phát triển của các loài thủy sản.
Trong nuôi trồng thuỷ sản thường sử dụng bột cá nhạt với độ mặn dưới 5% và hàm lượng protein trên 50%. Chất lượng của bột cá sẽ chịu ảnh hưởng chủ yếu về loài, độ tươi của nguyên liệu, phương thức chế biến và cách bảo quản.
Tuy nhiên, hiện nay ngành công nghiệp khai thác cá đang đối mặt với tình trạng suy giảm nghiêm trọng trữ lượng các loài cá nhỏ trong môi trường tự nhiên. Điều này khiến chất lượng bột cá trên thị trường ngày càng giảm và không thân thiện với môi trường (vì chúng cung cấp nguồn Protein thô cao mà tôm không thể tiêu hóa), về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm.
Protein động vật
Khi bột cá ngày càng khan hiếm, giá thành cao thì các nguồn đạm động vật từ phụ phẩm động vật như bột đầu tôm, bột huyết, bột mực, bột nhuyễn thể, bột xương, bột phế phẩm gia cầm… sẽ là lựa chọn thay thế sử dụng trong thức ăn cho thủy sản.
Protein thực vật
Để giảm giá thành thức ăn, protein từ thực vật làm từ các loại hạt có hàm lượng protein cao như đậu phộng, đậu nành, hạt bông vải,… được kết hợp sử dụng nhằm cung cấp chất đạm cho thuỷ sản. Nguồn thức ăn từ loại này sẽ có ưu điểm là giá thành rẻ hơn tuy nhiên vấn đề lại là: độ tiêu hóa thấp, có thể lẫn tạp chất hay độc tố, không đầy đủ các loại acid amin cần thiết cho thủy sản.
Nhu cầu sử dụng protein phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu dùng làm thức ăn, tỷ lệ protein và năng lượng, các loại acid amin trong thành phần, khả năng tiêu hóa protein, các giai đoạn trong vòng đời và một số yếu tố bên ngoài như môi trường, nhiệt độ, ánh sáng, độ mặn, độ pH, hàm lượng oxy hòa tan trong nước…
Chính vì vậy, bên cạnh chất lượng thức ăn, nguồn đạm sử dụng, bà con cũng cần chú ý đến môi trường ao nuôi, có thể bổ sung thêm men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM để tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hoá của thuỷ sản, từ đó tăng khả năng hấp thụ các loại axit amin.
Trên đây là những chia sẻ về nguồn dinh dưỡng axit amin trong nuôi trồng thuỷ sản. Bà con cần tư vấn thêm về men vi sinh đường ruột, vui lòng liên hệ Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Hàm lượng Protein và Axit Amin trong thức ăn cho tôm
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh